Phân tích tình hình đảm bảo chất lượng sản phẩm

Một phần của tài liệu Giáo trình Phân tích hoạt động kinh doanh (Nghề Kế toán doanh nghiệp Trình độ Cao đẳng) (Trang 57 - 60)

Trong nền kinh tế thị trường, chất lượng sản phẩm được đặt lên hàng đầu và là vấn đề sống còn của doanh nghiệp. chính vì vậy, doanh nghiệp luôn luôn phải cải tiến, nâng cao chất lượng sản phẩm để dáp ứng nhu cầu ngày càng cao cho người tiêu dùng.

Việc năng cao chất lượng sản phẩm sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc tiêu thụ sản phẩm, tăng tốc độ chu chuyển vốn, góp phần nâng cao uy tín của doanh nghiệp trên thị trường, và có ý nghĩa thiết thực đối với người tiêu dùng và xã hội.

Do tính chất quan trọng của chất lượng sản phẩm, đòi hỏi các nhà quản lý phải thường xuyên tiến hành tổng kết, phân tích, đánh giá. Qua đó tìm mọi biện pháp tác động nhằm không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm sản xuất.

Nội dung phân tích chất lượng sản phẩm bao gồm: Phân tích thứ hạng chất lượng sản phẩm và phân tích tình hình sai hỏng trong sản xuất.

- Các chỉ tiêu được dùng để phân tích chất lượng sản phẩm trong trường hợp sản phẩm có nhiều thứ hạng chất lượng cho biết chất lượng sản phẩm kỳ này có được cải thiện so với kỳ trước hay không, hay chất lượng sản phẩm kỳ thực tế có được cải thiện so với kỳ kế hoạch hay không.

- Các chỉ tiêu được dùng để phân tích tình hình sai hỏng cho biết tình hình sai hỏng trong sản xuất kỳ này thay đổi như thế nào so với kỳ trước, hay thực tế so với kế hoạch. Từ đó suy ra chất lượng sản phẩm được cải thiện hơn hay không.

4.1.2.2. Phân tích thứ hạng chất lượng sản phẩm

Phương pháp này sử dụng để đánh giá chất lượng sản phẩm sản xuất trong trường hợp sản phẩm của doanh nghiệp được phân thành nhiều thứ hạng phẩm cấp và được thị trường chấp nhận: loại 1, lọai 2, loại 3… Khi phân tích, người ta thường sử dụng chỉ tiêu hệ số phẩm cấp bình quân hoặc đơn giá bán bình quân.

a. Hệ số phẩm cấp bình quân (H)

Hệ số phẩm cấp bình quân của sản phẩm được tính cho từng loại sản phẩm, từng kỳ (kỳ phân tích, kỳ gốc…).

- Gọi H1, H0 là hệ số phẩm cấp bình quân kỳ thực hiện, kỳ kế hoạch thì chỉ tiêu phân tích là:

H0 = ∑Q0iP0i

∑Q0iP0I H1 = ∑Q1iP0i

∑Q1iP0I

Q1i, Q0i: Khối lượng sản phẩm loại i kỳ thực hiện, kỳ kế hoạch P1i, P0i: Giá bán đơn vị sản phẩm loại i kỳ thực hiện, kỳ kế hoạch

P1I, P0I: Giá bán đơn vị của loại sản phẩm có thứ hạng cao nhất (thường là sản phẩm loại 1) kỳ thực hiện, kỳ kế hoạch

- Đối tượng phân tích:

∆H = H1 – H0

+ Nếu ∆H > 0: sản phẩm loại 1 chiếm tỷ trọng càng cao - chất lượng sản xuất sản phẩm cao- Giá trị sản xuất sản phẩm tăng lên.

+ Nếu ∆H < 0: Sản phẩm loại 1 chiếm tỷ trọng thấp- chất lượng sản xuất sản phẩm thấp – Giá trị sản xuất sản phẩm giảm xuống.

Nếu ∆H = 0 : Chất lượng sản xuất sản phẩm ổn định.

- Giá trị sản xuất sản phẩm tăng (giảm) được xác định bằng công thức sau:

∆GO = ∆H x ∑Q1iP0I

Ví dụ:Tại 1 doanh nghiệp có tài liệu về tình hình sản xuất sản phẩm A như sau:

(ĐVT: 1.000đ) Loại Khối lượng sản

xuất kế hoạch Khối lượng sản

xuất thực tế Đơn giá kế hoạch

1 1.400 1.600 30.000

2 400 200 26.000

3 200 200 22.000

Yêu cầu: Phân tích chất lượng sản xuất sản phẩm.

