Phân tích tình hình sử dụng tài sản cố định (TSCĐ)

Một phần của tài liệu Giáo trình Phân tích hoạt động kinh doanh (Nghề Kế toán doanh nghiệp Trình độ Cao đẳng) (Trang 28 - 33)

CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH SỬ DỤNG CÁC YẾU TỐ SẢN XUẤT CỦA

2.3. Phân tích tình hình sử dụng tài sản cố định (TSCĐ)

Tài sản cố định là bộ phận tài sản chủ yếu, phản ánh năng lực sản xuất hiện có, trình độ tiến bộ khoa học kĩ thuật của doanh nghiệp.

TSCĐ là những tư liệu lao động có đủ 2 tiêu chuẩn về giá trị và thời gian sử dụng theo đúng qui định của Nhà nước về quản lý TSCĐ hiện hành. TSCĐ trong doanh nghiệp có thể bao gồm: TSCĐ hữu hình, TSCĐ vô hình và TSCĐ thuê tài chính. Trong nội dung phân tích ở đây chỉ đề cập đến loại TSCĐ hữu hình.

Ðể củng cố và hoàn thiện công tác quản lý TSCĐ, thì một yêu cầu có ý nghĩa quan trọng là phải tiến hành phân tích tình hình trang bị và sử dụng TSCĐ. Thông qua phân tích cho các nhà quản trị sẽ thấy được những ưu nhược điểm trong quá trình đầu tư xây dựng cơ bản, trong quá trình trang bị và sử dụng TSCĐ. Trên cơ sở đó có các biện pháp thúc đẩy doanh nghiệp cải tiến phương thức đầu tư, đổi mới công tác quản lý và có giải pháp sử dụng hiệu quả TSCĐ.

a. Phân tích chung tài sản cố định

- Căn cứ theo chức năng trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, thì TSCĐ có thể chia ra làm 2 loại: TSCĐ dùng trong sản xuất và TSCĐ dùng ngoài sản xuất.

+ TSCĐ dùng trong sản xuất là những TSCĐ tham gia vào sản xuất để tạo ra sản phẩm hoặc cung cấp dịch vụ. Ðây là loại TSCĐ cần thiết được ưu tiên trang bị vì nó có ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. TSCĐ dùng trong sản xuất bao gồm: Nhà cửa, vật kiến trúc, máy móc thiết bị, phương tiện vận tải...

+ TSCĐ dùng ngoài sản xuất là những tài sản không tham gia vào quá trình sản xuất để tạo ra sản phẩm, nó bao gồm: TSCĐ dùng trong bán hàng và quản lý chung.

- Việc trang bị TSCĐ cho người lao động nhiều hay ít sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất lao động, đến kết quả kinh doanh. Ðể phân tích tình hình trang bị người ta sử dụng 2 chỉ tiêu: Hệ số trang bị chung TSCĐ và Hệ số trang bị kỹ thuật TSCĐ.

Hệ số trang bị chung TSCĐ = Giá trị TSCÐ

Tổng số lao động bình quân Hệ số trang bị kỹ thuật = Giá trị các phương tiện kỹ thuật

Tổng số lao động bình quân (Phương tiện kỹ thuật là những TSCÐ trực tiếp tham gia vào sản xuất).

- Phương pháp phân tích:

+ So sánh giá trị TSCĐ theo nguyên giáqua các kỳ để thấy được sự biến động tăng, giảm, sự thay đổi về quy mô TSCĐ của doanh nghiệp.

+ So sánh tỷ trọng từng nhóm TSCĐ qua các kỳđể thấy được sự biến động về quy mô và cơ cấu tài sản của doanh nghiệp.

+ Cơ cấu TSCĐ được coi là hợp lý nếu sự phân bố TSCĐ vào mỗi nhóm, mỗi loại hợp lý, đảm bảo yêu cầu phục vụ sản xuất kinh doanh một cách có hiệu quả.

