Phân tích tình hình hoàn thành kế hoạch tiêu thụ về mặt khối lượng

Một phần của tài liệu Giáo trình Phân tích hoạt động kinh doanh (Nghề Kế toán doanh nghiệp Trình độ Cao đẳng) (Trang 61 - 66)

4.2. Phân tích kết quả tiêu thụ sản phẩm hàng hóa

4.2.3. Phân tích tình hình hoàn thành kế hoạch tiêu thụ về mặt khối lượng

Phân tích chung tình hình tiêu thụ là xem xét, đánh giá sự biến động về khối lượng sản phẩm tiêu thụ xét ở toàn bộ doanh nghiệp và từng loại sản phẩm, đồng thời xem xét mối quan hệ cân đối giữa dự trữ, sản xuất và tiêu thụ để thấy khái quát tình hình tiêu thụ và những nguyên nhân ban đầu ảnh hưởng đến tình hình đó.

Mục đích của việc phân tích là cung cấp thông tin cho các nhà quản trị biết được tình hình tiêu thụ sản phẩm hàng hoá của doanh nghiệp đạt ở mức nào, từ đó có kế hoạch điều chỉnh sản xuất thu mua để giảm bớt hàng tồn kho và có biện pháp khai thác và mở rộng thị trường tiêu thụ.

Chỉ tiêu phân tích thường là khối lượng bán ra của các mặt hàng, thể hiện qua thước đo giá trị hoặc thước đo hiện vật.

- Khi phân tích tình hình hoàn thành kế hoạch tiêu thụ của từng mặt hàng có thể sử dụng chỉ tiêu là thước đo hiện vật:

Tỷ lệ % hoàn thành kế hoạch

tiêu thụ từng loại sản phẩm = Khối lượng sản phẩm tiêu thụ thực tế x 100 Khối lượng sản phẩm tiêu thụ kế hoạch

- Khi phân tích tình hình hoàn thành kế hoạch tiêu thụ của toàn bộ sản phẩm hàng hóa, doanh nghiệp phải sử dụng chỉ tiêu là thước đo giá trị:

Tt (%) = ∑q1ip0i

x 100

∑q0ip0i

Trong đó:

q0i, q1i : khối lượng sản phẩm tiêu thụ kế hoạch, thực tế của sản phẩm i.

p0i: Đơn giá bán theo kế hoạch của sản phẩm i.

+ Tt: ¿ 100 % : Doanh nghiệp hoàn thành kế hoạch tiêu thụ toàn bộ sản phẩm.

+ Tt: <100 % : Doanh nghiệp không hoàn thành kế hoạch tiêu thụ toàn bộ sản phẩm.

Lưu ý : Trong thực tế thì so sánh doanh thu thực tế với doanh thu kế hoạch thì không chính xác do đơn giá thay đổi, do đó phải cố định giá.

4.2.3.2. Phân tích tình hình hoàn thành kế hoạch tiêu thụ mặt hàng

Phân tích tình hình tiêu thụ theo mặt hàng sẽ giúp cho chủ doanh nghiệp biết được mặt hàng nào bán được, với mức độ bao nhiêu để có hướng kinh doanh hiệu quả.

Nguyên tắc phân tích tình hình tiêu thụ theo mặt hàng là không được lấy mặt hàng tiêu thụ vượt để bù cho mặt hàng tiêu thụ hụt dự kiến vì bản thân chỉ tiêu mức tiêu thụ mặt hàng không chứa đựng yếu tố tính toán bù trừ. Có như vậy mới biết được thực trạng kinh doanh.

Trong trường hợp này ta sử dụng chỉ tiêu tỷ lệ % hoàn thành kếhoạch tiêu thụ sản phẩm theo mặt hàng:

Tỷ lệ % hoàn thành kế hoạch

tiêu thụ theo mặt hàng = ∑q1i0

p0i

x 100

∑q0ip0i

q1i0: Khối lượng sản phảm chủ yếu tiêu thụ kỳ thực tế trong giới hạn kế hoạch T = 100 % : Doanh nghiệp hoàn thành kế hoạch tiêu thụ sản phẩm theo mặt hàng.

T <100 % : Doanh nghiệp không hoàn thành kế hoạch tiêu thụ sản phẩm theo mặt hàng.

