Tăng cường, nâng cao ứng dụng công nghệ

Một phần của tài liệu Phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh Biên Hòa: luận văn thạc sĩ (Trang 74 - 77)

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ NGÂN HÀNG ĐIỆN TỬ TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

3.2 Giải pháp Phát triển dịch vụ Ngân hàng điện tử tại Agribank Biên Hòa

3.2.3 Tăng cường, nâng cao ứng dụng công nghệ

Tiếp tục nâng cấp, khai thác và phát triển Dịch vụ phần mềm lõi Core Banking IPCAS nhằm phục vụ cho nhu cầu quản lý, thích ứng và đáp ứng yêu cầu của các sản phẩm dịch vụ ngân hàng mới hiện đại.

Triển khai các đề án nâng cao chất lượng công nghệ một cách thiết thực, kịp thời và hiệu quả.

Chú trọng xây dựng và triển khai các giải pháp bảo mật, đảm bảo an toàn Dịch vụ.

Đẩy mạnh tiến độ thực hiện chủ chương “Quy trình hóa các nghiệp vụ” nhằm nâng cao hơn nữa việc thống nhất quy trình giao dịch, quy trình xử lý nghiệp vụ trong toàn Dịch vụ. Trên cơ sở đó tạo điều kiện nâng cao chất lựơng quản lý và chất lượng cung ứng dịch vụ cho khách hàng.

Tiếp tục phát triển các dịch vụ NHĐT mới,coi trọng sản phẩm trên nền tảng công nghệ quốc tế nhằm tạo ra nhiều tiện ích mới, tăng tính cạnh tranh, nâng cao vị thế và thị phần trên thị trường ngân hàng. Việc đa dạng hoá các sản phẩm dịch vụ NHĐT cần thực hiện theo hai hướng:

- Theo chiều rộng: Nghiên cứu phát triển và cung cấp thêm các dịch vụ mới đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của khách hàng. Việc phát triển sản phẩm mới cần tuân thủ các bước sau:

Bước 1: Tập hợp các ý tưởng hình thành sản phẩm mới, các ý tưởng này có thể được hình thành từ nhiều nguồn khác nhau:

+ Từ đội ngũ nhân viên nghiệp vụ có trình độ, kinh nghiệm.

+ Từ nghiên cứu thị trường và thông tin thu thập từ khách hàng.

+ Tổ chức khảo sát thực tế tình hình phát triển dịch vụ NHĐT của các ngân hàng khác, thậm chí cả ngân hàng nước ngoài, nhằm nghiên cứu những công nghệ mô hình để áp dụng thử. Xây dựng cơ chế phát triển dịch vụ NHĐT cho phù hợp với từng đối tượng, vùng miền khác nhau.

Bước 2: Lựa chọn ý tưởng về sản phẩm mới dựa trên các yêu cầu:

+ Được khách hàng chấp nhận;

+ Góp phần thực hiện các mục tiêu của ngân hàng, đặc biệt là tăng hình ảnh, vị thế của ngân hàng;

+ Tăng khả năng cạnh tranh;

+ Tạo được sự khác biệt của sản phẩm so với đối thủ;

+ Đem lại lợi nhuận cho ngân hàng.

Trên cơ sở đó, ngân hàng đánh giá xếp hạng các ý tưởng, từ đó quyết định lựa chọn các ý tưởng sản phẩm mới tối ưu, phù hợp với nhu cầu của khách hàng và khả năng thực tế của ngân hàng.

Bước 3: Thử nghiệm và kiểm định sản phẩm mới trên một nhóm khách hàng để có thể rút kinh nghiệm, ứng dụng triển khai trên diện rộng.

Đây là bước quan trọng vì trên cơ sở phản ứng của khách hàng, ngân hàng có thể điều chỉnh kịpthời, đảm bảo sự phù hợp của sản phẩm trước khi tung ra thị trường yếu tố đảm bảo sự thành công của sản phẩm mới.

(Nguồn: Nghiên cứu của tác giả) Hình 3.3. Quy trình phát triển sản phẩm dịch vụ Ngân hàng điện tử mới - Theo chiều sâu: Hoàn thiện và bổ sung, nâng cao chất lượng và độ tiện dụng của những sản phẩm đang cung cấp nhằm thỏa mãn được ngày càng nhiều hơn và cao hơn nhu cầu của khách hàng. Chất lượng của dịch vụ NHĐT được thể hiện chủ yếu qua độ an toàn, chắc chắn sự tiện dụng cho khách hàng và mức độ tự động hoá cao trong khâu xử lý giao dịch…Để có thể thực hiện tốt việc đa dạng hóa sản phẩm ngân hàng nói chung, dịch vụ NHĐT nói riêng, cần phải:

+ Tăng cường đầu tư phát triển công nghệ ngân hàng hiện đại.

+ Có chính sách và cơ chế quản lý linh hoạt để khuyến khích các ý tưởng sáng tạo phát triển dịch vụ mới trong toàn ngân hàng.

+ Đào tạo đội ngũ cán bộ ngân hàng có trình độ năng lực chuyên môn cao, đồng thời hình thành bộ phận chuyên trách trong việc phát triển sản phẩm mới.

+ Nắm bắt kịp thời những thay đổi của môi trường kinh doanh, đặc biệt là nhu cầu, mong muốn và đòi hỏi của khách hàng nhằm thiết kế những sản phẩm đảm bảo chất lượng được thị trường chấp nhận.

+ Nghiên cứu thị trường, thu thập thông tin khách hàng và phân loại ban đầu khách hàng sử dụng các công cụ phân tích và khai thác thông tin.

+ Tham gia đánh giá, phân tích, thẩm định, vv… năng lực, mức độ tín nhiệm, xếp hạng sản phẩm.

+ Tổ chức giới thiệu các sản phẩm ngân hàng, theo dõi vòng đời hoạt động của các sản phẩm thông qua các giao dịch trực tiếp với ngân hàng từ các thông tin khảo sát các đối tượng khách hàng.

Một phần của tài liệu Phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh Biên Hòa: luận văn thạc sĩ (Trang 74 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)