-Ví dụ: Số liệu thu thập theo báo cáo năm N về tình hình tăng giảm TSCĐ của một doanh nghiệp được phản ánh qua bảng sau:

-

Đơn vị tính: Triệu đồng

Chỉ tiêu Đầu năm Tăng

trong năm

Giảm trong năm

Cuối năm Nguyên

giá % Nguyên

giá %

1. TSCĐ dùng vào kinh doanh 4.280 89,5 190 - 4.470 89,2

- Nhà cửa 500 190 - 690 -

- Máy móc thiết bị 2.500 - - 2.500 -

-… .. … … …

2. TSCĐ dùng cho phúc lợi, khác 500 10,5 160 120 540 10,8

Tổng giá trị TSCĐ 4.780 100 350 120 5.010 100

- Nhận xét: Theo số liệu ở bảng phân tích trên cho thấy cuối năm so với đầu năm TSCĐ của doanh nghiệp đã tăng 230 triệu đồng, chứng tỏ trong kỳ doanh nghiệp đã chú trọng việc trang bị thêm TSCĐ để nâng cao năng lực sản xuất. Trong đó, TSCĐ dùng vào mục đích sản xuất kinh doanh đã tăng lên 190 triệu đồng, số tăng này chủ yếu là nhà cửa mà chưa thật chú trọng đến máy móc thiết bị, chúng ta cần tìm nguyên nhân để có nhận xét chính xác.

b. Phân tích tình hình trang bị tài sản cố định

- TSCĐ tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất kinh doanh, sau mỗi chu kỳ về hình thái hiện vật hao mòn dần và giá trị hao mòn được chuyển vào giá trị sản phẩm.

Do đó, để đánh giá tình trạng kỹ thuật cuả TSCĐ phải căn cứ vào hệ số hao mòn TSCĐ. Hệ số này có thể tính chung cho toàn bộ TSCĐ, nhưng cũng có thể tính riêng cho từng loại TSCĐ.

Hệ số hao mòn TSCĐ

(Hm) = Giá trị hao mòn TSCĐ trong kỳ Nguyên giá TSCĐ

Hệ số này càng tiến gần đến 1 bao nhiêu càng nói lên sự cũ kỹ và lạc hậu của TSCĐ bấy nhiêu, ngược lại càng tiến gần đến 0 nói lên TSCĐ mới được trang bị.

- Phương pháp phân tích: So sánh hệ số hao mòn cuối kỳ với đầu kỳ của toàn bộ hay của từng loại TSCĐ riêng sẽ thấy được sự biến động về tình trạng kỹ thuật chung của toàn bộ TSCÐ cũng như của từng loại TSCÐ riêng biệt trong doanh nghiệp.

Trên cơ sở đó sẽ có các giải pháp sử dụng và đầu tư cho hợp lý.

ΔLĐ = LĐHm = Hm1 - Hm0

Trong đó:

+ Hm1: Hệ số hao mòn TSCÐ cuối năm hoặc của năm nay.

+ Hm0: Hệ số hao mòn TSCÐ đầu năm hoặc của năm trước.

Nếu: ΔLĐ = LĐHm > 0: chứng tỏ tình trạng kỹ thuật của TSCÐ đã giảm do quá trình sử dụng.

Nếu ΔLĐ = LĐHm < 0: ngược lại tình trạng kỹ thuật cuả TSCÐ không đổi hoặc tăng lên, nguyên nhân trong trường hợp này có thể do trong kỳ có sự đầu tư tăng thêm TSCÐ.

