Hạn chế của đề tài

Một phần của tài liệu Các nhân tố ảnh hưởng đến kiểm soát rủi ro trong công tác quản lý thuế nhập khẩu tại Cục Hải quan tỉnh Đồng Nai: luận văn thạc sĩ (Trang 82 - 88)

Hạn chế của đề tài cũng là những giới hạn trong phạm vi nghiên cứu. Nghiên cứu đã sử dụng kỹ thuật chọn mẫu phi xác suất, lấy mẫu thuận tiện, cỡ mẫu khảo sát của đề tài chưa lớn; cỡ mẫu hợp lệ n = 205 nên chưa mang tính đại diện cao. Mặc dù đã tuân thủ theo quy trình nghiên cứu logic, chặt chẽ và khoa học, tuy nhiên các chính sách được kiến nghị trong nghiên cứu chủ yếu dựa trên cơ sở định tính, chưa

định lượng về chi phí và lợi ích của các bên liên quan khi chính sách được áp dụng.

Trong quá trình nghiên cứu, tác giả nhận thấy các nghiên cứu tiếp theo cần mở rộng đến hoạt động xuất nhập khẩu và nghiên cứu mở rộng đối tượng nghiên cứu, mở rộng quy mô mẫu.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 5

Tác giả đã đưa ra các khuyến nghị chính sách liên quan đến công tác kiểm soát rủi ro trong công tác quản lý thuế nhập khẩu tại Cục Hải quan tỉnh Đồng Nai để góp phần nâng công tác kiểm soát rủi ro trong thời gian tới, tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh – đảm bảo sự cân bằng giữa tạo thuận lợi thương mại với kiểm soát chặt chẽ quá trình tuân thủ pháp luật.

KẾT LUẬN

Kiểm soát rủi ro trong công tác quản lý thuế nhập khẩu trên phạm vi Cục Hải quan tỉnh Đồng Nai trong thời gian qua đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận góp phần vào phát triển kinh tế - xã hội đất nước vững mạnh, thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế.

Với nhiệm vụ chính trị quan trọng được giao, những năm qua Cục Hải quan tỉnh Đồng Nai đã có nhiều nỗ lực trong công tác kiểm soát rủi ro trong công tác quản lý thuế, tạo điều kiện thuận lợi tối đa cho hoạt động xuất nhập khẩu, tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh, thu hút vốn đầu tư nước ngoài cho tỉnh nhà. Tuy nhiên, để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới, nhất là giai đoạn kinh tế đang có những bước chuyển đổi, phát triển nhanh chóng thì cần phải có sự đánh giá đúng đắn, đúng mức về sự cần thiết phải nhận diện các yếu tố ảnh hưởng đến kiểm soát rủi ro trong công tác quản lý thuế nhập khẩu .

Trên cơ sở phân tích và nghiên cứu, luận văn đã làm rõ 6 yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý rủi ro trong công tác quản lý thuế nhập khẩu. Để từ đó có biện pháp áp dụng các biện pháp kiểm soát rủi ro trong công tác quản lý thuế nhập khẩu phù hợp, tập trung, đảm bảo kiểm soát có hiệu quả, góp phần nâng cao năng lực quản lý của Hải quan Việt Nam nói chung, của Cục Hải quan Đồng Nai nói riêng trong hội nhập quốc tế, đồng thời vẫn tạo thuận lợi, thông thoáng cho hoạt động xuất nhập khẩu của doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp giảm chi phí trong hoạt động xuất nhập khẩu, tăng cường năng lực cạnh tranh, góp phần tích cực vào việc thúc đẩy sự tăng trưởng của nền kinh tế, đảm bảo nguồn thu cho ngân sách quốc gia.

Do trình độ lý luận cũng như kinh nghiệm thực tiễn còn giới hạn, mặc dù đã cố gắng nhưng việc nghiên cứu đề tài không tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong nhận được sự góp ý, giúp đỡ của Quý, Thầy, Cô cùng các bạn để luận văn được hoàn thiện hơn.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

* Tài liệu trong nước:

1. Cục Hải quan Đồng Nai, Báo cáo công tác năm 2014-2017.

2. Bộ môn kiểm toán, khoa kế toán kiểm toán trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh (2004), Kiểm toán (tái bản lần thứ sáu), NXB Lao động xã hội.

