Phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu Các nhân tố ảnh hưởng đến kiểm soát rủi ro trong công tác quản lý thuế nhập khẩu tại Cục Hải quan tỉnh Đồng Nai: luận văn thạc sĩ (Trang 37 - 42)

CHƯƠNG 3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.2. Phương pháp nghiên cứu

Quy trình nghiên cứu tiến hành qua 5 bước chính gồm: (1) Xây dựng và hiệu chỉnh thang đo; (2) Thu thập dữ liệu; (3) Đánh giá thang đo; (4) Kiểm định mô hình; (5) Đề xuất giải pháp. Quy trình nghiên cứu như sơ đồ 3.2.

(Nguồn: Tổng hợp nghiên cứu có liên quan) Sơ đồ 3.2. Quy trình nghiên cứu của đề tài

Quá trình nghiên cứu tiến hành qua 2 giai đoạn: nghiên cứu sơ bộ và nghiên cứu chính thức:

- Nghiên cứu sơ bộ được thực hiện bằng phương pháp định tính thông qua phương pháp chuyên gia và khảo sát thử. Bước này nhằm khám phá, điều chỉnh và

Xây dựng và hiệu chỉnh thang đo

Thu thập dữ liệu

Đánh giá thang đo

Đề xuất giải pháp QUY TRÌNH NGHIÊN

CỨU

Kiểm định mô hình

Cơ sở lý thuyết và các nghiên cứu

Phỏng vấn và bảng câu hỏi

Phân tích hệ số Cronbach’s Alpha

Phân tích nhân tố khám phá EFA

bổ sung các biến quan sát dùng để đo lường các khái niệm nghiên cứu.

Ý kiến các chuyên gia gồm: cán bộ ở vị trí cấp quản lý trong Cục Hải quan tỉnh Đồng Nai là cơ sở hỗ trợ cho việc thiết kế bảng câu hỏi dùng cho nghiên cứu định lượng; khám phá, bổ sung mô hình thang đo các nhân tố ảnh hưởng đến kiểm soát rủi ro trong công tác quản lý thuế nhập khẩu.

- Nghiên cứu chính thức: Được thực hiện bằng phương pháp nghiên cứu định lượng thông qua việc gửi câu hỏi trực tiếp đến doanh nghiệp và công chức hải quan.

Nội dung khảo sát chính bao gồm các nội dung đánh giá mức độ ảnh hưởng của các nhân tố ảnh hưởng đến kiểm soát rủi ro trong công tác quản lý thuế nhập khẩu.

Bước này sử dụng công cụ SPSS 20.0 để phân tích, đánh giá, đưa ra kết luận về mô hình được kiểm định.

3.2.2. Xây dựng thang đo

Các thang đo được sử dụng trong đề tài: thang đo các yếu tố ảnh hưởng;

thang đo mức độ kiểm soát rủi ro trong công tác quản lý thuế nhập khẩu.

3.2.2.1. Thang đo các yếu tố ảnh hưởng

Thang đo ban đầu (thang đo 1) về các yếu tố ảnh hưởng đến kiểm soát rủi ro trong công tác quản lý thuế nhập khẩu được xây dựng dựa trên cơ sở lý thuyết kết hợp với các nội dung quy định của Luật Quản lý thuế, Luật Hải quan, các văn bản dưới Luật, các quy định của ngành Hải quan Việt Nam cùng với vốn kinh nghiệm công tác trong ngành hải quan thời gian qua, tác giả quan sát, ghi nhận, thảo luận với các chuyên gia. Từ đó, phiếu thu thập thông tin được xây dựng sơ bộ. Thang đo 1 về các yếu tố ảnh hưởng đến kiểm soát rủi ro trong công tác quản lý thuế nhập khẩu được xác định theo bảng 3.1.

Bảng 3.1: Thang đo 1 về các yếu tố ảnh hưởng đến kiểm soát rủi ro trong công tác quản lý thuế nhập khẩu

Thang đo Ký hiệu

1. Yếu tố môi trường

Môi trường kinh tế MT1

Quá trình hội nhập kinh tế quốc tế MT2

Thực hiện các cam kết cắt giảm thuế quan MT3

Tăng trưởng kinh tế của Việt Nam MT4

Sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật MT5

2. Công cụ điều tiết quốc gia

Danh mục hàng hóa, đối tượng chịu thuế CC1

Quy định về thuế suất nhập khẩu CC2

Quy định về miễn giảm, hoàn thuế CC3

Công tác tập huấn, tuyên truyền về thuế CC4

Quá trình thực thi pháp luật về thuế CC5

Các quy định về xử lý vi phạm hành chính/hình sự đối với vi

phạm thuế CC6

3. Quy trình quản lý rủi ro

Quy trình quản lý rủi ro tập trung, thống nhất QT1 Quy trình được xây dựng đầy đủ các bước thực hiện, phân

định trách nhiệm từng khâu QT2

Bộ tiêu chí kiểm soát rủi ro đầy đủ, rõ ràng, minh bạch. QT3 Quá trình thu thập, phân tích và xử lý dữ liệu rủi ro chính xác,

thống nhất QT4

4. Cơ quan thực thi chính sách

Thái độ khi tiếp xúc CQ1

Công tâm khi thực thi công vụ CQ2

Nhanh chóng giải quyết công việc CQ3

Am hiểu về chuyên môn nghiệp vụ CQ4

Xem doanh nghiệp và đối tác hợp tác CQ5

Ứng dụng CNTT, trang thiết bị phục vụ công việc CQ6 5. Đối tượng nộp thuế nhập khẩu

