Phân tích kết quả khối lượng sản xuất

Một phần của tài liệu Giáo trình Phân tích hoạt động kinh doanh (Nghề Kế toán doanh nghiệp Trình độ Cao đẳng) (Trang 54 - 57)

4.1.1.1. Nội dung, ý nghĩa của chỉ tiêu phản ánh kết quả khối lượng sản xuất a. Nội dung

Các chỉ tiêu khối lượng sản phẩm sản xuất ở doanh nghiệp là chỉ tiêu quan trọng vì nó cho thấy trình độ lực lượng sản xuất không những của riêng doanh nghiệp, mà còn của cả địa phương, khu vực và cả nước, thường được phản ánh qua 3 chỉ tiêu:

- Tổng sản lượng đặc trưng cho khối lượng công việc đã thực hiện trong kỳ hạch toán.

- Sản lượng hàng hóa đặc trưng cho khối lượng thành phẩm được sản xuất ra trong kỳ hạch toán.

- Sản lượng hàng hóa thực hiện đặc trưng cho khối lượng sản xuất và tiêu thụ trong kỳ hạch toán. Đây là chỉ tiêu phản ánh kết quả cuối cùng trong hoạt động sản xuất – kinh doanh của doanh nghiệp.

Để phân tích các chỉ tiêu phán ánh khối lượng sản xuất có thể dùng phương pháp so sánh:

- So sánh giữa sản lượng thực tế với sản lượng kế hoạch nhằm đánh giá chung tình hình hoàn thành kế hoạch các chỉ tiêu trên.

- So sánh giữa sản lượng thực tế với sản lượng ở các kỳ trước để thấy được tốc độ tăng trưởng sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

b. Ý nghĩa

Các chỉ tiêu phán ánh khối lượng sản xuất có thể tính theo giá cố định hoặc giá thực tế có ý nghĩa sau:

- Là cơ sở số liệu, tài liệu quan trọng để tập hợp cho số liệu thống kê theo hệ thống tài khoản quốc gia, của từng ngành, từng địa phương và toàn bộ nền kinh tế quốc dân.

- Đánh giá khái quát và mối quan hệ giữa các chỉ tiêu phản ánh quy mô sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

- Đánh giá thực trạng và triển vọng của từng doanh nghiệp.

4.1.1.2. Phân tích quy mô của kết quả sản xuất

Để đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch sản xuất về mặt khối lượng, người ta sử dụng chỉ tiêugiá trị tổng sản lượng (GO). Chỉ tiêu này bao gồm:

- Giá trị thành phẩm sản xuất, đây là yếu tố chủ yếu, chiếm tỷ trọng lớn (Gt) - Giá trị công việc có tính chất công nghiệp làm cho bên ngoài (Gc)

- Giá trị phụ phẩm, phế phẩm, thứ phẩm, phế liệu thu hồi(Gf) - Giá trị hoạt động cho thuê máy móc, thiết bị (Gm)

- Giá trị chênh lệch giữa đầu kỳ và cuối kỳ của sản phẩm dở dang (SPDD), bán thành phẩm(Gd)

(GO) = (Gt) + (Gc) + (Gf) + (Gm) + (Gd)

a. Phương pháp phân tích tình hình sản xuất về khối lượng - Phương pháp so sánh bằng số tuyết đối:

∆GO = GO1 – GO0

Với GO1,GO0 : Giá trị sản xuất kỳ phân tích, kỳ kế hoạch.

+ Việc so sánh này cho thấy sự biến động về quy mô của giá trị sản xuất.

+ Sử dụng phương pháp số cân đối để phân tích ảnh hưởng của từng nhân tố . - Phương pháp so sánh bằng số tương đối:

∆GO = GO1

x 100%

GO0

+ Việc so sánh này cho thấy tốc độ tăng trưởng, tỷ lệ hoàn thành kế hoạch.

+ ∆GO ≥ 0 cho thấy doanh nghiệp hoàn thành kế hoạch về giá trị tổng sản lượng.

+ ∆GO < 0 cho thấy doanh nghiệp không hoàn thành kế hoạch về giá trị tổng sản lượng.

Ví dụ: Trích số liệu của 1 doanh nghiệp như sau: (ĐVT: 1.000.000)

Chỉ tiêu Kế hoạch Thực tế

1.Giá trị sản phẩm hoàn thành 50.000 55.000 2.Giá trị công việc gia công bên ngoài 5.000 6.000 3. Giá trị phế liệu, phế phẩm thu hồi 2.000 1.000

4. Giá trị cho thuê tài sản 7.000 5.600

5. Giá trị chênh lệch SPDD cuối kỳ - đầu kỳ 10.000 11.4000

Yêu cầu: Hãy phân tích chỉ tiêu tổng sản lượng của doanh nghiệp thực tế so với kế hoạch.

Bảng phân tích tình hình thực hiện kế hoạch giá trị tổng sản lượng

Chỉ tiêu Kế

hoạch Thực tế Chênh

lệch Tỷ lệ

% 1.Giá trị sản phẩm hoàn thành 50.000 55.000 5.000 10 2.Giá trị công việc gia công bên ngoài 5.000 6.000 1.000 20 3. Giá trị phế liệu, phế phẩm thu hồi 2.000 1.000 -1.000 -50

4. Giá trị cho thuê tài sản 7.000 5.600 -1.400 -20

5. Giá trị chênh lệch SPDD cuối kỳ - đầu kỳ 10.000 11.400

0 1.400 14

Tổng giá trị sản lượng 74.000 79.000 5.000 6,76

Nhân xét: Giá trị tổng sản lượng của doanh nghiệp thực tế tăng so với kế hoạch 6,76%, tức là tăng thêm 5 tỷ đồng. Đó là do nguyên nhân sau :

- Do giá trị sản phẩm hoàn thành tăng 10% đã làm cho giá trị tổng sản lượng tăng 5 tỷ đồng. Nếu tình hình tiêu thụ bình thường thì đây là dấu hiệu đáng mừng vì doanh nghiệp đã mở rộng quy mô.