Ví dụ: Có tài liệu về tình hình tiêu thụ ba sản phẩm A, B, C của một doanh nghiệp sau để phân tích tình hình hoàn thành kế hoạch tiêu thụ sản phẩm theo mặt hàng của doanh nghiệp.

Sản phẩm Số lượng sản phẩm tiêu thụ Đơn giá bán kế hoạch (1.000 đ) Kế hoạch Thực tế

A 1.200 1.350 10

B 2.700 2.500 15

C 4.300 4.500 30

Ta xác định tỷ lệ % hoàn thành kế hoạch tiêu thụ theo mặt hàng của doanh nghiệp:

Tỷ lệ % hoàn thành kế hoạch

tiêu thụ theo mặt hàng = 1.200x10 + 2.500x15 + 4.300x30

x 100 = 98,3%

1.200x10 + 2.700x15 + 4.300x30

Như vậy, doanh nghiệp đã không hoàn thành kế hoạch tiêu thụ về mặt hàng, nguyên nhân dẫn đến tình hình này là do sản phẩm không hoàn thành kế hoạch tiêu thụ (tỷ lệ hoàn thành kế hoạch về tiêu thụ của sản phẩm B là 92,6%). Do đó, doanh nghiệp cần phải đi sâu phân tích sản phẩm B, xem xét các nguyên nhân dẫn đến tình trạng tiêu thụ kém và tìm biện pháp khắc phục.

CÂU HỎI ÔN TẬP I. Lý thuyết

1. Trình bày nội dung, ý nghĩa của chỉ tiêu phản ánh kết quả khối lượng sản xuất của doanh nghiệp.

2. Hãy cho biết các nguyên nhân chủ yếu ảnh hưởng đến kết quả tiêu thụ sản phẩm hàng hóa của doanh nghiệp.

3. Khi phân tích về chất lượng sản phẩm, doanh nghiệp sử dụng chỉ tiêu nào? Hãy phân biệt các chỉ tiêu đó.

II.Bài tập thực hành

Bài 1: Tài liệu về kết quả sản xuất của Công ty M trong năm N như sau:

ĐVT: Triệu đồng

Chỉ tiêu Kế hoạch Thực hiện

1. Tổng giá trị sản xuất 4.356 5.304

2. Giá trị sản lượng hàng hóa sản xuất 3.960 4.420

3. Giá trị sản lượng hàng hóa thực hiện 3.600 3.400

4. Chi phí sản xuất kinh doanh 5.400 5.920

Yêu cầu:

1. Phân tích tình hình thực hiện kế hoạch sản xuất trong năm N của DN.

2. Xây dựng phương trình kinh tế biểu hiện mối quan hệ giữa các chỉ tiêu phản ánh kết quả sản xuất của DN. Tính toán và nêu ý nghĩa của hệ số sản xuất hàng hóa và hệ số tiêu thụ hàng hóa.

3. Đánh giá chi phí sản xuất kinh doanh trong mối quan hệ với kết quả sản xuất tổng giá trị sản xuất.

Bài 2: Có số liệu thống kê về tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Toàn Thắng năm 2007 như sau:

Sản phẩm

Thứ hạng chất lượng

SP

Khối lượng SP SX

(sản phẩm) Đơn giá bán

(1.000 đồng/sản phẩm)

KH TH KH TH

A Loại I 800 760 200 200

Loại II 600 500 160 150

B

Loại I 600 1.000 100 100

Loại II 700 650 85 80

Loại III 700 700 50 50

Yêu cầu:

1. Đánh giá tình hình sản xuất về mặt chất lượng theo 2 phương pháp:

- Đơn giá bình quân

- Hệ số phẩm cấp bình quân

2. Phân tích tình hình thực hiện kế hoạch sản xuất theo mặt hàng.

Bài 3: Căn cứ vào tài liệu sau của Xí nghiệp X:

Đơn vị tính: triệu đồng Sản

phẩm Chi phí sản xuất Giá trị sản phẩm hỏng Chi phí sửa chữa SP hỏng

KH TH KH TH KH TH

A 35.000 44.400 700 1.110 350 666

B 40.000 36.000 2.000 2.160 1.200 360

C 25.000 39.600 375 1.188 125 792

Yêu cầu: Phân tích tình hình thực hiện kế hoạch sản xuất về chất lượng sản phẩm.