Am hiểu về quy trình, thủ tục hải quan DN1 Tuân thủ các quy định, chính sách pháp luật về thuế DN2

Thái độ hợp tác với cơ quan hải quan DN3

Chấp hành các quyết định về thuế DN4

6. Kiểm tra, xử lý vi phạm về thuế

Kiểm soát kê khai thuế QL1

Thanh tra, kiểm tra sau thông quan về thuế QL2

Xử lý vi phạm về thuế QL3

Phối hợp với các cơ quan khác trong công tác phòng chống

gian lận về thuế QL4

7. Đánh giá chung

Mức độ tuân thủ của doanh trong lĩnh vực thuế nhập khẩu

ngày càng cao DG1

Kiểm soát chặt chẽ các rủi ro làm giảm thiểu thất thu thuế

nhập khẩu tại Cục Hải quan Đồng Nai DG2

Kiểm soát chặt chẽ các rủi ro tạo thuận lợi cho hoạt động xuất

nhập khẩu DG3

(Nguồn: Tổng hợp nghiên cứu có liên quan)

Sau khi xác định thang đo, tiến hành khảo sát thử với 10 mẫu. Đối tượng khảo sát thử là các chuyên gia. Quá trình thu thập thông tin khảo sát thử được thực hiện bằng phương pháp phỏng vấn trực tiếp các đối tượng khảo sát. Thái độ nhận thức và đánh giá của người được khảo sát được xây dựng trên thang đo khoảng (Interval scale) Likert 1-> 5 tương ứng với 5 bậc: Ảnh hưởng rất thấp, ảnh hưởng thấp, bình thường, ảnh hưởng cao và rất ảnh hưởng rất cao.

3.2.2.2. Thang đo kiểm soát rủi ro trong công tác quản lý thuế NK Thang đo yếu tố kiểm soát rủi ro trong công tác quản lý thuế nhập khẩu tham khảo ý kiến chuyên gia gồm 3 biến quan sát như sau: (1) Mức độ tuân thủ của DN đối với quy trình kiểm soát rủi ro trong công tác quản lý thuế nhập khẩu; (2) Hiệu quả kiểm soát rủi ro trong công tác quản lý thuế nhập; (3) Hiệu quả hệ thống chính sách, pháp luật liên quan đến quản lý thuế nhập khẩu.

3.2.3. Điều chỉnh thang đo

Sau khi khảo sát thử, loại bỏ yếu tố các quy định về xử lý vi phạm hành chính/hình sự đối với vi phạm thuế - PL6, các thang đo được cập nhật vào bảng 3.2:

Bảng 3.2: Thang đo 2 về các yếu tố ảnh hưởng đến kiểm soát rủi ro trong công tác quản lý thuế nhập khẩu

Thang đo Ký hiệu

1. Yếu tố môi trường

Môi trường kinh tế MT1

Quá trình hội nhập kinh tế quốc tế MT2

Thực hiện các cam kết cắt giảm thuế quan MT3

Tăng trưởng kinh tế của Việt Nam MT4

Sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật MT5

2. Công cụ điều tiết quốc gia

Danh mục hàng hóa, đối tượng chịu thuế CC1

Quy định về thuế suất nhập khẩu CC2

Quy định về miễn giảm, hoàn thuế CC3

Công tác tập huấn, tuyên truyền về thuế CC4

Quá trình thực thi pháp luật về thuế CC5

3. Quy trình quản lý rủi ro

Quy trình quản lý rủi ro tập trung, thống nhất QT1 Quy trình được xây dựng đầy đủ các bước thực hiện, phân

định trách nhiệm từng khâu QT2

Bộ tiêu chí kiểm soát rủi ro đầy đủ, rõ ràng, minh bạch. QT3 Quá trình thu thập, phân tích và xử lý dữ liệu rủi ro chính xác,

thống nhất QT4

4. Cơ quan thực thi chính sách

Thái độ khi tiếp xúc CQ1

Công tâm khi thực thi công vụ CQ2

Nhanh chóng giải quyết công việc CQ3

Am hiểu về chuyên môn nghiệp vụ CQ4

Xem doanh nghiệp và đối tác hợp tác CQ5

Ứng dụng công nghệ thông tin, trang thiết bị phục vụ công

việc CQ6

5. Đối tượng nộp thuế nhập khẩu

Am hiểu về quy trình, thủ tục hải quan DN1

Tuân thủ các quy định, chính sách pháp luật về thuế DN2

Thái độ hợp tác với cơ quan hải quan DN3

Chấp hành các quyết định về thuế DN4

6. Kiểm tra, xử lý vi phạm về thuế DN5

Kiểm soát kê khai thuế QL1

Thanh tra, kiểm tra sau thông quan về thuế QL2

Xử lý vi phạm về thuế QL3

Phối hợp với các cơ quan khác trong công tác phòng chống

gian lận về thuế QL4

7. Đánh giá chung

Mức độ tuân thủ của doanh trong lĩnh vực thuế nhập khẩu

ngày càng cao DG1

Kiểm soát chặt chẽ các rủi ro làm giảm thiểu thất thu thuế

nhập khẩu tại Cục Hải quan Đồng Nai DG2

Kiểm soát chặt chẽ các rủi ro tạo thuận lợi cho hoạt động xuất

nhập khẩu DG3

Một phần của tài liệu Các nhân tố ảnh hưởng đến kiểm soát rủi ro trong công tác quản lý thuế nhập khẩu tại Cục Hải quan tỉnh Đồng Nai: luận văn thạc sĩ (Trang 37 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)