- Giá trị công việc gia công cho bên ngoài tăng 20% làm cho tổng sản lượng sản xuất tăng lên 1 tỷ đồng, đây là biểu hiện tốt bởi doanh nghiệp mở rộng sản xuất, tận dụng cơ sở vật chất kỹ thuật để tăng thu nhập.

- Phế liệu, phế phẩm thu hồi giảm 50% làm cho giá trị tổng sản lượng giảm tương đương1 tỷ đồng. Chứng tỏ chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp đã được nâng lên và giảm thiệt hại sản phẩm hỏng, tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp.

- Giá trị cho thuê tài sản giảm 20% làm cho tổng sản lượng giảm tương đương 1,4 tỷ đồng…

- Chênh lệch SPDD cuối kỳ và đầu kỳ tăng 14% làm cho tổng sản lượng của Dn tăng tương ứng 1,4 tỷ đồng.Doanh nghiệp cần xem xét lại công tác tổ chức sản xuất vì tốc độ tăng của sản phẩm dở dang lớn hơn tốc độ tăng của sản phẩm hoàn thành. Đây là dấu hiệu tồn động vốn trong sản xuất.

* Bên cạnh việc so sánh tuyệt đối và tương đối giá trị tổng sản lượng thì doanh nghiệp cần so sánh liên hệ kết quả đạt được với chi phí sản xuất chi ra trong kỳ để đánh giá toàn diện về tính hiệu quả của quá trình sản xuất:

∆GO = GO1- CF1

x GO0

CF0

Hay sử dụng chỉ tiêu so sánh tương đối trong mối liên hệ với chi phí:

Tỷ lệ % hoàn thành kế hoạch giá trị tổng

sản lượng

= GO1

x 100 GO0 x CF1

CF0

Trong đó: CF1, CF0 là tổng chi phí sản xuất trong kỳ thực hiện, kế hoạch

- Nếu ∆GO > 0 thì doanh nghiệp hoàn thành kế hoạch sản xuất sản phẩm mà vẫn tiết kiệm được chi phí.

- Nếu ∆GO < 0 thì doanh nghiệp có thể hoàn thành kế hoạch sản xuất sản phẩm nhưng chưa hiệu quả vì chi phí tăng nhiều.

Ví dụ:Tài liệu tại một công ty 6 tháng đầu năm 200X như sau:

Chỉ tiêu Kế hoạch Thực

hiện

% so với kế hoạch 1. Giá trị tổng sản lượng (1.000đ) 348.000 400.000 115

2. Giá trị sản lượng hàng hóa (1.000đ) 310.000 350.000 113 3. Tổng chi phí sản xuất (1.000đ) 240.000 300.000 125 4. Tỷ suất sản xuất hàng hóa (2/1) 0,891 0,875 98

Tài liệu trên cho thấy, công ty hoàn thành vượt mức kế hoạch trên các chỉ tiêu giá trị tổng sản lượng và giá trị sản lượng hàng hóa. Giá trị tổng sản lượng đạt 115%

(vượt 52.000.000 đồng), giá trị sản lượng hàng hóa đạt 113% (vượt 40.000.000 đồng) so với kế hoạch, thấp hơn mức độ đạt được của giá trị tổng sản lượng. Do đó, làm cho tỷ suất sản xuất hàng hóa của công ty khá cao, chứng tỏ nhiệm vụ chính của công ty là sản xuất hàng hóa cung cấp cho xã hội.

Để đánh giá chính xác kết quả sản xuất của công ty, cần liên hệ với tình hình chi phí. Tài liệu trên cho thấy, tốc độ tăng chi phí sản xuất cao hơn tốc độ tăng kết quả sản xuất. Do vậy, liên hệ với chi phí sản xuất ta thấy kết quả sản xuất doanh nghiệp đạt được như sau:

∆GO = 400.000 – 348.000 x 125% = -35.000 (nghìn đồng) Hay đạt: 400.000/(348.000 x 125%) = 92%

Điều này cho thấy mặc dù doanh nghiệp hoàn thành kế hoạch giá trị tổng sản lượng nhưng hiệu quả không cao. Nếu như dự kiến kế hoạch, trong điều kiện bình thường với chi phí là 240.000.000 đồng đạt được khối lượng sản phẩm trị giá

348.000.000 đồng đáng lẽ khối lượng sản phẩm sản xuất phải đạt 435.000.000 đồng ((300.000.000 x 348.000.000)/240.000.000). Nhưng thực tế doanh nghiệp chỉ đạt 400.000.000 đồng. Vì thế, có thể nói trong điều kiện sản xuất bình thường, doanh nghiệp đã không hoàn thành kế hoạch sản xuất về mặt quy mô, chi phí tăng quá nhiều.

Để thấy rõ nguyên nhân dẫn đến tình trạng nói trên, cần thiết phải liên hệ với tình hình thực tế của công ty trong quá trình điều hành, chỉ đạo sản xuất, đi vào các nhân tố có thể lượng hóa được mức độ ảnh hưởng như lao động, năng suất lao động, máy móc, thiết bị, nguyên vật liệu,…

Một phần của tài liệu Giáo trình Phân tích hoạt động kinh doanh (Nghề Kế toán doanh nghiệp Trình độ Cao đẳng) (Trang 54 - 57)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(66 trang)
w