Bài 4: Có tài liệu về doanh thu bán hàng của các cửa hàng thuộc Công ty Z trong 2 năm báo cáo như sau:

* Doanh thu bán hàng năm 2005.

+ Cửa hàng A: 27 triệu đồng;

+ Cửa hàng B: 18 triệu đồng;

+ Cửa hàng C: 15 triệu đồng;

* Doanh thu bán hàng năm 2006.

+ Cửa hàng A: 30 triệu đồng;

+ Cửa hàng B: 14 triệu đồng;

+ Cửa hàng C: 21 triệu đồng;

Yêu cầu: Phân tích tình hình tiêu thụ về doanh thu.

Bài 5:Có tài liệu về tình hình sản xuất, tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp Y thể hiện qua các tài liệu sau:

Loại sản phẩm

Số lượng sản phẩm sản xuất (sp)

Giá bán đơn vị sản phẩm (1000đ)

Giá thành sản xuất đơn vị sản phẩm (1000đ)

KH TH KH TH KH TH

A 1.200 1.000 250 250 190 185

B 1.800 2.500 500 520 450 440

Chi phí bán hàng và quản lý: - Kỳ kế hoạch: 360 triệu đồng - Kỳ thực hiện: 500 triệu đồng Yêu cầu:

1. Phân tích tình hình tiêu thụ của doanh nghiệp.

2. Phân tích tình hình lợi nhuận của doanh nghiệp.

Bài 6: Một doanh nghiệp sản xuất 3 loại sản phẩm A, B, C theo đơn đặt hàng có các tài liệu trong kỳ như sau:

1. Số lượng sản phẩm tồn kho, sản xuất trong kỳ (tấn):

Sản

phẩm Tồn đầu kỳ Sản xuất trong kỳ Tồn kho cuối kỳ

KH TH KH TH KH TH

A 5.000 4.000 70.000 64.000 4.000 4.000

B 10.000 9.000 60.000 62.000 2.700 2.800

C 3.000 4.000 30.000 32.000 3.000 2.000

2. Giá vốn và giá bán của từng mặt hàng (1000đ):

Sản phẩm Giá bán đơn vị sản phẩm Giá vốn đơn vị sản phẩm

KH TH KH TH

A 16 17 10 11

B 14 13 8 7

C 10 12 5 4

3. Tổng chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp (1.000đ):

- Kế hoạch: 28.200 - Thực hiện: 19.500 Yêu cầu:

1. Đánh giá chung tình hình thực hiện kế hoạch tiêu thụ sản phẩm và tiêu thụ mặt hàng 2. Phân tích tình hình thực hiện kế hoạch lợi nhuận gộp về tiêu thụ sản phẩm

3. Phân tích tình hình thực hiện kế hoạch lợi nhuận thuần tiêu thụ sản phẩm?

Bài 7:Có tài liệu thống kê về tình hình sản xuất kinh doanh của 1 doanh nghiệptrong năm báo cáo 2007 như sau:

Sản

phẩm Thứ hạng

chất Khối lượng SP

SX Đơn giá bán

(1.000đ/sp) Giá thành đơn vị sản phẩm

lượng SP (1.000đ/sp) (1.000đ/sp)

KH TH KH TH NT KH TH

A Loại I 1.000 1.200 250 250 160 150 140

Loại II 500 400 200 180 160 150 135

B

Loại I 5.000 6.000 360 350 370 300 290

Loại II 1.000 800 350 350 360 300 280

Loại III 1.000 700 320 320 360 300 280

Yêu cầu:

1. Đánh giá tình hình sản xuất về mặt chất lượng theo hai phương pháp.

- Đơn giá bình quân ( P ).

- Hệ số phẩm cấp bình quân (H).

2. Phân tích tình hình thực hiện kế hoạch hạ giá thành sản phẩm so sánh được.

3. Phân tích tình hình thực hiện kế hoạch chi phí cho 1.000 đồng sản phẩm hàng hoá.

4. Đánh giá chung tình hình thực hiện kế hoạch tiêu thụ sản phẩm trong kỳ (giả sử số lượng sản phẩm sản xuất bằng số lượng sản phẩm tiêu thụ)

Một phần của tài liệu Giáo trình Phân tích hoạt động kinh doanh (Nghề Kế toán doanh nghiệp Trình độ Cao đẳng) (Trang 61 - 66)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(66 trang)
w