Một số kiến nghị thực thi pháp luật về điều kiện kết hôn trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc

Một phần của tài liệu Quy định của pháp luật hiện hành về điều kiện kết hôn và thực tiễn thi hành tại tỉnh vĩnh phúc (Trang 73 - 92)

Chương 3. THỰC TIỄN ÁP DỤNG PHÁP LUẬT HIỆN HÀNH VỀ ĐIỀU KIỆN KẾT HÔN VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ THỰC THI PHÁP LUẬT VỀ ĐIỀU KIỆN KẾT HÔN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH VĨNH PHÚC

3.2. Một số kiến nghị thực thi pháp luật về điều kiện kết hôn trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc

Từ khi được ban hành và có hiệu lực đến nay, Luật HN&GĐ năm 2014 cùng với các văn bản hướng dẫn thi hành, đã tạo ra cơ sở pháp lý quan trọng để điều chỉnh các quan hệ HN&GĐ. Quy định về điều kiện kết hôn được thừa kế, sửa đổi, bổ sung theo hướng ngày càng hoàn thiện hơn. Bên cạnh đó, Luật HN&GĐ năm 2014 vẫn còn một số hạn chế, một số quy định pháp luật chưa đạt được hiệu quả điều chỉnh trên thực tế, thiếu tính đồng bộ với các luật khác.

Thông qua việc nghiên cứu về các điều kiện kết hôn quy định trong Luật HN&GĐ năm 2014, tác giả đưa ra một số kiến nghị thực thi pháp luật về điều kiện kết hôn trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc như sau:

64 Khoản 2 Điều 8 Luật HN&GĐ năm 2014

Thứ nhất, đối với vấn đề dụng tập quán. Tập quán có ý nghĩa không chỉ đối với pháp luật HN&GĐ mà còn có ý nghĩa đối với nhiều ngành luật khác như dân sự, thương mại… Thực tế thì việc áp dụng và hướng dẫn áp dụng tập quán trong pháp luật HN&GĐ Việt Nam nói chung và trong các vụ việc liên quan đến việc vi phạm điều kiện kết hôn còn rất chung chung, khó áp dụng. Điều này dẫn đến tập quán chưa phát huy được vai trò vốn có của nó – là nguồn bổ khuyết cho luật thành văn. Luật HN&GĐ năm 2014 chưa quy định cụ thể về việc tập quán được áp dụng khi chưa có quy định của Luật. Luật ghi nhận được áp dụng “tập quán tốt đẹp” là một quy định trìu tượng, manh tính định tính, khó xác định được nội dung vì vậy khó có thể áp dụng được trên thực tiễn.

Để thực hiện tốt việc dụng tập quán trong vấn đề giải quyết các tranh chấp liên quan đến điều kiện kết hôn các tập quán được áp dụng cần đảm bảo hai yếu tố sau: Một là, tập quán được áp dụng phải là các quy tắc xử sự có nội dung rõ ràng không trái với các nguyên tắc cơ bản của Luật HN&GĐ; không vi phạm các điều cấm của Luật. Hai là, tập quán đó phải được hình thành và lặp đi lặp lại nhiều lần trong một thời gian dài, được thừa nhận và áp dụng rộng rãi trong một vùng, miền, dân tộc, cộng đồng dân cư hoặc trong một lĩnh vực dân sự.

Thứ hai, đối với vấn đề cấm kết hôn đối với người mất năng lực hành vi dân sự. Như đã phân tích ở trên, việc Luật HN&GĐ năm 2014 cấm người mất năng lực hành vi dân sự kết hôn là cần thiết bởi những nguy hại cho xã hội là hậu quả của việc kết hôn của người mất năng lực hành vi dân sự gây ra. Theo quan điểm cá nhân của tác giả, giải pháp đưa ra đối với vấn đề này như sau:

