Quy định về độ tuổi kết hôn

Một phần của tài liệu Quy định của pháp luật hiện hành về điều kiện kết hôn và thực tiễn thi hành tại tỉnh vĩnh phúc (Trang 28 - 31)

Chương 2: QUY ĐỊNH VỀ ĐIỀU KIỆN KẾT HÔN TRONG LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH NĂM 2014

2.1. Nội dung các điều kiện kết hôn

2.1.1. Quy định về độ tuổi kết hôn

Tuổi kết hôn là một trong những điều kiện kết hôn buộc người kết hôn phải tuân thủ. Pháp luật Việt Nam cũng như pháp luật của hầu hết các quốc gia trên thế giới đều quy định về vấn đề này. Tuổi kết hôn được quy định dựa trên cơ sở khoa học cũng như điều kiện kinh tế xã hội, phong tục tập quán, truyền thống và nền văn hóa. Việc quy định về độ tuổi kết hôn phù hợp sẽ góp phần đảm bảo tính thực thi của pháp luật về HN&GĐ.

Theo quy định của Luật HN&GĐ năm 2014, nam từ đủ hai mươi tuổi trở lên, nữ từ đủ mười tám tuổi trở lên mới được phép kết hôn33. Đây là quy định độ tuổi tối thiểu để nam, nữ được phép kết hôn. Luật HN&GĐ năm 2014 chỉ quy định về độ tuổi tối thiểu mà không quy định về độ tuổi tối đa và khoảng cách về độ tuổi kết hôn giữa nam với nữ. Tuổi kết hôn được duy trì ổn định từ Luật HN&GĐ năm 1959, 1986; Luật HN&GĐ năm 2000 đến nay. Tuy rằng quy định về tuổi kết hôn của Việt Nam không cao so với mặt bằng chung của các nước, nhất là các nước trong khu vực Châu Á34, song tình trạng tảo hôn vẫn còn tồn tại ở một số khu vực nông thôn và miền núi. Một số quan điểm cho rằng việc quy định độ tuổi kết hôn giữa nam và nữ theo pháp luật hiện hành là biệt đối xử giữa nam và nữ không đảm bảo vấn đề bình đẳng giới cũng như nguyên tắc bình đằng về quyền và nghĩa vụ của công dân được ghi nhận trong Hiến pháp, trong Bộ luật dân sự.

33 Điểm a khoản 1 Điều 8 luật HN&GĐ năm 2014

34 Theo Luật Hôn nhân của Cộng hòa Trung Hoa, nữ 20 tuổi nam 22 tuổi mới được phép kết hôn

Khi xây dựng luật HN&GĐ năm 2014, có nhiều quan điểm cho rằng nên hạ thấp cả độ tuổi kết hôn của nữ theo hướng sau: nam từ đủ 18 tuổi, nữ từ đủ 16 tuổi trở lên mới được phép kết hôn. Quan điểm hạ thấp độ tuổi kết hôn của cả nam và nữ cho rằng thực tế hiện nay do điều kiện kinh tế phát triển, trẻ được nuôi dưỡng trong điều kiện tốt hơn, vì thế, xét trên phương diện khoa học, ở tuổi này trẻ đã phát triển toàn diện về thể chất và trí tuệ để có thể kết hôn. Tuy nhiên, phương án cuối cùng được lựa chọn về tuổi kết hôn của nam là từ đủ 20 tuổi và nữ là từ đủ 18 tuổi. Quy định này là hợp lý bởi nó vẫn kế thừa về cơ bản quy định tuổi kết hôn như tinh thần Luật HN&GĐ năm 2000 nhưng đảm bảo sự đồng bộ và tương thích với các quy định khác trong hệ thống pháp pháp luật. Ví dụ, quy định về người thành niên của BLDS năm 2015, quy định liên quan đến độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự trong luật Hình sự.

Việc quy định độ tuổi kết hôn đối với nam từ đủ 20 tuổi, nữa từ đủ 18 tuổi trong Luật HN&GĐ năm 2014 đã khắc phục được sự thiếu đồng bộ, thống nhất trong hệ thống pháp luật đặt trong sự so sánh với quy định về năng lực hành vi dân sự cũng như năng lực hành vi tố tụng dân sự của cá nhân mà luật HN&GĐ năm 2000 mắc phải. Trước đây, Luật HN&GĐ năm 2000 quy định độ tuổi kết hôn của nam từ 20 tuổi, nữ từ 18 tuổi đã làm xảy ra không ít những bất cập trong việc thực hiện thi pháp bởi nhiều trường hợp nữ chưa đủ 18 tuổi đã kết hôn, tức là họ đã kết hôn vào thời điểm không có năng lực hành vi dân sự đầy đủ. Điều này ảnh hưởng đáng kể đến quyền và lợi ích hợp pháp của người kết hôn là nữ giới. Quy định về độ tuổi kết hôn trong Luật HN&GĐ năm 2014 là hợp lý, bởi xét trên phương diện khoa học, nam và nữ có sự phát triển về tâm sinh lý không giống nhau. Chênh lệch khoảng cách về tuổi kết hôn giữa nam và nữ trung bình khoảng hai tuổi đó là khoảng cách phù hợp trong biểu đồ sự phát triển của nam và nữ mà nhiều chuyên gia ý tế đã nghiên cứu. Điều này cũng phản ánh rõ trong quy định về điều kiện tuổi kết hôn theo pháp luật của các nước trên thế giới.

