Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ ĐIỀU KIỆN KẾT HÔN
1.3. Lược sử các quy định về điều kiện kết hôn trong pháp luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam
1.3.3. Các trường hợp cấm kết hôn và thủ tục kết hôn
Trong Quốc triều hình luật và Hoàng Việt Luật lệ đều có quy định về các trường hợp cấm kết hôn và thủ tục kết hôn, cụ thể như sau:
Về các trường hợp cấm kết hôn. Việc kết hôn không vi phạm những điều mà pháp luật cấm. Những điều cấm mà hai bộ luật đưa ra khác với những điều cấm của pháp luật Việt Nam hiện hành: Cấm kết hôn khi có tang, cha, mẹ bị giam cầm, tù tội21; Cấm kết hôn giữa những người thân thích22. Ngoài ra tại mỗi bộ luật lại đưa ra một điều cấm riêng. Ví dụ: Điều 324 Quốc triều hình luật cấm anh em lấy vợ góa của nhau, trò lấy vợ góa của thầy. Các điều cấm của luật này thể hiện tư tưởng phong kiến lạc hậu với mục đích nhằm bảo vệ tôn ti trật tự trong xã hội của các triều đình lúc bấy giờ.
Về thủ tục kết hôn. Cả hai bộ luật đều quy định thủ tục kết hôn bao gồm hình thức đính hôn và nghi lễ kết hôn. Ở hình thức đính hôn: Quốc triều hình luật chỉ ghi nhận hôn nhân có giá trị pháp lý khi nhà trai đã nộp đủ sinh lễ cho nhà gái, tức là phải có sự hứa hôn của hai họ (gồm: vàng, bạc, tiền, lụa, heo, rượu). Việc nạp sính lễ mang tính chất long trọng và phải cáo tổ trước từ đường
19 Điều 6 Luật HN&GĐ năm 1986
20 Khoản 2 Điều 9 Luật HN&GĐ năm 2000
21 Điều 317, Điều 318 Quốc triều hình luật, Điều 99 Hoàng Việt luật lệ
22 Điều 319 Quốc triều hình luật, Điều 100, 101, 102 Hoàng Việt luật lệ
của hai họ. Khác với Quốc triều hình luật, Hoàng Việt luật lệ quy định hình thức của đính hôn là các “hôn thư” hoặc “tư ước”. Đó là cam kết của hai người chủ hôn23. Như vậy, ở hai bộ cổ luật của Việt Nam đều xem hình thức của việc kết hôn là một điều kiện để cuộc hôn nhân giữa hai bên nam nữ có giá trị pháp lý.
Đối với nghi lễ kết hôn, Hoàng Việt luật lệ không quy định cụ thể các nghi lễ kết hôn như Quốc triều hình luật. Theo Quốc triều hình luật, kết hôn gồm bốn lễ: lễ nghị hôn (nhờ mối lái đi lại bàn bạc), lễ định thân (mang lễ vật vấn danh nhà gái), lễ nạp trưng (mang sính lễ dẫn cưới đến nhà gái), lễ thân nghinh (rước dâu). Những nghi lễ này phản ánh rõ nét phong tục tập quán của Việt Nam thời kỳ bấy giờ24.
Có thể nhận thấy, các quy định về HN&GĐ trong hai bộ luật này tuy còn hạn chế nhưng đủ để minh chứng rằng nhà nước phong kiến Việt Nam ở thời kì này đã rất coi trọng vấn đề hôn nhân mà nền tảng của việc quy định điều kiện kết hôn chính là phong tục, tập quán, đạo đức của người Việt Nam.
Luật HN&GĐ năm 1959 quy định về các trường hợp cấm kết hôn và thủ tục kết hôn như sau:
Về các trường hợp cấm kết hôn, Luật HN&GĐ năm 1959 đã quy định:“Việc để tang không cản trở việc kết hôn”và “Đàn bà góa có quyền tái giá”25. Những quy định này đã giải phóng người phụ nữ khỏi tư tưởng phong kiến lạc hậu.
Luật HN&GĐ năm 1959 chỉ quy định cấm kết hôn trong các trường hợp:
Cấm người đang có vợ, có chồng kết hôn với người khác; Cấm kết hôn giữa những người cùng dòng máu trực hệ, giữa cha mẹ nuôi và con nuôi. Cấm kết hôn giữa anh chị em ruột, anh chị em cùng cha khác mẹ hoặc cùng mẹ khác cha.
Đối với những người khác có họ trong phạm vi năm đời hoặc có quan hệ thích thuộc về trực hệ, thì việc kết hôn sẽ giải quyết theo phong tục tập quán26. Đồng
23 Điều 94 Hoàng Việt luật lệ.
24 Trần Thị Phương Thảo, Các điều kiện kết hôn theo quy định của pháp luật Việt nam hiện hành, luận văn thạc sĩ luật học, trường Đại học Luật Hà Nội năm 2014.
25 Điều 7 và Điều 8 Quốc hội (1959), Hiến pháp
26 Điều 9 Quốc hội (1959), Hiến pháp
thời quy định, những người bất lực hoàn toàn về sinh lý, mắc một trong các bệnh hủi, hoa liễu, loạn óc mà chưa chữa khỏi.