Để hạn chế triệt để tình trạng một trong các bên khi đăng ký kết hôn có hành vi che giấu tình trạng sức khỏe tâm thần của người thân nhằm mục đích kết hôn với người khác, các văn bản hướng dẫn luật HN&GĐ năm 2014 cần bổ sung quy định buộc các bên nam, nữ khi đăng ký kết hôn phải cung cấp giấy tờ khám sức khỏe có thời hạn trong vòng 6 tháng, do các đơn vị y tế được cấp phép. Việc quy định điều kiện bắt buộc này khi đăng ký kết hôn sẽ giảm thiểu được tình trạng người không đủ sức khỏe, người mất năng lực hành vi dân sự

kết hôn. Tuy nhiên nó sẽ gây khó khăn cho công tác thực thi pháp luật tại các địa bàn xã vùng sâu, vùng xa. Vì vậy cần có cơ chế hỗ trợ cho đồng bào dân tộc vùng sâu, vùng xa. Đối với các xã vùng sâu, vùng xa gặp nhiều khó khăn, Nhà nước nên tạo điều kiện khám, chữa bệnh định kỳ, góp phần đảm bảo vấn đề sức khỏe cho người dân khi họ kết hôn. Việc có giấy chững nhận về sức khỏe là một điều kiện để nâng cao chất lượng dân số người Việt Nam, hạn chế tối đa áp lực lên các chính sách an sinh xã hội khi con sinh ra mắc các khiếm khuyết.

Vướng mắc trong áp dụng luật là trường hợp một bên biết về tình trạng sức khỏe của bên kia mắc bệnh tâm thần- là tiền đề để tuyên mất năng lực hành vi dân sự nhưng vẫn muốn kết hôn có xem là vi phạm điều kiện kết hôn không?

Bởi theo quy định của BLDS năm 2015, một người chỉ bị coi là mất năng lực hành vi dân sự khi bị Tòa án tuyên mất năng lực hành vi dân sự trên cơ sở có đơn yêu cầu của người có quyền, lợi ích hợp pháp liên quan. Theo đó, chưa thể coi một người bị tâm thần là người mất năng lực hành vi dân sự chừng nào chưa có quyết định tuyên của tòa và đương nhiên họ vẫn có quyền kết hôn. Vấn đề đặt ra là sau khi kết hôn có sảy ra tranh chấp, xung đột thì một bên còn lại có quyền nộp đơn yêu cầu Tòa hủy kết hôn trái luật không? Đây là một vấn sẽ đề gây vướng mắc khi Tòa án giải quyết các tranh chấp phát sinh trên thực tế. Theo tác giả, văn bản hướng dẫn luật HN&GĐ năm 2014 cần hướng dẫn theo hướng quy định của Luật HN&GĐ năm 1986, đó là: “Cấm người đang mắc bệnh tâm thần hoặc bệnh khác mà không có khả năng nhận thức được hành vi của mình”. Quy định như vậy có hai tác dụng: Một là, hạn chế ngay từ đầu những người bị tâm thần hoặc các bệnh khác dẫn đến không có khả năng nhận thức, làm chủ hành vi kết hôn. Hai là, do đa số người dân không hiểu “Người mất năng lực hành vi dân sự là người như thế nào?” quy định vậy gây khó hiểu cho người dân, về lâu dài sẽ gây bất lợi trong công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về HN&GĐ trên thực tiễn.

Thứ ba, vấn đề cấm kết hôn giữa những người cùng dòng máu về trực hệ;

giữa những người có họ trong phạm vi ba đời. Có thể nói việc kết hôn trong các

trường hợp này, phần lớn phụ thuộc vào ý thức của mỗi bên, các cán bộ quản lý hộ tịch ở địa phương rất khó để kiểm soát. Giải pháp hữu hiệu nhất cho vấn đề này là tuyên truyền, phổ biến nhằm nâng cao nhận thức của người dân, bên cạnh đó cũng cần đặt ra trách nhiệm kiểm soát và quản lý của cán bộ hộ tịch ở địa phương khi làm thủ tục đăng ký kết hôn.

