Chương 3. THỰC TIỄN ÁP DỤNG PHÁP LUẬT HIỆN HÀNH VỀ ĐIỀU KIỆN KẾT HÔN VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ THỰC THI PHÁP LUẬT VỀ ĐIỀU KIỆN KẾT HÔN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH VĨNH PHÚC
3.1. Thực tiễn áp dụng pháp luật về điều kiện kết hôn trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc
Qua hơn 03 năm thực hiện, Luật HN&GĐ năm 2014 đã chứng tỏ được vai trò tích cự trong việc góp phần xây dựng gia đình hạnh phúc, tiến bộ, là cơ sở pháp lý qua trọng để bảo vệ quyền lợi ích hợp pháp của các chủ thể trong quan hệ HN&GĐ khi có tranh chấp, qua đó đảm bảo sự ổn định và phát triển gia đình Việt Nam và sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Cụ thể là:
Thứ nhất, Luật HN&GĐ năm 2014 đã góp phần tích cực trong việc xóa bỏ những phong tục, tập quán lạc hậu về HN&GĐ ở Việt Nam, đề cao được vai trò của gia đình trong đời sống xã hội, góp phần quan trọng để giữ gìn và phát huy truyền thống và những phong tục, tập quán tốt đẹp của dân tộc Việt Nam, nâng cao trách nhiệm của công dân, của cơ quan nhà nước trong việc xây dựng, củng cố chế độ HN&GĐ ở Việt Nam, đồng thời kế thừa và phát triển pháp luật về HN&GĐ của Việt Nam. Luật HN&GĐ năm 2014 đóng vai trò quan trọng trong công cuộc xây dựng, hoàn thiện và bảo vệ chế độ HN&GĐ tiến bộ ở Việt Nam, xây dựng chuẩn mực pháp lý cho hành vi ứng xử của các thành viên trong gia đình, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của các thành viên trong gia đình.
Thứ hai, Luật HN&GĐ năm 2014 đã ghi nhận, đảm bảo và góp phần thực thi, bảo vệ quyền con người trong lĩnh vực HN&GĐ ở Việt Nam. Nhiều quy định của Luật HN&GĐ năm 2014 là sự cụ thể hóa các quy định về quyền con người được ghi nhận trong Hiến Pháp 2013, nhưng được ghi nhận theo hướng thực tế hơn, có tính khả thi cao, như việc quy định tương đối đầy đủ, rõ ràng về điều kiện kết hôn, đăng ký kết hôn; quyền và nghĩa vụ của vợ chồng; quy định về vấn đề đại diện cho nhau giữa vợ, chồng; vấn đề ly hôn; về tài sản chung, tài sản riêng của vợ, chồng; vấn đề chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân; vấn đề cấp dưỡng; giám hộ; nhận cha, mẹ con;… đồng thời khẳng định các quyền và
nghĩa vụ của công dân trong mối quan hệ về HN&GĐ, trong việc xây dựng gia đình bình đẳng, ấm no, hạnh phúc, tiến bộ (quan hệ vợ chồng; quan hệ cha mẹ, con; quan hệ giữa ông, bà với các cháu; giữa các anh, chị, em…). Việc thực thi luật HN&GĐ năm 2014 còn đảm bảo được các quyền về dân sự của mỗi công dân được quy định trong BLDS năm 2015 (quyền kết hôn, quyền ly hôn, quyền nhận cha, mẹ, con, quyền xác định cha, mẹ cho con …), xử lý hành vi vi phạm và bảo vệ nạn nhân của hành vi xâm phạm quyền con người trong lĩnh vực HN&GĐ...
Thứ ba, Luật HN&GĐ năm 2014 ra đời đã tạo nền tảng cho sự ổn định, phát triển gia đình Việt Nam nói chung, cho sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và địa phương nói riêng. Góp phần xây dựng cơ chế bảo đảm về chính sách chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội nhằm công nhận, thực thi và bảo vệ quyền con người về HN&GĐ, có biện pháp tạo điều kiện để các công dân nam, nữ xác lập hôn nhân tự nguyện, tiến bộ và gia đình thực hiện đầy đủ chức năng của mình63.