3. Đinh Phi Hổ (2014), Phương pháp nghiên cứu kinh tế và viết luận văn thạc sĩ, Nhà xuất bản Phương Đông, Tp. Hồ Chí Minh.

4. Mai Thị Vân Anh (2015), Giải pháp chống thất thu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu tại Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế, Luận tiến sỹ kinh tế, Học viện Tài chính, Bộ Tài chính.

5. Nghị định số 08/2015/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Hải quan về thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát hải quan, Bộ Tài chính ngày 21/01/2015.

6. Nguyễn Thị Phương Huyền (2008), ‘QLRR trong kiểm tra hải quan- những vấn đề cơ bản’ Tạp chí Nghiên cứu tài chính kế toán.

7. Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2005), Phân tích dữ liệu nghiên cứu với SPSS, NXB Thống kê.

8. Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008), Phân tích dữ liệu nghiên cứu với SPSS, NXB Hồng Đức, Tập 1 & 2.

9. Nguyễn Đình Thọ (2013), Phương pháp nghiên cứu khoa học trong kinh doanh, Ấn bản lần thứ 2, phiên, Nhà xuất bản Tài chính, Thành phố Hồ Chí Minh.

10. Luật Quản lý thuế số 78/2006/QH11 ngày 29/11/2006 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều Luật quản lý thuế số 21/2012/QH13 ngày 20/11/2012.

11. Luật Hải quan số 54/2014/QH13 ngày 23/6/2014.

12. Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu số 107/2016/QH13 ngày 06/4/2016.

13. Phan Thị Kiều Lê (2009), Nâng cao hiệu quản quản lý thuế nhập khẩu tại Cục Hải quan TP. Hồ Chí Minh, Luận văn thạc sỹ kinh tế, chuyên ngành Tài chính ngân hàng tại trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh.

14. Thanh Huyền và Thái Quang (2015) Bàn về tiêu chí quản lý rủi ro trong quản lý hải quan hiện đại, website Tổng cục Hải quan truy cập ngày 11/02/2018,

<http://www.customs.gov.vn/Lists/TinHoatDong>.

15. Thông tư số 175/2013/TT-BTC về áp dụng quản lý rủi ro trong hoạt động nghiệp vụ hải quan, Bộ Tài chính ngày 29/11/2013.

16. Thông tư số 38/2015/TT-BTC hướng dẫn về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, Bộ Tài chính ngày 25/03/2015.

17. Thông tư số 39/2015/TT-BTC quy định về trị giá hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, Bộ Tài chính ngày 25/03/2015.

18. Quyết định số 2148/QĐ-TCHQ về Quy chế áp dụng QLRR trong quy trình thủ tục hải quan đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu thương mại, Tổng cục Hải quan, ngày 31/12/2005.

19. Website Cục Hải quan tỉnh Đồng Nai, truy cập ngày 20/03/2018,

<https://www.dncustoms.gov.vn >.

* Tài liệu nước ngoài:

1. Nghiên cứu của Widdowson (2005), “xác định hai yếu tố kiểm soát hải quan – tuân thủ pháp luật và thuận lời thương mại – không mâu thuẫn”.

2. Nghiên cứu của Mahmoud Moeinadin và cộng sự (2014), “Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến tuân thủ thuế”;

3. ISO/IEC 73 (2002,2009) QLRR – Các khái niệm và hướng dẫn sử dụng tiêu chuẩn.

4. Jackson & Jaouen (1989); Frank Knight (2012).

5. WCO, Công ước quốc tế về đơn giản hóa và hài hòa Thủ tục Hải quan sửa đổi năm 1999 (Công ước Kyoto);

6. WCO, cẩm nang của Hải quan thế giới năm 2010 dành cho các điều tra viên về gian lận thương mại./.

PHỤ LỤC 1: PHIẾU KHẢO SÁT

Một phần của tài liệu Các nhân tố ảnh hưởng đến kiểm soát rủi ro trong công tác quản lý thuế nhập khẩu tại Cục Hải quan tỉnh Đồng Nai: luận văn thạc sĩ (Trang 82 - 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)