Về thủ tục kết hôn, Luật HN&GĐ năm 1959 quy định rõ “Việc kết hôn phải được Ủy ban hành chính cơ sở nơi trú quán của bên người con trai hoặc bên người con gái công nhận và ghi vào sổ kết hôn. Mọi nghi thức kết hôn khác đều không có giá trị về mặt pháp luật”27 . Đây cũng là điểm mới của Luật so với thời kỳ trước, thể hiện quan điểm về việc hôn nhân có giá trị pháp lý là hôn nhân phải được Nhà nước công nhận.
Kế thừa các quy định của luật HN&GĐ năm 1959, Luật HN&GĐ năm 1896 có quy định các trường hợp cấm kết hôn và thủ tục việc kết hôn như sau:
Về các trường hợp cấm kết hôn được quy định bao gồm: a) Đang có vợ hoặc có chồng; b) Đang mắc bệnh tâm thần không có khả năng nhận thức hành vi của mình, đang mắc bệnh hoa liễu; c)Giữa những người cùng dòng máu về trực hệ, giữa anh chị em cùng cha mẹ, cùng cha khác mẹ hoặc cùng mẹ khác cha; giữa những người khác có họ trong phạm vi ba đời; d)Giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi28.
Về thủ tục kết hôn, Luật HN&GĐ năm 1986 quy định rõ Việc kết hôn do Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi thường trú của một trong hai người kết hôn công nhận và ghi vào sổ kết hôn. Việc kết hôn giữa công dân Việt Nam với nhau ở nước ngoài do cơ quan đại diện ngoại giao của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam công nhận. Mọi nghi thức kết hôn khác đều không có giá trị pháp lý29.
Quy định về các trường hợp cấm kết hôn và thủ tục kết hôn trong luật HN&GĐ năm 2000.
Về các trường hợp cấm kết hôn, được quy định tại Điều 10, cụ thể: “Việc kết hôn bị cấm trong những trường hợp sau đây:
1. Người đang có vợ hoặc có chồng;
27 Điều 11 Quốc hội (1959), Hiến pháp
28 Điều 7 Luật HN&GĐ năm 1986
29 Điều 8 Luật HN&GĐ năm 1986
2. Người mất năng lực hành vi dân sự;
3. Giữa những người cùng dòng máu về trực hệ; giữa những người có họ trong phạm vi ba đời;
4. Giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, bố chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, bố dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng;
5. Giữa những người cùng giới tính”.
Về thủ tục kết hôn, theo luật HN&GĐ năm 2000, việc kết hôn phải được đăng ký và do cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện theo nghi thức -khi tổ chức đăng ký kết hôn phải có mặt hai bên nam, nữ kết hôn. Đại diện cơ quan đăng ký kết hôn yêu cầu hai bên cho biết ý muốn tự nguyện kết hôn, nếu hai bên đồng ý kết hôn thì đại diện cơ quan đăng ký kết hôn trao Giấy chứng nhận kết hôn cho hai bên. Mọi nghi thức kết hôn không theo quy định này đều không có giá trị pháp lý. Nam, nữ không đăng ký kết hôn mà chung sống với nhau như vợ chồng thì không được pháp luật công nhận là vợ chồng. Vợ chồng đã ly hôn muốn kết hôn lại với nhau cũng phải đăng ký kết hôn30. Thẩm quyền đăng ký kết hôn thuộc Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi cư trú của một trong hai bên kết hôn là cơ quan đăng ký kết hôn. Cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự Việt Nam ở nước ngoài là cơ quan đăng ký kết hôn giữa công dân Việt Nam với nhau ở nước ngoài31.
Từ việc nghiên cứu lịch sử quy định pháp luật về HN&GĐ nói chung, và quá trình tìm hiểu các vấn đề về điều kiện kết hôn của hai bên nam nữ nói riêng tác giả nhận thấy: hệ thống pháp luật Việt Nam trải qua các giai đoạn ngày càng hoàn thiện, phù hợp hơn, đáp ứng được nhu cầu khách quan của đời sống kinh tế - xã hội của mỗi giai đoạn. Nếu như trong pháp luật phong kiến, các quy phạm pháp luật về vấn đề kết hôn chưa tập hợp khái quát thành chế định pháp luật thì lần lượt trong hệ thống Luật HN&GĐ năm 1959, Luật HN&GĐ năm 1986 và
30 Điều 11 Luật HN&GĐ năm 2000
31 Điều 12 Luật HN&GĐ năm 2000
Luật HN&GĐ năm 2000, các quy định về điều kiện kết hôn đã được xây dựng ngày một hoàn thiện hơn, phù hợp hơn với tình hình kinh tế - xã hội của đất nước, phù hợp với thuần phong mỹ tục của người Việt Nam.
Kết luận chương 1
Quyền kết hôn là một quyền tự nhiên của con người. Trải qua các giai đoạn lịch sử, với sự xuất hiện của các hình thái kinh tế xã hội khác nhau, những quy tắc xã hội dần dần xuất hiện nhằm điều chỉnh những quan hệ xã hội khách quan mang tính ý chí. Kết hôn không còn là một quyền tự do, bản năng của con người mà trở thành một quan hệ xã hội được đặt dưới sự điều chỉnh của pháp luật. Việc nhà nước điều chỉnh vấn đề kết hôn bằng việc đưa ra các quy định pháp luật cũng chính là thực hiện chức năng quản lý của nhà nước. Bởi vì, quan hệ HN&GĐ dựa trên cơ sở kết hôn, là một thiết chế cơ bản mà nhà nước cần quy định cho phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội ở mỗi thời kỳ, giúp giữ gìn những giá trị truyền thống, tạo sự bền vững cho mỗi gia đình - tế bào của xã hội.