2.3.2. Phân tích tình hình sử dụng tài sản cố định a. Phân tích hiệu suất sử dụng tài sản cố định (Hs)

- Để đo lường hiệu suất sử dụng TSCĐ, người ta lấy kết quả đầu ra, đó chính là giá trị sản xuất so với chi phí đầu vào của việc sử dụng TSCĐ (Nguyên giá TSCĐ), do đó, hiệu suất sử dụng TSCĐ được tính như sau:

Hiệu suất sử dụng

TSCĐ (Hs) = Giá trị sản lượng Nguyên giá TSCĐ bình quân Nguyên giá TSCĐ

bình quân = NGTSCĐđầu kỳ + NGTSCĐcuối kỳ

2

Ý nghĩa: cứ một đồng nguyên giáTSCĐ bình quân thì tạo ra bao nhiêu đồng giá trị sản xuất.Hs càng tăng thì việc sử dụng TCSĐ càng hiệu quả.

-Phương pháp phân tích:so sánh hiệu suất sử dụng TSCĐ ở kỳ phân tích và kỳ gốc để xem xét tính hiệu quả của doanh nghiệp trong việc sử dụng TSCĐ.

+ Bước 1: Xác địnhchỉ tiêu phân tích: Hiệu suất sử dụng TSCĐ (Hs) Chỉ tiêu phân tích kỳ phân tích: Hs1

Chỉ tiêu phân tích kỳ gốc: Hs0

+Bước 2: Xác định đối tượng phân tích: ∆Hs = Hs1 – Hs0

Nếu ∆Hs > 0: Hiệu suất sử dụng TSCĐ tăng.

Nếu ∆Hs < 0: Hiệu suất sử dụng TSCĐ giảm.

+ Bước 3: Nhận xét, kiến nghị

-Ví dụ minh họa: Tại 1 doanh nghiệp có tài liệu như sau:

(ĐVT: 1.000.000 đ)

Chỉ tiêu Năm trước Năm nay

Giá trị sản xuất 68.460 77.292

Nguyên giá TSCĐ bình quân 1.050 1.130

Yêu cầu: Phân tích hiệu quả sử dụng TSCĐ năm nay so với năm trước.Xác định mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến giá trị sản xuất.

Lời giải:

Bảng phân tích hiệu suất sử dụng TSCĐ của doanh nghiệp + Gọi Hs là Hiệu suất sử dụng TSCĐ

+ Gọi GO là Giá trị sản xuất

+ Gọi NG là Nguyên giá TSCĐ bình quân

Chỉ tiêu Năm trước Năm nay Năm nay so với năm trước

Mức Tỷ lệ

Giá trị sản xuất 68.460 77.292 8.836 12,9%

Nguyên giá TSCĐ bình quân 1.050 1.130 80 7,62%

Hiệu suất sử dụng TSCĐ 65,2 68,4 3,2 4,91 %

+ Bước 1: Xác địnhchỉ tiêu phân tích: Hiệu suất sử dụng TSCĐ (Hs) Chỉ tiêu phân tích kỳ phân tích: Hs1

Chỉ tiêu phân tích kỳ gốc: Hs0

+ Bước 2: Xác định đối tượng phân tích:

∆Hs = Hs1 – Hs0 = 3,2 tương ứng 4,91%.

∆Hs > 0 nên Hiệu suất sử dụng TSCĐ tăng.

+ Bước 3: Nhận xét, kiến nghị

Hiệu suất sử dụng TSCĐ năm nay tăng so với năm trước. Bảng số liệu trên cho thấy doanh nghiệp đã đầu tư thêm tài sản cố định làm giá trị tài sản cố định tăng 80 triệu đồng (tương ứng 7,62%), dẫn đến làm gia tăng giá trị sản xuất 8.836 triệu đồng (tương ứng 12,9%) so với năm trước.

b. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng của thiết bị sản xuất đến kết quả sản xuất

* Phương pháp phân tích

Việc tiến hành phân tích mức độ ảnh hưởng của việc sử dụng máy móc, thiết bị đến kết quảsản xuất được thực hiện bằng phương pháp loại trừ.