Tuy nhiên, việc áp dụng quy định các điều kiện kết hôn vào thực tiễn trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc vẫn còn nhiều hạn chế, cụ thể là:
Thứ nhất, thực tiễn giải quyết các vụ việc về HN&GĐ chịu sự ảnh hưởng bởi các phong tục, tập quán gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là khi thu thập chứng cứ (đối với các vụ việc nam nữ chung sống với nhau như vợ chồng không đăng ký kết hôn) nhưng lại được cộng đồng dân cư nơi đang sinh sống bảo vệ và công nhận. Trên địa bàn tỉnh vẫn tồn tại nhiều trường hợp tảo hôn, lấy nhiều chồng hoặc nhiều vợ, kết hôn nhưng không đăng ký kết hôn theo quy định... Hiện tượng này xảy ra tại một số huyện chưa pháp triển như huyện Sông Lô, Bình Xuyên, Tam Đảo, bất chấp sự can thiệp của chính quyền địa phương.
Việc áp dụng tập quán để giải quyết các tranh chấp về dân sự nói chung và các quan hệ HN&GĐ nói riêng luôn được pháp luật quan tâm. Tuy nhiên, trong
63 Trần Thị Phương Thảo, “Các điều kiện kết hôn theo quy định của pháp luật hiện hành”, luận văn thạc sĩ luật học, trường đại học Luật Hà Nội, năm 2014
quá trình áp dụng pháp luật, cách hiểu thế nào là phong tục tập quán tốt đẹp, thế nào là phong tục tập quán lạc hậu (hủ tục) vẫn chưa thống nhất, không có văn bản pháp luật nào hướng dẫn cụ thể. Hơn nữa, pháp luật chưa có quy định chế tài phù hợp đối với các trường hợp cố tình vi phạm pháp luật về HN&GĐ khi áp dụng các phong tục lạc hậu, cổ hủ gây ảnh hưởng đến quyền lợi nam nữ khi kế hôn, của phụ nữ, trẻ em và sự phát triển kinh tế văn hóa chung của địa phương.
Thứ hai, hiện nay vẫn còn tình trạng tảo hôn trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc.
Nguyên nhân của nạn tảo hôn ở địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc xuất phát từ nhiều lý do, điển hình là từ nghèo đói, thất học, thiếu hiểu biết về khoa học giới tính cũng như pháp luật, đây vừa là nguyên nhân, vừa là hệ quả của nạn tảo hôn. Các yếu tố này tạo nên một luẩn quẩn quanh những xã, huyện nghèo của Vĩnh Phúc như xã Đồng Tĩnh, huyện Tam Dương; xã Bàn Giản huyện Lập Thạch; xã Lưu Bạch huyện Sông Lô... Ngoài ra còn kể đến nạn cưỡng ép kết hôn sớm vì nhu cầu lao động của các hộ gia đình cũng là một nguyên nhân chủ yếu của vấn nạn này. Ví dụ như vụ việc tại xã Lưu Bạch Huyện Sông Lô (do người dân kể lại):
Đầu năm 2016, em Lù Thị Hà, dân tộc Tày, 15 tuổi, ở xã Lưu Bạch Huyện Sông Lô về làm dâu trong một gia đình cùng xã. Cuộc sống mới tại nhà chồng vất vả hơn so với tưởng tượng của cô bé 15 tuổi. Sau đám cưới, kinh tế gia đình nhà chồng đã khó khăn nay lại càng khó khăn hơn. Chồng rời quê đi làm công nhân ở thành phố Vĩnh Yên tỉnh Vĩnh Phúc, Phương ở nhà tiếp quản gần như tất cả công việc. Hà cho biết, lấy chồng cũng là lúc em phải dừng việc học. Em từng ước mơ trở thành cô giáo đứng trên bục giảng nhưng gia đình khó khăn quá, bố mẹ cho em nghỉ học ở nhà lấy chồng. Bên cạnh việc gánh vác công việc gia đình, em còn phải chịu áp lực chuyện sinh con với quan niệm "con đàn cháu
đống" của gia đình chồng.
