CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT
2.5. Các nhân tố ảnh hưởng đến kiểm soát rủi ro trong công tác quản lý thuế nhập khẩu
2.5.1. Yếu tố về môi trường
Do yêu cầu ngày càng cao của việc cải cách, hiện đại hoá hải quan với mục tiêu cân bằng giữa hai yếu tố là yêu cầu kiểm soát và tạo thuận lợi cho thương mại.
Theo đo, các tổ chức quốc tế như Tổ chức thương mại Thế giới (WTO), Tổ chức Hải quan Thế giới (WCO) đang hỗ trợ, khuyến khích các quốc gia đơn giản hóa, minh bạch hóa, hài hòa thủ tục hải quan để thương mại quốc tế có điều kiện giao lưu, phát triển thuận lợi hơn.
Ở Việt Nam, các cam kết đa phương và song phương mà Việt Nam đã ký kết và tham gia ngày càng thông thoáng, thuận lợi tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh, thúc đẩy kinh tế trong nước phát triển.
Ngoài những mặt tích cực mà các sân chơi quốc tế mang lại thì còn tiểm ẩn rất nhiều rủi ro như các tổ chức làm ăn phi pháp và khủng bố có xu hướng lợi dụng thương mại tự do để phá hoại hòa bình và buôn lậu, ma túy, vũ khí… tràn lan. Để đối phó với các tổ chức này, Hải quan phải được tăng cường không chỉ về phương tiện, quyền lực mà cả trình độ cùng phương thức quản lý hiện đại làm sao để cân bằng được hai yêu cầu kiểm soát và tạo thuận lợi cho thương mại đảm bảo an ninh quốc gia.
2.5.2. Các yếu tố thuộc về Chính sách
Các chính sách thúc đẩy hoạt động xuất nhập khẩu, các cam kết thực hiện lộ trình cắt giảm thuế quan hay chính sách bảo hộ hàng hóa trong nước sẽ ảnh hưởng đến kiểm soát rủi ro trong công tác quản lý thuế nhập khẩu hàng hóa.
Hiệu lực của các cam kết đa phương, song phương và lộ trình hiện đại hóa, cắt giảm thủ tục hành chính trong lĩnh vực hải quan đã tạo điều kiện thông thoáng, thúc đầy hoạt động xuât nhập khẩu phát triển, tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh, khuyến khích cộng đồng doanh nghiệp tuân thủ pháp luật về hải quan, pháp luật về thuế.
Chính sách của Nhà nước nhằm định hướng hoạt động nhập khẩu hàng hóa phục vụ lợi ích quốc gia. Cơ quan hải quan làm nhiệm vụ kiểm soát nhập khẩu, quá cảnh để ngăn ngừa các hành vi: vận chuyển ma túy, chất nổ, vũ khí trái phép; buôn lậu hàng vi phạm sở hữu trí tuệ, hàng giả, hàng kém phẩm chất..., góp phần giữ
vững an ninh quốc gia, tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh, thúc đẩy kinh tế trong nước phát triển.
Hiệu quả của Chính sách quản lý của Nhà nước trong lĩnh vực hải quan ở mức cao sẽ tạo môi trường xuất nhập khẩu phát triển lành mạnh. Ngược lại, Nhà nước nếu không quản lý hoạt động xuất nhập khẩu một cách nghiêm minh, chặt chẽ sẽ tạo điều kiện cho gian lận thương mại, gian lận thuế, gian lận pháp luật hải quan phát triển mạnh mẽ đến mức làm hiệu quả công tác kiểm soát rủi ro bị vô hiệu hóa.
Một khi thuế nhập khẩu cao, hàng hóa nhập khẩu phải gánh thêm một khoản chi phí khá lớn làm tăng giá bán, dẫn đến hạn chế sức cạnh tranh và làm giảm quy mô tiêu thụ trong nước. Ngoài ra, một số quốc gia còn sử dụng thủ tục hải quan như một công cụ làm giảm động lực nhập khẩu hàng hoá. Một khi gian lận thương mại, gian lận thuế tràn lan, bất tuân pháp luật thì rủi ro là không thể kiểm soát.
2.5.3. Các yếu tố về quy trình kiểm soát rủi ro
- Việc áp dụng kiểm soát rủi ro đã đạt được hiệu quả trong việc quản lý thuế thuế tương đối chính xác. Điều này giúp loại bỏ việc kiểm tra thuế tràn lan đới với hàng hóa xuất nhập khẩu trong quá trình làm thủ tục hải quan, giảm đáng kể tỷ lệ kiểm tra, giảm chi phí và công sức.
- Việc áp dụng quản lý rủi ro trong quy trình thủ tục hải quan điện tử tạo điều kiện thuận lợi cho lãnh đạo chi cục trong việc quản lý, xử lý dữ liệu xuất nhập khẩu, dữ liệu thuế.
- Việc áp dụng quản lý rủi trong công tác quản lý thuế góp phần nâng cao tính tự giác chấp hành pháp luật trong hoạt động xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp, đồng thời nâng cao ý thức tuân thủ của cộng đồng doanh nghiệp.
Do đó, việc xây dựng một quy trình kiểm soát rủi ro trong công tác quản lý thuế thuế rất quan trọng. Nội dung quy trình phải chính thức hóa việc áp dụng quản trị rủi ro trong hoạt động nghiệp vụ hải quan cũng như thể hiện được nội dung, cách thức thực hiện quản trị rủi ro trong quản lý thuế nhập khẩu của ngành Hải quan. Bộ tiêu chí quản lý rủi ro phải được cập nhập đầy đủ, rõ ràng, minh bạch cho cả cơ quan hải quan và cả cộng đồng doanh nghiệp.
