Phân tích tình hình tăng (giảm) năng suất lao động

Một phần của tài liệu Giáo trình Phân tích hoạt động kinh doanh (Nghề Kế toán doanh nghiệp Trình độ Cao đẳng) (Trang 25 - 28)

CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH SỬ DỤNG CÁC YẾU TỐ SẢN XUẤT CỦA

2.2. Phân tích tình hình sử dụng lao động

2.2.2. Phân tích tình hình tăng (giảm) năng suất lao động

Năng suất lao động là số lượng sản phẩm được làm ra trong 1 đơn vị thời gian hoặc là thời gian cần thiết để tạo ra 1 đơn vị sản phẩm.

Năng suất lao động = Số sản phẩm sản xuất Thời gian lao động Năng suất lao động = Thời gian lao động Số sản phẩm sản xuất

Công thức trên phản ánh năng suất lao động bằng thước đo hiện vật, và chỉ phản ánh cho một loại sản phẩm hoặc một nhóm sản phẩm. Để tính năng suất lao động cho toàn doanh nghiệp, bằng thước đo giá trị, ta sử dụng công thức:

Năng suất lao động = Giá trị sản xuất Thời gian lao động 2.2.2.2. Các chỉ tiêu về năng suất lao động

- Năng suất lao động là chỉ tiêu hiệu quả trong sản xuất. Việc sử dụng tốt lao động là điều kiện để tăng năng suất lao động. Có nhiều cách tính khác nhau về năng suất lao động:

- Năng suất lao động bình quân giờ (Ng): phản ánh trong 1 giờ làm việc bình quân 1 người lao động tạo ra được bao nhiêu đồng giá trị sản xuất.

Ng = GO Tg

Trong đó:

GO: Tổng giá trị sản xuất

Tg : Tổng số giờ làm việc của toàn bộ công nhân trong năm Tg = LĐ x n x g

LĐ: Tổng số công nhân

n: Số ngày làm việc bình quân g: Số giờ làm việc bình quân ngày

-Năng suất lao động bình quân ngày (Nn): phản ánh bình quân trong 1 ngày làm việc 1 người lao động tạo ra được bao nhiêu đồng giá trị sản xuất.

Ng = GO Tn

Trong đó: Tn: Tổng số ngày làm việc của toàn bộ công nhân trong năm.

Tn = LĐ x n

Năng suất lao động bình quân ngày còn có thể được tính:

Nn = Ng x g

-Năng suất lao động bình quân cả năm (Ncn): phản ánh bình quân trong 1 năm 1 công nhân tạo ra bao nhiêu đồng giá trị sản xuất.

Ncn = GO

LĐ Năng suất lao động bình quân năm còn được tính :

Ncn = Nnx n = Ngx g x n

Vì vậy, ta thiết lập được phương trình biểu diễn mối quan hệ giữa các chỉ tiêu về lao động đối với giá trị sản xuất:

GO = LĐx n x g x Ng

2.2.2.3.Đánh giá tình hình tăng giảm năng suất lao động a. Mục đích đánh giá

Đánh giá tình hình tăng giảm các loại năng suất lao độngđể có kết luận vềtình hình sửdụng thời gian lao động tại doanh nghiệp.

b. Phương pháp đánh giá

- Bước 1: Xác định các loại năng suất lao động ở kỳ gốc.

- Bước 2: Xác định các loại năng suất lao động ở kỳ phân tích.

- Bước 3: Dùng phương pháp so sánh để tính các chỉ tiêu tuyệt đối, tương đối về năng suất lao động giữa kỳ phân tích với kỳ gốc.

- Bước 4: Nhận xét, kiến nghị

2.2.2.4. Đánh giá năng suất lao động dựa trên kết quả sản xuất kinh doanh a. Phương pháp

Sử dụng phương pháp số chênh lệch đểphân tích sự ảnh hưởng của các nhân tố đến kết quả sản xuất kinh doanh.

+ Bước 1: Xác định chỉ tiêu phân tích: giá trị sản xuất (GO) + Bước 2: Xác định đối tượng phân tích

∆GO = GO1 – GO0

+ Bước 3: Xác định mức độ ảnh hưởng các nhân tố

Ảnh hưởng của nhân tố số công nhân sản xuất bình quân trong năm (∆LĐ)

∆LĐ = (LĐ1–LĐ0) x n0 x g0 xNg0

Ảnh hưởng của nhân tố số ngày làm việc bình quân trong năm (∆n)

∆n = LĐ1 x (n1 – n0) x g0 x Ng0

Ảnh hưởng của nhân tố số giờ làm việc bình quân trong ngày (∆g)

