Chương 2: QUY ĐỊNH VỀ ĐIỀU KIỆN KẾT HÔN TRONG LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH NĂM 2014
2.1. Nội dung các điều kiện kết hôn
2.1.5. Không thừa nhận hôn nhân giữa những người cùng giới tính
Kết hôn giữa những người cùng giới là việc xác lập quan hệ vợ chồng giữa hai người đều là nam hoặc đều là nữ. Trước đây, Luật Hôn nhân và gia
đình các năm 1959 và 1986 không quy định cụ thể về điều này, dẫn đến tình trạng trên thực tế ở một số địa phương đã có hiện tượng các cặp nam, nữ cùng giới tính chung sống với nhau như vợ chồng. Đến Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000, các nhà làm luật quy định tại khoản 5 Điều 10 về việc cấm kết hôn giữa những người cùng giới tính. Sau hơn một thập kỷ áp dụng quy định này, thực tế vẫn cho thấy số người cùng giới tính có nhu cầu chung sống với nhau ngày càng tăng và Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 đã phải có sự điều chỉnh: tại khoản 2 Điều 8 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định: “Nhà nước không thừa nhận hôn nhân giữa người cùng giới tính”. Điều này thể hiện sự thay đổi trong quan niệm, nhận thức của xã hội ta nói chung, đặc biệt là những nhà làm luật về quyền kết hôn, sự bình đẳng của người đồng tính và các cặp đôi cùng giới. Nghĩa là các đôi cùng giới có thể tổ chức đám cưới hay chung sống với nhau, Nhà nước không can thiệp, không xử phạt hành chính việc này.
Tuy vậy, việc không thừa nhận hôn nhân giữa họ đồng nghĩa với việc ác đôi cùng giới sẽ không thể đăng ký kết hôn, không được cấp giấy chứng nhận kết hôn, hay việc chung sống của họ sẽ không được pháp luật thừa nhận là vợ chồng. Sở dĩ có quy định như trên là bởi:
Trước hết, những quan điểm và ý kiến cho rằng cần phải có cái nhìn khác về cộng đồng những người đồng tính luyến ái, song tính luyến ái và người chuyển giới (gọi tăt là LGBT- Les, Gay, Bisexual, Transgender) ngày một nhiều hơn.
Từ thế giới cho đến Việt Nam, cộng đồng những người LGBT và một bộ phận không nhỏ của xã hội cho rằng, người đồng tính có quyền mưu cầu hạnh phúc cho bản thân và đây là một quyền không thể tước bỏ của con người. Việc chấp nhận người đồng tính và hôn nhân đồng giới là sự thay đổi định kiến, sự kỳ thị chứ không phải thay đổi chuẩn mực sống hay giá trị truyền thống. Nếu thừa nhận nhu cầu tình dục đồng giới không phải là bệnh (như Tổ chức Y tế thế giới đã nhấn mạnh từ năm 1990), mà là một xu hướng có tính tự nhiên, không thể khuyến khích hay ngăn cản, thì việc hợp pháp hóa nhu cầu kết hôn để gắn bó với nhau của người đồng tính là việc nên làm. Hơn nữa, trong nhiều năm qua ở nước
ta, những phong trào và những ý kiến đòi quyền bình đẳng cho cộng đồng LGBT ngày một tăng. Các ý kiến cho rằng, những người LGBT có quyền bình đẳng như mọi người khác, trong đó phải có quyền kết hôn để mưu cầu hạnh phúc. Thực tế cũng ghi nhận không ít đám cưới của các cặp đồng tính đã diễn ra, và những đám cưới này cũng nhận được sự động viên và khích lệ từ dư luận:
như đám cưới gần đây nhất của 2 chàng trai tại Hòa Bình là Nguyễn Văn Tăng (sinh năm 1993) có hộ khẩu thường trú tại xã Yên Mông (TP.Hòa Bình, tỉnh Hòa Bình) và Loh Hong Jie, quốc tịch Singapore, hay của ca sĩ chuyển giới Lâm Khánh Chi và ông xã Phi Hùng vào cuối tháng 12 năm 2017…
Theo ông Phil Robertson, Phó Giám đốc khu vực châu Á của tổ chức bảo vệ nhân quyền Human Rights Watch thì “không một quốc gia nào khác trong khu vực Đông Nam Á tiến bộ bằng Việt Nam trong việc chấp nhận hôn nhân đồng tính”. Theo chuyên gia nhân quyền này, tại Thái Lan, những nỗ lực để ra những đạo luật về người đồng tính đã bị đình trệ kể từ ngày giới quân đội đảo chánh vào tháng 5/2014, còn Cam-Pu-Chia, Myanma và Lào thì không đưa vấn đề này vào chương trình nghị sự của Quốc hội. Thậm chí, theo một chiều hướng ngược lại của mình, Philippines đang xem xét luật cấm hôn nhân đồng tính, Indonesia và Malaysia, 2 quốc gia hồi giáo thì vẫn duy trì “quan điểm phân biệt đối xử cố hữu” chống lại người đồng tính, trong khi Brunei thì ra Luật Hình sự mới, phạt đánh roi và tù nặng đối với giới đồng tính (theo http://vi.rfi.fr/viet- nam/20150109-viet-nam-vo-dich-chau-a-ve-ton-trong-nguoi-dong-tinh/).