Em Hoàng Thị Mai, sinh năm 2001, dân tộc Mông, ở xã Bàn Gianr huyện Lập Thạch, xã Hùng Lợi cũng lấy chồng khi mới 15 tuổi. Mai đang mang bầu được 8 tháng. Mai nói: "Con đẻ ra cứ nuôi nó khắc lớn". Còn ít tuổi lại mang thai nhưng Mai phải làm nhiều việc nặng nhọc như đi lên rừng lấy củi…
Còn các chàng trai trong xã lại quan niệm rằng "phải kết hôn sớm mới tìm được vợ tốt". Do đó, việc ra sức tìm vợ, lấy vợ sớm như khẳng định “năng lực” với đám trai bản... Em Hoàng Văn Bằng, xã Đồng Tĩnh huyện Tam Dương lấy vợ khi mới 15 tuổi. Vợ em là Hoàng Thị Sính hơn Bằng 5 tuổi. Khi đưa vợ đi đẻ, do còn quá trẻ, Bằng rất bỡ ngỡ. Các y, bác sĩ ở Trạm Y tế xã vừa đỡ đẻ, vừa phải đi mua đồ dùng cho sản phụ…
Thông qua việc khảo sát tình hình thực tiễn ở các xã, huyện, trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc có thể nhận thấy, tỷ lệ tảo hôn trên địa bản tình diễn ra khá phổ biến, chưa có xu hướng giảm. Đặc biệt, tình trạng này chỉ tập trung tại một số khu vực xã, huyện nghèo có đời sống kinh tế khó khăn, tập trung đồng bào dân tộc thiểu số. Hiện tượng này cũng đặt ra câu hỏi đối với cơ quan quản lý của địa phương về công tác dân số.
Thứ ba, hiện tượng vi phạm sự tự nguyện kết hôn vẫn còn diễn ra phổ biến.
Nó biểu hiện qua các hủ tục tồn tại ở một số xã trên địa phương. Đây là những biến tướng từ phong tục của đồng bào dân tộc, khi hai bên nam nữ yêu nhau nhưng bị gia đình ngăn cấm, hoặc để hợp pháp hóa tình yêu “tình trong như đã, mặt ngoài còn e” của các đôi tình nhân. Nhiều gia đình, chì vì muốn có thêm người làm, bất chấp con mình còn nhỏ, đã tổ chức đám cưới cho con mình.
Nhiều bé gái đang tuổi đi học, khi bị bố mẹ cho nghỉ học về lấy chồng, làm vợ nên không thể quay trở lại trường học. Nhiều giáo viên đã vận động nhà trai cho các em được tiếp tục đi học nhưng đều bị từ chối. Một thực trạng đau lòng là bản thân bố mẹ các bé gái cũng thờ ơ trước nạn tảo hôn. Những sự việc đáng buồn này gây ảnh hưởng không nhỏ đến tâm, sinh lý của các em.
Ngày nay xã hội càng phát triển, khi lối sống hưởng thụ của giới trẻ ngày càng được đề cao thì hiện tượng cưỡng ép kết hôn, giả tạo kết hôn, kết hôn vì mục đích vật chất, xảy ra ngày càng nhiều trên khu vực của địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc. Sự vi phạm ý chí tự nguyện khi kết hôn còn được biểu hiện qua thực tế đau lòng, một số gia đình giàu có ở thành phố về các xã ở quê tìm những cô gái xinh xắn, hiền lành, chất phác rồi cho nhà cô gái nhiều tiền vàng, rồi đón họ về
làm vợ những đứa con trai nghiện ngập, bệnh tật hay đồng tính của mình. Tình trạng này chưa phải là phổ biến nhưng cũng là một thực tế hiện hữu trong đời sống xã hội hiện nay. Một số cô gái trẻ vì tiền bạc, vì muốn hưởng thụ, muốn đổi đời đã “nhắm mắt đưa chân” về làm dâu nhà giàu, để rồi nhận được một cuộc sống không có hạnh phúc.