Chính quyền địa phương có thể xây dựng một loạt các cơ chế hỗ trợ cho giải pháp này như: thực hiện các hoạt động ngoại khóa tăng cường vai trò của gia đình, của dòng họ trong cộng đồng nhằm nâng cao mối quan hệ thân thích, giáo dục về truyền thống tốt đẹp của dân tộc và dòng họ. Mặt khác nhằm cho anh em họ hàng trong dòng họ biết về quan hệ của mình, tránh có sự nhầm lẫn xảy ra khi kết hôn cùng huyết thống trong phạm vi ba đời. Chính quyền địa phương cần tạo điều kiện tăng cường biên chế cán bộ làm công tác tư pháp – hộ tịch có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ tại các xã vùng khó khăn đi liền với đó là có chế độ đãi ngộ hợp lý cho đội ngũ cán bộ này. Cùng với đó cũng cần tăng cường thêm các hoạt động công tác xã hội để tuyên truyền, phổ biến pháp luật được hiệu quả hơn.

Bên cạnh những biện pháp mang tính truyên truyền, phổ biến, khuyến khích thì để pháp luật đạt được hiệu quả cao trên thực tế cần phải có các chế tài xử phạt hợp lý, đầy đủ và đồng bộ, những văn bản hướng luật HN&GĐ năm 2014 cần quy định cụ thể về các chế tài này.

Thứ tư, đối với vấn đề thực hiện đăng ký kết hôn. Trong công tác đăng ký kết hôn yếu tố nhân lực là cán bộ xã, phường đóng vai trò vô cùng quan trọng.

Hiện nay, vẫn còn tình trạng cán bộ xã, phường có trình độ chuyên môn chưa đạt yêu cầu, làm việc quan - 72 -ang, không linh hoạt dẫn đến việc thực thi quy định pháp luật khó - 72 -ang. Do vậy, bên cạnh việc hoàn thiện các quy định của Luật về điều kiện kết hôn, cần có những giải pháp nhằm năng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của các cán bộ xã, phường như thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn, tăng cường nhận thức, nâng cao năng lực chuyên môn về pháp luật cho cán bộ xã phường ở cơ sở.

Song song với đó, cũng cần có chế tài hành chính nghiêm khắc, cụ thể đối với những hành vi sai phạm nghiêm trọng ảnh hưởng đến quyền công dân, quyền con người của các cán bộ hộ tịch khi thực thi pháp luật.

Thứ năm, căn cứ Điều 10 Luật HN&GĐ năm 2014, người bị cưỡng ép kết hôn, bị lừa dối kết hôn, theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự, có quyền tự mình yêu cầu hoặc đề nghị cá nhân là vợ, chồng của người đang có vợ, có chồng mà kết hôn với người khác; cha, mẹ, con, người giám hộ hoặc người đại diện theo pháp luật khác của người kết hôn trái pháp luật; hoặc yêu cầu Cơ quan quản lý nhà nước về gia đình, Cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em, Hội liên hiệp phụ nữ yêu cầu Tòa án hủy việc kết hôn trái pháp luật. Căn cứ vào đơn yêu cầu và tình hình thực tế Tòa án xem xét và ra quyết định hủy kết hôn trái pháp luật và gửi bản sao quyết định - 73 -ang- 73 -ơ quan đã thực hiện việc đăng ký kết hôn. Căn cứ vào quyết định của Tòa án, cơ quan đăng ký kết hôn xóa đăng ký kết hôn trong sổ đăng ký kết hôn.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Ở chương 3, tác giả tập trung đi tìm hiểu và phân tích thực trạng áp dụng pháp luật về điều kiện kết hôn trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc. Có thể nói sau hơn 03 năm thực hiện, Luật HN&GĐ năm 2014 đã chứng tỏ được vai trò tích cực trong việc góp phần xây dựng gia đình hạnh phúc, tiến bộ, là cơ sở pháp lý qua trọng để bảo vệ quyền lợi ích hợp pháp của các chủ thể trong quan hệ HN&GĐ khi có tranh chấp trên địa bàn tỉnh. Tuy nhiên bên cạnh những mặt tích cực đạt được, việc áp dụng pháp luật về điều kiện kết hôn trên địa bàn tỉnh cũng gặp phải những hạn chế, thiếu xót nhất định: còn tồn tại hiện tượng bị ép buộc, bị lừa dối hoặc bị cưỡng ép khi kết hôn; các sai phạm của cán bộ tư pháp khi đăng ký kết hôn…. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên xuất phát từ nhiều yếu tố: sự phát triển kinh tế, văn hóa- xã hội, do phong tục tập quán lạc hậu, các vấn đề về đạo đức xã hội….