∆g = LĐ1 x n1 x (g1 – g0) x Ng0

Ảnh hưởng của nhân tố năng suất lao động bình quân giờ (∆Ng)

∆Ng = LĐ1x n1x g1x(Ng1 – Ng0)

 Tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng:

∆GO = ∆LĐ + ∆n + ∆g + ∆Ng

+ Bước 4: Nhận xét, kiến nghị b. Ví dụ minh họa

Tại 1 Doanh nghiệp trong năm N có tài liệu như sau:

Chỉ tiêu Kế hoạch Thực tế

1. Giá trị sản xuất (1.000 đ) 30.000 35.000 2. Số công nhân sản xuất bình quân (người) 100 120 3. Số ngày làm việc bình quân năm (ngày) 270 280 4. Số giờ làm việc bình quân ngày (giờ) 8 7,5

Yêu cầu: Phân tích tình hình thực hiện kế hoạch các chỉ tiêu về năng suất lao động và xác định mức độ ảnh hưởng các chỉ tiêu về năng suất lao động đến giá trị sản xuất .

Lời giải:

- Đánh giá tình hình tăng giảm năng suất lao động + Lập bảng tính các loại năng suất lao động (mục (6)) + Tính chênh lệch giữa kỳ thực tế và kế hoạch

Chỉ tiêu Kế hoạch Thực tế Chênh lệch

(1) Giá trị sản xuất (1.000 đ) 30.000 35.000 5.000

(2) Số công nhân sản xuất bình quân (người) 100 120 20

(3) Số ngày làm việc bình quân năm (ngày) 270 280 10

(4) Số giờ làm việc bình quân ngày (giờ) 8 7,5 -0,5

(5) Tổng số giờ làm việc (giờ)

(5)= (2)x(3)x(4) 261.000 252.000 36.000

(6) Tổng số ngày làm việc

(6) = (2) x (3) 27.000 33.600 6.600

-Năng suất lao động bình quân giờ (1.000 đ) ((1)/(5))

-Năng suất lao động bình quân ngày (1.000 đ) ((1)/(6))

-Năng suất lao động bình quân năm (1.000 đ) ((1)/(2))

0,139 1,111 300

0,139 1,042 291,667

0 -0,069 -8,333 + Nhận xét tình hình thực hiện chỉ tiêu về năng suất lao động:

 Năng suất lao động bình quân cả năm giảm: Tốc độ tăng số ngày lao động nhỏ hơn tốc độ giảm số giờ lao động trong ngày.

 Năng suất lao động bình quân ngày giảm: Tốc độ tăng giá trị sản xuất nhỏ hơn tốc độ tăng của công nhân. Doanh nghiệp nên xem xét lại chất lượng quản lý ngày công lao động của công nhân bởi năng suất lao động giờ không đổi, vì quản lý lơi lỏng nên số giờ làm việc giảm .

 Năng suất lao động bình quân giờ không thay đổi, số ngày làm việc bình quân tăng lên 10 ngày nhưng lại nhỏ hơn tốc độ giảm số giờ làm việc trong ngày.

Doanh nghiệp quản lý số ngày công lao động chưa chặt.

- Đánh giá năng suất lao động dựa trên kết quả sản xuất kinh doanh + Bước 1: Xác định chỉ tiêu phân tích

+ Bước 2: Xác định đối tượng phân tích

∆GO = GO1 – GO0

+ Bước 3: Xác định mức độ ảnh hưởng các nhân tố

 Ảnh hưởng của nhân tố số công nhân sản xuất bình quân:

∆LĐ = 20 x 270 x 8 x 0,139 = 6004,8

 Ảnh hưởng của nhân tố số ngày lao động bình quân:

∆n = 120 x 10 x 8 x 0,319 = 1.334,4

 Ảnh hưởng của nhân tố số giờ lao động bình quân:

∆g = 120 x 280 x (-0,5) x 0,319 = -2.335

 Ảnh hưởng của nhân tố năng suất lao động bình quân giờ:

∆Ng = 120 x 280 x 7,5 x 0 = 0

 Tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng:

∆GO = 6004,8 + 1334,4 – 2.335 + 0 = 5.004

+ Bước 4: Nhận xét: Qua các số liệu tính toán ở trên ta thấy: ảnh hưởng của nhân tố số công nhân sản xuất bình quân và số ngày lao động bình quân tăng đã làm tăng tổng giá trị sản xuất, do đó có thể nói việc quản lý thời gian lao động của doanh

Một phần của tài liệu Giáo trình Phân tích hoạt động kinh doanh (Nghề Kế toán doanh nghiệp Trình độ Cao đẳng) (Trang 25 - 28)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(66 trang)
w