Thứ tư, hiện tượng kết hôn vi phạm nguyên tắc hôn nhân một vợ một chồng vẫn còn xảy ra trên địa bàn tỉnh. Sự vi phạm chế độ hôn nhân một vợ, một chồng thể hiện ở hủ tục lấy nhiều vợ, nhiều chồng của đồng bào dân tộc ít người trên địa bàn tỉnh. Hiện nay, công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật của các cán bộ địa phương được tăng cường, hiện tượng vi kết hôn vi phạm nguyên tắc một vợ một chồng vẫn chưa được xóa bỏ. Nguyên nhân sâu xa khiến tình trạng này là do sự hiểu biết pháp luật của người dân còn thấp kém, quan niệm phong kiến phải có con trai nối dõi ăn sâu vào trong tâm thức của người đàn ông ở nhiều địa phương. Bên cạnh đó, việc thực hiện thủ tục đăng ký kết hôn ở chính quyền địa phương chưa được thực hiện nghiêm chỉnh. Nhiều trường hợp khi lấy người vợ đầu có đăng ký cưới hỏi theo đúng quy định pháp luật, nhưng người vợ sau họ chỉ thực hiện “lấy chui”, vì vậy chính quyền địa phương gặp khó khăn trong công tác quản lý.
Ngay ở các xã khó khăn của Tỉnh, việc vi phạm hôn nhân một vợ, một chồng cũng xảy ra công khai. Trường hợp thực hiện hành vi này vừa trái pháp luật, vừa vi phạm luân thường đạo lý, trách nhiệm chăm sóc lẫn nhau của những thành viên trong gia đình như bỏ con gái để, cưới “vợ bé” để có con trai nỗi dõi… vẫn còn tồn tại. Để có thể hạn chế tối đa được vấn đề này không chỉ đòi hỏi có những chế tài mang tính cưỡng chế của Nhà nước được quy định trong các văn bản quy phạm pháp luật, mà còn cần đến sự tuyên truyền, phổ biến, giáo dục về trách nhiệm đạo đức của mỗi người khi ứng xử với các thành viên trong gia đình.
Một nguyên nhân tiếp theo có thể dẫn đến vấn việc vi phạm nguyên tắc hôn nhân một vợ một chồng phải kể đến nạn ngoại tình. Ngoại tình làm tan vỡ
hạnh phúc gia đình, kéo theo là những căn bệnh xã hội có nguy cơ lây nhiễm cao như HIV, AISD... Sự xuống cấp của đạo đứa, cùng với những trường hợp lợi dụng tình của người khác cảm tạo nên những mối quan hệ không lành mạnh, môi trường làm việc không lành mạnh. Thậm chí khiến người thì bị thiệt hại về sức khỏe, tính mạng .... Hiện nay đã có những chế tài hành chính để xử lý các hành vi vi phạm chế độ một vợ một chồng. Tuy nhiên thực tiễn thực hiện gặp vô số khó khăn, muốn phạt hành chính người ngoại tình phải chứng minh đến ba yếu tố: Họ có con chung, có tài sản chung, quan hệ chung sống phải được hàng xóm xác nhận Trong thực tế có những người ngoại tình cả chục năm trời mà nếu họ và tình nhân không có con chung, không chứng minh được giữa họ có tài sản chung thì cũng khó có thể xử phạt được họ mà chỉ vi phạm về mặt đạo đức và bị xã hội lên án.