- Bước 1: Xác địnhchỉ tiêu phân tích: Giá trị sản xuất (GO) Chỉ tiêu phân tích kỳ phân tích: GO1

Chỉ tiêu phân tích kỳ gốc: GO0

- Bước 2: Xác định đối tượng phân tích: ∆GO = GO1 – GO0

Nếu ∆GO< 0: Giá trị sản xuất giảm.

- Bước 3: Xác định phương trình biểu diễn mối quan hệ của các chỉ tiêu đến giá trị sản xuất:

Giá trị sản xuất

(GO) =

Số lượng thiết bị bình quân

(SLTB) x

Số giờ làm việc bình quân 1 thiết bị

(G) x

Năng suất bình quân 1 máy

(WG)

- Bước 4: Xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến giá trị sản xuất. Có 3 nhân tố ảnh hưởng đến giá trị sản xuất của doanh nghiệp:

+ Tác động của số lượng thiết bị:

∆SLTB = (SLTB1 – SLTB0) x G0 x WG0

+ Tác động của giờ máy hoạt động:

∆G = Q1 x (G1 – G0) x WG0

+ Tác động của NSLĐ mỗi giờ máy:

∆W = Q1 x G1 x (WG1 –WG0)

+ Tổng hợp mức ảnh hưởng của các nhân tố: ∆GO = ∆SLTB + ∆G + ∆W + Bước 5: Nhận xét, kiến nghị

- Ví dụ:Tại 1 doanh nghiệp có tài liệu như sau:

Chỉ tiêu Kế hoạch Thực hiện +/- %

1. Giá trị sản lượng 10.000.000 $ 12.000.000 $ 2.000.000$ 20 2. Tổng giờ máy hoạt động 40.000 giờ 41.000 giờ 1.000 giờ 2,5

3. Số lượng máy móc thiết bị 10 10 0 0

4. Số giờ làm việc 1 máy 4.000 giờ 4.100 giờ 100 giờ 2,5 5. Sản lượng bình quân 1 giờ máy 250 $ 292,68 $ 42,68 17

- Bước 1: Xác địnhchỉ tiêu phân tích: Giá trị sản xuất (GO) Chỉ tiêu phân tích kỳ phân tích: GO1

Chỉ tiêu phân tích kỳ gốc: GO0

- Bước 2: Xác định đối tượng phân tích:

∆GO = 12.000.000 – 10.000.000 = 2.000.000 $

∆GO > 0 nênGiá trị sản xuất tăng.

- Bước 3: Xác định phương trình biểu diễn mối quan hệ của các chỉ tiêu đến giá trị sản xuất:

Giá trị sản xuất

(GO) =

Số lượng thiết bị bình quân

(SLTB) x

Số giờ làm việc bình quân 1 thiết bị

(G) x

Năng suất bình quân 1 máy

(WG)

- Bước 4: Xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến giá trị sản xuất. Có 3 nhân tố ảnh hưởng đến giá trị sản xuất của doanh nghiệp:

+ Tác động của số lượng thiết bị:

∆SLTB = ( 10 – 10 ) x 40.000 x 250 = 0$

+ Tác động của giờ máy hoạt động:

∆G = 10 x (4.100 – 4.000) x 292,68 = 292.680$

+ Tác động của NSLĐ mỗi giờ máy:

∆W = 10 x 4100 x (292,68 – 250) = 1.749.880 $ + Tổng hợp mức ảnh hưởng của các nhân tố:

∆GO = ∆SLTB + ∆G + ∆W = 2.000.000$

+ Bước 5: Nhận xét, kiến nghị

Tài liệu phân tích trên cho thấy, doanh nghiệp đã quản lý có hệu quả các thiết bị trong doanh nghiệp, có biện pháp làm gia tăng năng suất lao động mỗi giờ máy, góp phần tăng giá trị sản xuất của doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu Giáo trình Phân tích hoạt động kinh doanh (Nghề Kế toán doanh nghiệp Trình độ Cao đẳng) (Trang 28 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(66 trang)
w