Về mặt pháp lý, hiện nay pháp luật nước ta không còn cấm hôn nhân cùng giới. Tuy nhiên, không cấm không có nghĩa là cho phép các cặp đôi cùng giới có thể đăng ký kết hôn, vì Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 đã quy định rất rõ: “Nhà nước không thừa nhận hôn nhân giữa những người cùng giới tính”
(Điều 8). Bằng việc “không thừa nhận”, Nhà nước Việt Nam đã thể hiện rõ quan điểm, lập trường của mình về vấn đề này. So với “cấm”, “không thừa nhận” nhẹ nhàng, nhân văn, nhân đạo hơn. Tuy nhiên, “không thừa nhận” ở đây cần được
hiểu là Nhà nước không khuyến khích và sẽ không thực hiện việc đăng ký kết hôn cho các cặp đôi cùng giới, do đó, giữa họ không phát sinh quan hệ về quyền và nghĩa vụ nếu chung sống với nhau như vợ chồng.Hôn nhân thực tế là hiện tượng hai bên nam nữ chung sống với nhau như vợ chồng trước ngày 03/01/1987 (ngày Luật Hôn nhân và Gia đình năm 1986 có hiệu lực) nhưng không đăng ký kết hôn, thì được Tòa án công nhận là vợ chồng khi ly hôn. Theo kịch bản tương tự, thực tế đã, đang và sẽ xuất hiện tình trạng “hôn nhân cùng giới thực tế”. Điều này có nghĩa là: Tuy không thể đăng ký kết hôn tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền và không được pháp luật công nhận là “vợ chồng”, nhưng các cặp đôi cùng giới hoàn toàn có thể làm đám cưới hay tổ chức hôn lễ theo phong tục truyền thống, sau đó chung sống với nhau như vợ chồng (tất nhiên việc này Nhà nước không khuyến khích).
Các trường hợp kết hôn cùng giới cần lưu ý rằng, bình thường thì sự chung sống giữa họ nếu “suôn sẻ” thì không sao, nhưng nếu trục trặc mà phải chia tay, hay khi một bên mất thì có thể sẽ phát sinh không ít hệ lụy phức tạp, nhất là về tài sản và con cái (có thể là con nuôi), vì hiện nay pháp luật chưa quy định việc giải quyết hậu quả Trong hoàn cảnh hiện nay, pháp luật nước ta chưa cho phép kết hôn cùng giới. Tuy nhiên, việc hủy bỏ quy định cấm kết hôn cùng giới trong Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 đã giúp cộng đồng những người đồng tính và các cặp đôi cùng giới bớt đi phần nào tâm lý bị xã hội, cộng đồng phân biệt đối xử; cho phép họ hy vọng về một sự thay đổi theo chiều hướng tích cực trong tương lai.
Như vậy, điều kiện về giới tính ở đây đã xác định rõ, khi đăng ký kết hôn thì hai bên bắt buộc phải là một bên nam và một bên nữ. Kết hôn là nhằm mục đích duy trì nòi giống. Tuy nhiên, khi những người cùng giới tính kết hôn với nhau thì không đảm bảo được những mục đích trên. Đây là việc làm không phù hợp với quy luật phát triển tự nhiên, trái với đạo đức xã hội và thuần phong mỹ tục của người Việt Nam. Chính vì vậy, Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 đã không thừa nhận hôn nhân của người cùng giới. Quy định này thể hiện rõ quan
điểm của Nhà nước ta là không thừa nhận việc những người cùng giới kết hôn với nhau.
Do vậy, nếu những người có yêu cầu đăng ký kết hôn với nhau thì cơ quan đăng ký kết hôn từ chối việc đăng ký kết hôn, trong trường hợp họ đã đăng ký kết hôn sau đó mới có chứng cứ cho rằng họ cùng giới tính thì khi có yêu cầu việc kết hôn này sẽ bị hủy theo quy định của pháp luật.
Trên thực tế có trường hợp có sự nhầm lẫn về giới tính khi họ làm giấy khai sinh, dẫn đến việc xác định giới tính không đúng giới tính trong giấy khai sinh. Xét về mặt sinh học thì họ là nam hay nữ nhưng có dị dạng về cơ thể dẫn đến có sự ngộ nhận về giới tính. Những trường hợp như thế đã có cơ sở cho rằng có sự nhầm lẫn về giới tính. Nhưng trên thực tế các cơ quan chức năng vẫn còn lúng túng khi giải quyết vấn đề này vì vậy những người nhầm lẫn về giới tính thường gặp khó khăn trong cuộc sống.