2.5.4. Các yếu tố về cơ quan thực thi chính sách
- Chất lượng nguồn nhân lực: Công chức hải quan có trình độ chuyên môn nghiệp vụ tốt, sử dụng thành thạo nghiệp vụ hải quan, thái độ phục vụ chuẩn mực,
công tâm tận tụy với công việc; được bố trí phù hợp với trình độ chuyên môn. Cán bộ phụ trách chuyên môn về kiểm soát, quản lý rủi ro về thuế được đào tào, tập huấn theo hướng chuyên sâu, chuyên trách sẽ là một trong nhũng yếu tố tác động đến chất lượng kiểm soát rủi ro trong công tác quản lý thuế nhập khẩu tại đơn vị.
- Cơ sở vật chất kỹ thuật: Ngoài con người thì công nghệ thông tin là một trong những yếu tố quan trọng quyết định hiệu quả trong việc xây dựng, vận hành và kiểm soát rủi ro trong công tác quản lý thuế nhập khẩu. Quản lý rủi ro được ứng dụng hệ thống công nghệ thông tin để thu thập, cập nhật, phân tích và xử lý thông tin thông qua các quy định của pháp luật và hệ thống lập trình các tiêu chí rủi ro để hệ thống tự xử lý mức độ tuân thủ pháp luật của doanh nghiệp để đưa ra các cảnh báo và biện pháp quản lý tương ứng. Vì vậy hệ thống công nghệ thông tin máy tính, đường truyền là một trong những thiết bị không thể thiếu trong công tắc kiểm soát rủi ro, là công cụ giúp công chức hải quan thực hiện phương pháp kiểm soát rủi ro đối với hàng hóa nhập khẩu. Tốc độ xử ký và chất lượng hoạt động kiểm soát rủi ro phụ thuộc vào cơ sở vật chất, trang thiết bị công nghệ thông tin.
2.5.5. Các yếu tố liên quan đến đối tượng nộp thuế
Việc áp dụng quản lý tuân thủ đối với doanh nghiệp xuất nhập khẩu, dựa trên nền tảng quản lý rủi ro được Tổng cục Hải quan thực hiện đã mang lại lợi ích cho doanh nghiệp.
Doanh nghiệp có mức độ tuân thủ pháp luật cao sẽ tạo điều kiện cho công tác quản lý của cơ quan hải quan. Ngược lại, nếu tỷ lệ chấp hành tốt pháp luật của cộng đồng doanh nghiệp thấp, đạo đức kinh doanh không được xem trọng, tất cả vì lợi nhuận thương mại, lợi dụng kẻ hở của pháp luật để gian lận thương mại, trốn thuế sẽ gây khó khăn cho hoạt động kiểm soát rủi ro trong công tác quản lý thuế, đặc biệt là khi áp dụng công tác QLRR để sàng lọc doanh nghiệp, đưa ra biện pháp quản lý phải đảm bảo được 2 yêu cầu vừa tạo thuận lợi thương mại vừa kịp thời ngăn chặn các hành vi buôn lậu, gian lận thương mại, trốn thuế.
Trước sự gia tăng về mặt số lượng cũng như quy mô của doanh nghiệp có hoạt động xuất nhập khẩu, với nhiều mặt hàng đa dạng, phong phú là một thách thức lớn đối với công tác kiểm soát rủi ro trong ngành hải quan nói chung và công tác quản lý thuế nói riêng. Do đó, yếu tố tự kê khai, tự nộp thuế, tự chấp hành tốt
pháp luật hải quan, pháp luật về thuế của cộng đồng doanh nghiệp là một trong những yếu tố giúp hoạt động kiểm soát của ngành hải quan đạt hiệu quả.
2.5.6. Công tác kiểm tra, xử lý vi phạm về thuế
Việc kiểm tra và xử lý vi phạm về thuế có vai trò quan trọng trong hoạt động kiểm soát rủi ro trong công tác quản lý thuế đối với hàng hóa xuất nhập khẩu.
Theo Jackson & Jaouen (1989) cho rằng trong hệ thống tự khai tự nộp thì kiểm tra thuế đóng vai trò quan trọng. Tỷ lệ kiểm tra và tính triệt để của cuộc kiểm tra sẽ khuyến khích người nộp thuế thận trọng hơn trong việc hoàn thành tờ khai thuế, báo cáo toàn bộ thu nhập, khai báo đúng các khoản giảm trừ để xác định nghĩa vụ thuế của họ. Ngược lại, người nộp thuế chưa từng bị kiểm tra thuế có thể lại tiếp tục khai báo thấp thu nhập thực tế hoặc kê khai sai các khoản khấu trừ.
Kết quả nghiên cứu của Andreoni & cộng sự (1998) cho thấy kinh nghiệm từ những lần bị kiểm tra trước và việc vẫn tiếp tục bị quản lý từ phía cơ quan thuế đối với hoạt động của họ có tác dụng gia tăng sự chấp hành thuế.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2
Chương 2 đã trình bày cơ sở lý thuyết về quản lý rủi ro, thuế nhập khẩu, quản lý thuế nhập khẩu. Từ đó, tổng hợp lại một số yếu tố tác động đến kiểm soát rủi ro trong công tác quản lý gồm: Yếu tố môi trường; Yếu tố liên quan đến chính sách thuế; Yếu tố thuộc về đối tượng nộp thuế; Yếu tố thuộc về cơ quan thực thi chính sách thuế; Yếu tố liên quan đến quy trình thủ tục thuế, quy trình quản lý rủi ro; Yếu tố kiểm soát, phòng ngừa gian lận thuế. Những yếu tố này được sử dụng làm cơ sở để hình thành mô hình nghiên cứu ở chương 3.