Cuối chương 3, tác giả đã kiến nghị số giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật về điều kiện kết hôn trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc. Cụ thể, đối với vấn đề áp dụng tập quán, tập quán được áp dụng phải là các quy tắc xử sự có nội dung rõ ràng không trái với các nguyên tắc cơ bản của Luật HN&GĐ; không vi phạm các điều cấm của Luật. Đối với vấn đề cấm kết hôn đối với người mất năng lực hành vi dân sự, giải pháp được đưa ra là khi đăng ký kết hôn, các bên nam, nữ phải xuất trình giấy tờ xác nhận tình trạng sức khỏe của cơ quan ý tế có thẩm quyền cấp. Đối với vấn đề cấm kết hôn giữa những người cùng dòng máu về trực hệ; giữa những người có họ trong phạm vi ba đời thì giải pháp hữu hiệu nhất cho vấn đề này là tuyên truyền, phổ biến nhằm nâng cao nhận thức của người dân, bên cạnh đó cũng cần đặt ra trách nhiệm kiểm soát và quản lý của cán bộ hộ tịch ở địa phương khi làm thủ tục đăng ký kết hôn. Đối với vấn đề thực hiện đăng ký kết hôn thì trong công tác đăng ký kết hôn yếu tố nhân lực là cán bộ xã, phường đóng vai trò vô cùng quan trọng. Do vậy, cần có những giải pháp nhằm nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của các cán bộ xã, phường

như thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn, tăng cường nhận thức, nâng cao năng lực chuyên môn về pháp luật cho cán bộ xã phường ở cơ sở…

KẾT LUẬN CHUNG

Điều kiện kết hôn theo Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 là tập hợp các qui định của pháp luật điều chỉnh nhóm quan hệ về kết hôn. Đây là điểm quan trọng trong pháp luật về Hôn nhân và gia đình có ý nghĩa khởi nguồn cho việc hình thành một gia đình.

Theo quy luật phát triển của đất nước, Nhà nước ta đã ban hành nhiều văn bản pháp luật điều chỉnh các quan hệ trong lĩnh vực hôn nhân gia đình nói chung và điều kiện kết hôn nói riêng, gần đây nhất là Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014, đã được xây dựng trên cơ sở kế thừa và phát triển điều kiện kết hôn trong Luật Hôn nhân và gia đình các năm 1959, 1986 và 2000. Những quy định về điều kiện kết hôn trong luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 đã mang đến nhiều điểm mới so với quy định của luật Hôn nhân và gia đình năm 2000, cụ thể:

Thứ nhất, Luật HNGĐ 2014 nâng độ tuổi kết hôn của nữ thành đủ 18 tuổi thay vì vừa bước qua tuổi 18 như quy định tại Luật HNGĐ 2000. Luật mới quy định tuổi kết hôn đối với nữ là từ đủ 18 tuổi trở lên đối nữ và với nam là từ đủ 20 tuổi trở lên. Sở dĩ có việc thay đổi này là vì nếu quy định tuổi kết hôn của nữ là vừa bước qua tuổi 18 thì quy định này là không thống nhất với Bộ luật Dân sự năm 2015 và Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015. Đó là, theo Bộ luật Dân sự năm 2015 người chưa đủ 18 tuổi là người chưa thành niên, khi xác lập, thực hiện giao dịch dân sự phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý… Còn theo Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 thì đương sự là người từ đủ 18 tuổi trở lên mới có đầy đủ năng lực hành vi tố tụng dân sự. Như vậy, nếu cho phép người chưa đủ 18 tuổi kết hôn là không hợp lý, thiếu đồng bộ và làm hạn chế một số quyền của người nữ khi xác lập các giao dịch như quyền yêu cầu ly hôn thì phải có người đại diện.