Hiện nay, hệ thống pháp luật Việt Nam không ghi nhận việc cho phép thay đổi giới tính, chỉ ghi nhận việc xác định lại giới tính. Điều 36 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định về quyền xác định lại giới tính với những nội dung cụ thể sau:
“1. Cá nhân có quyền xác định lại giới tính. Việc xác định lại giới tính của một người được thực hiện trong trường hợp giới tính của người đó bị khuyết tật bẩm sinh hoặc chưa định hình chính xác mà cần có sự can thiệp của y học nhầm xác định rõ giới tính
2. Việc xác định lại giới tính được thực hiện theo quy định của pháp luật.
3. Cá nhân đã thực hiện việc xác định lại giới tính có quyền, nghĩa vụ đăng ký thay đổi hộ tịch theo quy định của pháp luật về hộ tịch; có quyền nhân thân phù hợp với giới tính đã được xác định theo quy định của Bộ luật này và luật khác có liên quan”. Quy định này có ý nghĩa quan trọng, thể hiện ở việc có sự điều chỉnh kịp thời của các cơ quan lập pháp đối với những quan hệ phát sinh trong đời sống xã hội, đặc biệt là tình trạng chuyển đổi giới tính một cách tùy tiện thực tế đang diễn ra và có chiều hướng ngày càng gia tăng ở nước ta hiện nay. Vấn đề
xác định giới tính của conng]ời đã có quy phạm pháp luật điều chỉnh và được pháp luật tôn trọng, bảo vệ. Theo đó, sau khi đã xác định lại giới tính thì người đó còn được đăng ký hộ tịch theo giới tính mới của mình và được cải chính giới tính.
Điều 37 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về chuyển đổi giới tính: “Việc chuyển đổi giới tính được thực hiện theo quy định của luật. Cá nhân đã chuyển đổi giới tính có quyền, nghĩa vụ đăng ký thay đổi hộ tịch theo quy định của pháp luật về hộ tịch; có quyền nhân thân phù hợp với giới tĩnh đã được chuyển đổi theo quy định của Bộ luật này và luật khác có liên quan”. Quy định này nhằm tạo cơ chế pháp lý chống phân biệt đối xử với người chuyển đổi giới tính, bảo đảm họ có địa vị pháp lỳ bình đẳng như các cá nhân khác và sưk minh bạch trong thực hiện các quyền nhân thân, tài sản trong các quan hệ dân sự. Quy định tiến bộ này đã đưa Việt Nam vào nhóm các quốc gia có quy định pháp lỳ cụ thể để bảo vệ quyền của người chuyển đổi giới tính nói riêng và quyền của nhóm người LGBT nói chung. Quyền xác định lại giới tính và quyền chuyển đổi giới tính có khả năng thay đổi giới tính hiện tại của cá nhân. Giữa hai quyền này có điểm khác nhau cơ bản như về bản chất, cơ sở pháp lý, mục đích. Cụ thể như sau:
Thứ nhất, về bản chất: Đối với người xác định lại giới tính, các đặc điểm trên cơ thể của họ bị khuyết tật ngay từ khi sinh ra, không có vấn đề gì về mặt giới tính xã hội, bản thân họ chỉ không có sự thống nhất giữa giới tính sinh học thực chất và bộ phận sinh dục. Những người có khuyết tật bẩm sinh về giới tính, họ hoàn toàn hài lòng với giới tính bẩm sinh mà họ có, không có sự chênh nhau giữa giới tính sinh học bẩm sinh và giới tính xã hội, họ như những người bình thường khác.Còn đối với người chuyển giới lại hoàn toàn người lại, họ có giới tính sinh học hoàn toàn bình thường (Ví dụ như người có bộ nhiễm sắc thể giới tính là nữ, giới tính sinh học là nữ, có hông, ngực nở, không có yết hầu bộ phận sinh dục như của nữ giới, hoàn toàn bình thường) nhưng họ lại mang giới tính xã hội khác với giới tính sinh học, tức là họ muốn xã hội nhìn nhận mình
với hình ảnh một nam giới, không phải một nữ giới (Ví dụ như con gái nhưng cắt tóc ngắn, ăn mặc như con trai, giả giọng nói trầm của nam giới, dáng đi giống con trai…)
Thứ hai, về cơ sở pháp lý: Điều 36 Bộ luật Dân sự 2015 đã cụ thể hóa quyền xác định lại giới tính, giúp cho những người chưa định hình được giới tính một cách chính xác có được sự bảo vệ của pháp luật.