Thứ năm, vẫn tồn tại nhiều trường hợp người bị mất năng lực hành vi dân sự vẫn kết hôn, sinh con với người khác. Một số trường hợp biết người chồng/
vợ tương lai bị mắc bệnh nhưng vẫn kết hôn. Những trường hợp này xảy ra không nhiều, vì những người bình thường và gia đình của họ không dễ dàng chấp nhận cả cuộc đời gắn bó với một người bị bệnh tâm thần không làm chủ được bản thân nhưng do nhiều nguyên nhân khác nhau như “quá lứa nhỡ thì”, hay vì “mục đích kinh tế” mà một bên là người bình thường vẫn chấp nhận kết hôn với người bị tâm thần, bị down… Theo ý kiến của các chuyên gia trong lĩnh vực y tế, xét về mặt y học biểu hiện của bệnh nhân tâm thần là khá phức tạp, người bệnh thường có những suy nghĩ hoang tưởng, hành vi bộc phát và những biểu hiện của bệnh rất khó đoán trước. Do đó, người bệnh tâm thần không có sự đảm bảo một cuộc sống gia đình yên ổn và sự an toàn cho người thân trong gia đình. Trong trường hợp mắc bệnh nhẹ (như trầm cảm) người bệnh có thể kết hôn nếu tìm được người yêu thương. Trong trường hợp này cũng có thể coi đó cũng là cách trị bệnh. Nhưng nếu bệnh nhân mắc bệnh lâu ngày và càng có xu hướng tăng nặng thì không nên kết hôn để tránh những bi kịch xảy ra cho gia đình. Và
trong bất cứ tình huống nào, người mắc bệnh tâm thần cũng hạn chế sinh con để không ảnh hưởng đến sức khỏe con cái sau này.
Việc kết hôn giữa một người bình thường và một người bị tâm thần kéo theo hậu quả xảy ra rất ghê gớm, không chỉ đối với hai bên nam nữ mà còn là gắng nặng đối với cả xã hội. Kết quả của những cuộc hôn nhân này thường sinh ra những đứa trẻ thiểu năng về trí tuệ, mắc các hội chứng down, động kinh, teo não… và thường thì bị cha, mẹ và gia đình xa lánh, không quan tâm chăm sóc.
Rõ ràng Nhà nước nói chung và tỉnh Vĩnh Phúc nói riêng cần có sự quản lý chặt chẽ hơn về vấn đề kết hôn của người mắc bệnh tâm thần để bảo vệ của chính quyền lợi của phụ nữ và trẻ em không may sinh ra bị mắc bệnh bẩm sinh.
Tình trạng kết hôn mà có một bên là người mất năng lực hành vi dân sự lỗi một phần thuộc về một bên nam (nữ) tự nguyện kết hôn với người bị mắc bệnh, một phần khác thuộc về trách nhiệm của gia đình, người thân hoặc người khác biết bệnh tình người bị mắc bệnh tâm thần cố tình che giấu. Những trường hợp này cũng phổ biến đối với trường hợp gia đình có con cái bị nghiện ngập ma túy hay rượu chè. Hiện nay Luật HN&GĐ năm 2014 không buộc gia đình, người thân và những người khác biết về bệnh của người mắc bệnh tâm thần và các bệnh khác mất khả năng nhận thức phải khai báo hoặc cam đoan trước cơ quan đăng ký kết hôn. Khi đăng ký kết hôn, ngoài giấy chứng nhận độc thân để xác định chưa có vợ có chồng thì không cần một loại giấy tờ nào khác chứng nhận về tình trạng sức khỏe hiện nay của hai bên. Điều này cho thấy pháp luật chưa thực sự quan tâm nhiều đến vấn đề đối tượng kết hôn có đảm bảo được sức khỏe để kết hôn và duy trì cuộc sống gia đình sau này.
Thứ sáu, việc thực hiện quy định pháp luật về đăng ký kết hôn ở các địa phương còn nhiều bất cập, chủ yếu là vấn đề liên quan đến thủ tục đăng ký kết hôn. Nguyên nhân có thể kể đến là do trình độ chuyên môn của các cán bộ hộ tịch còn yếu kém, cũng như cách làm việc quan liêu, thiếu trách nhiệm đối với công việc của một số cán bộ tại địa phương.