Thứ hai, Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 không cấm kết hôn cùng giới.Về hôn nhân đồng giới, Luật HNGĐ 2000 quy định cấm kết hôn đồng giới, và vì cấm nên đi kèm sẽ có chế tài, xử phạt.

Nay, theo luật mới, từ 1-1-2015, Luật HNGĐ 2014 bỏ quy định “cấm kết hôn giữa những người cùng giới tính” nhưng quy định cụ thể “không thừa nhận hôn nhân giữa những người cùng giới tính-Khoản 2 Điều 8”. Như vậy những người đồng giới tính vẫn có thể kết hôn tuy nhiên sẽ không được pháp luật bảo vệ khi có tranh chấp xảy ra. Đây cũng được coi là một bước tiến nhỏ trong việc nhìn nhận hôn nhân giữa những người cùng giới tính của nhà nước ta trong tình hình xã hội hiện nay.

Như vậy, pháp luật Việt Nam về điều kiện kết hôn trong luật HN&GĐ năm 2014 đã, đang và sẽ được chỉnh sửa, bổ sung ngày một hoàn thiện hơn, quy định chặt chẽ hơn và triệt để hơn để phù hợp với điều kiện kinh tế- xã hội trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Nhìn nhận được toàn diện điều kiện kết hôn trong Luật HN&GĐ năm 2014 sẽ giúp các nhà làm luật có những định hướng đúng đắn cho việc xây dựng các văn bản hướng dẫn, khắc phục những điểm chưa rõ ràng, chưa phù hợp, chưa hoàn thiện trong quấ trình thi hành góp phần vào việc bảo đảm chế độ hôn nhân hạnh phúc cho mọi người dân.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tài liệu tiếng Việt

1. Bộ luật Dân sự Bắc kỳ năm 1931.

2. Bộ luật Dân sự Sài Gòn năm 1972.

3. Bộ luật Dân sự Trung kỳ năm 1936.

4. Nguyễn Văn Cừ (2013), “Hoàn thiện quy định về điều kiện kết hôn theo Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000”, Tạp chí Tòa án nhân dân (04.)

5. Vũ Hồng Điệp (2012), Tuổi kết hôn theo luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn, Khóa luận tốt nghiệp, Đại học Luật Hà Nội

6. Nguyễn Hồng Hải (2002), “Một vài ý kiến về khái niệm và bản chất pháp lý của hôn nhân”, Tạp chí Luật học (03), tr. 9-15.

7. Khuất Thị Thu Hạnh (2009), Chế định kết hôn theo Luật Hôn nhân và Gia đình Việt Nam năm 2000, Luận văn thạc sỹ, Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội.

8. Ngô Thị Hường (2001), “Mấy vấn đề về quy định cấm kết hôn giữa những người cùng giới tính”, Tạp chí luật học (06), tr. 32-35.

9. Ngô Thị Hường (1999), “Những vấn đề về sự tự nguyện khi kết hôn”, Tạp chí luật học (01), tr. 17-21.

10. Hoàng Việt luật lệ (Bộ luật Gia Long).

11. Nguyễn Phương Lan (1998), “Về một số điều kiện kết hôn trong Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam”, Tạp chí luật học (05), tr. 46-52.

12. Vũ Văn Mẫu (1973), Cổ luật Việt Nam và Tư pháp sử diễn giảng, Đại học Luật khoa Sài Gòn xuất bản.

13. Bùi Thị Mừng (2012), “Chế định kết hôn trong pháp luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam qua các thời kì dưới góc nhìn lập pháp”, Tạp chí luật học (11), tr. 27-34.

14. Quốc hội (2000), Nghị quyết số 35/2000/QH10 ngày 09/6/2000 về việc thi hành Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000.

15. Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao (2000), Nghị quyết số 02/2000/NQ- HĐTP ngày 23/12/2000 hướng dẫn áp dụng một số quy định của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000

16. Quốc triều hình luật (1995), Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

17. Bộ luật Dân sự năm 2005 18. Bộ luật Dân sự năm 2015

Một phần của tài liệu Quy định của pháp luật hiện hành về điều kiện kết hôn và thực tiễn thi hành tại tỉnh vĩnh phúc (Trang 73 - 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)