Còn về chuyển đổi giới tính pháp luật nước ta nghiêm cấm việc chuyển đổi đối với những người đã định hình, hoàn thiện về giới tính (khoản 1 Điều 4 Nghị định 88/2008NĐ-CP). Việc nghiêm cấm này nhằm ngăn chặn những hành vi chuyển đổi giới tính nhằm phục vụ cho các quan niệm tâm sinh lý lệch lạc, băng hoại đạo đức hoặc vì các mục đích khác như trốn tránh trách nhiệm pháp lý, gian lận trong thể thao…
Thứ ba, về mục đích: Xác định lại giới tính là trường hợp những người có giới tính bị khuyết tật bẩm sinh, về căn bản họ chỉ bị khuyết tật về bộ phận sinh dục, nên nhu cầu thực sự của họ không phải là chuyển đổi giới tính mà họ chỉ muốn trở về giới tính sinh học thực chất của họ, họ chỉ muốn có cấu tạo bên ngoài và bên trong cơ thể thống nhất. Còn những người chuyển đổi giới tính, vì bản thân họ luôn coi giới tính thực sự của mình là giới tính trái ngược với giới tính sinh học hiện có nên khao khát trở về giới tính thực của họ cháy bỏng, thường trực, họ muốn trở về giới tính thực của mình, để được thực hiện quyền mưu cầu hạnh phúc một trong những quyền cơ bản của con người. Tuy nhiên, cũng có nhiều người tiến hành chuyển đổi giới tính theo phong trào, để trốn tránh nghĩa vụ quân sự, gian lận trong các cuộc thi, để mưu sinh,… Ở Luật dân sự 2015 đã có những quy định mới về quyền xác định lại giới tính so với Bộ luật Dân sự 2005. Bảo đảm cho mỗi người được sống theo đúng giới tính của mình;
việc xác định lại giới tính phải được tiến hành trên nguyên tắc tự nguyện, khách quan, trung thực khoa học và phải chị trách nhiệm trước pháp luật về việc đã thực hiện xác định lại giới tính, giữ bí mât về các thông tin liên quan đến người xác định lại giới tính, trừ trường hợp có văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm
quyền yêu cầu cung cấp hồ sơ phục vụ cho việc kiểm tra, thanh tra, điều tra, truy tố và xét xử liên quan đến việc xác định lại giới tính.Ví dụ:
+ Chuyển đổi giới tính: Nguyễn Văn A sinh ra là Nam giới( có đầy đủ cơ quan sinh dục nam, hình dáng cơ thể bên ngoài là Nam, phát triển yết hầu, giọng trầm, có râu,….), càng lớn lên A nhận ra là mình có tình cảm với những người nam khác, A có xu hướng tình dục đồng giới, trong thâm tâm A chỉ nghĩ mình là con gái, muốn mọi người coi mình là một người con gái, từ đó A thay đổi phong cách ăn mặc nhẹ nhàng, thay đổi giọng nói, dáng đi của nữ giới …. Năm 2008 A đã quyết định sang Thái Lan tiến hành phẫu thuật cắt bỏ cơ quan sinh dục nam,…
+ Xác định lại giới tính: Lê Thị B sinh ra có hệ xương phát triển, có yết hầu, râu phát triển, tuy nhiên cơ quan sinh dục lại có hình dáng của nữ nên khai sinh là giới tính nữ. Sau này B đã tiến hành việc xét nghiệm và xác định lại giới tính của mình là nam.
Việc BLDS năm 2015 tiếp tục ghi nhận quyền xác định lại giới tính, chuyển đổi giới tính quy định tại Diều 36 và 37 là phù hợp và cần thiết trong thực tế đời sống. Tuy nhiên, cả 2 điều này dường như chỉ giải quyết được một phần nhỏ bé trong số những vấn đề phức tạp đã phát sinh trên thực tế.
Vì vậy, cộng đồng những người chuyển giới đang rất mong chờ Dự thảo Luật chuyển đổi giới tính của Việt Nam sẽ được trình Quốc Hội trong thời gian gần nhất. Việc Người đẹp chuyển giới Hương Giang của Việt Nam vừa đăng quang tại cuộc thi Hoa hậu Chuyển giới Quốc tế 2018 có thể nói chiến thắng này là động lực lớn cho cộng đồng người đồng tính, lưỡng tính và chuyển giới (LGBT) nói chung. Tuy nhiên để tới được với vinh quang này, Hương Giang đã phải trải qua một hành trình dài, vượt qua rất nhiều khó khăn để có được sự công nhận của xã hội. Ở nước ta hiện chưa có Luật chuyển đổi giới tính. Hiện nay, dự thảo Luật chuyển đổi giới tính của Việt Nam đã được hoàn thiện cơ bản và sắp được trình Quốc hội. Nếu được thông qua dự thảo Luật này sẽ tạo nên những chuyển biến gì đối với cộng đồng những người chuyển giới?.