Tham khảo pháp luật của một số nước trên thế giới, chúng tôi nhận thấy đa số các nước đều quy tuổi kết hôn giữa nam và nữ có khoảng cách chêch lệch. Luật

hôn nhân Cộng hòa nhân dân Trung Hoa, Luật Gia đình Australia, Luật Gia đình Liên bang Nga, Bộ luật Dân sự Nhật Bản, Bộ luật Dân sự và Thương mại Thái Lan, Luật Gia đình của Philipines, Luật Hôn nhân Thụy Điển35... đều quy định tuổi kết hôn tối thiểu của nam cao hơn so với nữ.

Về cách tính độ tuổi kết hôn trước kia, Luật HN&GĐ năm 2000 quy định độ tuổi kết hôn của nam từ 20 tuổi trở lên, nữ từ 18 tuổi trở lên36. Tuy nhiên, cách quy định độ tuổi kết hôn như vậy đã dẫn tới những nhiều cách hiểu không thống nhất. Trên thực tế có hai cách tính tuổi:

Một là, tính theo tuổi tròn (tức là phải đủ 12 tháng mới tính là một tuổi và phải căn cứ vào ngày tháng năm sinh được ghi trong giấy tờ hộ tịch để tính). Ví dụ, chị Nguyễn Thị H sinh ngày 10/10/1990, đến ngày 10/10/2008 chị tròn 18 tuổi. Lúc này, chị H có quyền kết hôn theo quy định.

Hai là, tính theo ngày đầy đủ năm dương lịch. Theo cách tính này chỉ căn cứ vào năm sinh, cứ bước qua ngày 01/01 đầu năm dương lịch là tính thêm một tuổi. Ví dụ, anh Nguyễn Hoàng X sinh ngày 10/01/1992, đến ngày 10/01/2011 anh B tròn 19 tuổi. Như vậy, từ sau ngày 10/01/2011 anh X được xem là đã bước sang tuổi 20 kể từ đây anh được quyền kết hôn theo quy định của pháp luật.

Vì lẽ đó, quy định nam từ đủ hai mươi tuổi, nữ từ đủ mười tám tuổi trở lên mới được phép kết hôn là hợp lý. Sở dĩ nên quy định tuổi kết hôn như vậy là xuất phát từ các cơ sở sau:

Một là, dưới khía cạnh khoa học, tuổi kết hôn tối thiểu giữa nam và nữ có sự chênh lệch nhất định là do sự hình thành và phát triển tâm sinh lý ở nam và nữ là không giống nhau. Nam thường có xu hướng phát triển muộn hơn so với nữ. Vì thế, nhiều nghiên cứu trong lĩnh vực sinh sản cũng chỉ rõ, nam giới phải hai mươi tuổi trở lên mới phát triển hoàn thiện và sẵn sàng cho việc xác lập quan hệ hôn nhân. Phải đạt đến độ tuổi này thì việc xác lập quan hệ hôn nhân và sinh

35 Bộ Tư pháp (2012), Tài liệu tham khảo của Ban soạn thảo Luật HN&GĐ sửa đổi

36 Khoản 1 Điều 9 Luật HN&GĐ năm 2014

con mới được đảm bảo. Độ tuổi này với nữ là mười tám tuổi. Như vậy, xét dưới góc độ khoa học, việc quy định tuổi kết hôn có sự chênh lệch nhất định với nam và nữ là có cơ sở thuyết phục. Đây cũng là cơ sở để nhiều nước trên thế giới quy đinh về tuổi kết hôn tối thiểu của nam và nữ.

Xét trên phương diện phát triển tâm lý, khi nam nữ đạt đến độ tuổi trưởng thành, cơ bản sẽ đạt được sự chín chắn trong suy nghĩ, nghiêm túc trong hành động, đảm bảo đưa ra quyết định đúng đắn trong việc kết hôn. Sử dụng cụm từ

“cơ bản sẽ đạt được” bởi vì không phải ai cũng có sự phát triển đồng đều về tâm, sinh lý, trí tuệ. Tuy nhiên, độ tuổi trưởng thành (đủ18 tuổi) là độ tuổi đã được nghiên cứu, tối thiểu đảm bảo sự phát triển tương đối đầy đủ về trí tuệ và thể chất. Khi đạt được độ tuổi tối thiểu này, hai bên nam nữ có thể tự mình lựa chọn và quyết định việc kết hôn. Đồng thời, ở độ tuổi này, hai bên nam nữ đã phần nhiều tự tạo lập được cuộc sống bản thân, không bị phụ thuộc vào gia đình.

Yếu tố này là cần thiết để đảm bảo cho hai bên nam nữ sau khi kết hôn xây dựng được một cuộc sống ổn định, no ấm, bền vững.

Hai là, quy định tuổi kết hôn theo hướng này đảm bảo tính tương thích và đồng bộ trong hệ thống pháp luật. Bởi vì, quy định nữ đủ mười tám tuổi mới được phép kết hôn thể hiện sự thống nhất với các quy định của pháp luật dân sự, pháp luật TTDS về năng lực hành vi dân sự, năng lực hành vi tố TTDS của cá nhân. Đây là cơ sở quan trọng để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nữ giới.

Xét dưới khía cạnh này, quy định về tuổi kết hôn như vậy mới thực sự góp phần bảo đảm bình đẳng giới.

Một phần của tài liệu Quy định của pháp luật hiện hành về điều kiện kết hôn và thực tiễn thi hành tại tỉnh vĩnh phúc (Trang 28 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)