Lời giải:

- Hệ số phẩm cấp bình quân kế hoạch:

H0 = 1.400 x 30.000 + 400 x 26.000+ 200 x 22.000

= 0,9467 1.400 x 30.000 + 400 x 30.000+ 200 x 30.000

- Hệ số phẩm cấp bình quân thực tế:

H1 = 1.600 x 30.000 + 200 x 26.000+ 200 x 22.000

= 0,96 1.600 x 30.000 + 200 x 30.000+ 200 x 30.000

Đối tượng phân tích: ∆H = H1 – H0 = 0,96 - 0,9467 = 0,0133

∆H > 0 cho thấy chất lượng sản xuất sản phẩm A thực tế tăng so với kế hoạch đề ra, làm cho giá trị sản xuất tăng lên một lượng:

∆GO = 0,0133 x 2.000 x 30.000 = 800.000 (đ)

Như vậy, trong kỳ thực hiện, doanh nghiệp đã nâng cao chất lượng sản phẩm sản xuất, góp phần làm gia tăng giá trị sản xuất mang lại lợi ích cho doanh nghiệp. Do đó, doanh nghiệp cần tiếp tục nâng cao năng suất, nâng cao chất lượng sản phẩm, đặc biệt là tập trung vào những sản phẩm có thứ hạng cao.

b. Đơn giá bình quân (P)

Đơn giá bình quân càng cao thì sản phẩm loại 1 chiếm tỷ trọng càng lớn, chất lượng quá trình sản xuất tăng lên và ngược lại.

Chỉ tiêu đơn giá bình quân được tính cho từng sản phẩm, tính theo từng kỳ.

- Gọi P1, P0 là đơn giá bình quân kỳ thực hiện, kỳ kế hoạch thì chỉ tiêu phân tích là:

P0 = ∑Q0iP0i

∑Q0i P1 = ∑Q1iP0i

∑Q1i

Trong đó:

Q1i, Q0i: Khối lượng sản phẩm loại i kỳ thực hiện, kỳ kế hoạch P0i: Đơn giá kế hoạch của sản phẩm loại i

- Đối tượng phân tích:

∆P = P1 – P0

+ ∆P > 0: Chất lượng sản xuất sản phẩm tăng làm cho giá trị sản xuất sản phẩm tăng.

+ ∆P < 0: Chất lượng sản xuất sản phẩm giảm làm cho giá trị sản xuất sản phẩm giảm.

- Giá trị sản xuất sản phẩm tăng (giảm) được xác định bằng công thức sau:

∆GO = ∆P x ∑Q1i

Ví dụ: Cũng với ví dụ trên, tính theo phương pháp này ta có:

- Đơn giá bình quân kỳ kế hoạch:

P0 = 1.400 x 30.000 + 400 x 26.000 + 200 x 22.000

= 28.400 2000

- Đơn giá bình quân kỳ thực hiện:

P1 = 1.600 x 30.000 + 200 x 26.000 + 200 x 22.000 = 28.800 2000

Đối tượng phân tích: ∆P = P1 – P0 = 28.800 - 28.400 = 400

∆P> 0 cho thấy chất lượng sản xuất sản phẩm A thực tế tăng so với kế hoạch đề ra, làm cho giá trị sản xuất tăng lên một lượng:

∆GO = 400 x 2.000 = 800.000 (đ)

Như vậy, trong kỳ thực hiện, doanh nghiệp đã nâng cao chất lượng sản phẩm sản xuất, góp phần làm gia tăng giá trị sản xuất mang lại lợi ích cho doanh nghiệp.

4.1.2.3. Phân tích tình hình sai hỏng sản phẩm trong sản xuất

Do đặc điểm sản xuất của sản phẩm nên bên cạnh sản phẩm có thể phân thành thứ hạng chất lượng lại có những sản phẩm không thể phân thành thứ hạng mà chỉ có sản phẩm đủ tiêu chuẩn và sản phẩm hỏng.

Để phân tích tình hình sai hỏng trong sản xuất người ta thường dùng chỉ tiêu tỷ lệ sai hỏng (tỷ lệ phế phẩm, tỷ lệ sản phẩm hỏng). Chỉ tiêu này nếu tính cho từng sản phẩm gọi là tỷ lệ sai hỏng cá biệt, nếu tính cho nhiều sản phẩm thì gọi là tỷ lệ sai hỏng bình quân.

- Nếu tỷ lệ sai hỏng tính bằng hiện vật:

Tỷ lệ sai hỏng

cá biệt (%) = Số lượng sản phẩm hỏng

x 100 Số lượng sản phẩm tốt + Số lượng sản phẩm hỏng

Số sản phẩm hỏng bao gồm: Sản phẩm hỏng có thể sửa chữa được và sản phẩm hỏng không thể sửa chữa được.

Chỉ tiêu này phản ánh trong 100 sản phẩm sản xuất ra thì có bao nhiêu sản phẩm hỏng. Tỷ lệ này càng cao thì chất lượng sản xuất sản phẩm càng kém và ngược lại.

Tuy vậy, với cách tính này ta chỉ tính riêng cho từng sản phẩm mà không tính chung được cho tổng thể. Bên cạnh đó, trong số sản phẩm hỏng có sản phẩm hỏng sửa chữa được và sản phẩm hỏng không sửa chữa được. Sản phẩm sửa chữa được là sản phẩm hỏng về mặt kỹ thuật có thể sửa chữa được đồng thời chi phí bỏ ra để sửa chữa nhỏ. Sản phẩm sai hỏng không sửa chữa được là sản phẩm hỏng về mặt kỹ thuật không sửa chữa được hoặc là có thể sửa chữa được nhưng chi phí bỏ ra để sửa chữa lớn.

- Để khắc phục nhược điểm trên người ta sử dụng tỷ lệ sai hỏng cá biệt bằng giá trị.

Tỷ lệ sai hỏng

cá biệt (%) = Chi phí sai hỏng của sản phẩm i

x 100 Giá thành sản xuất của sản phẩm i

Chi phí sai hỏng của sản phẩm i bao gồm chi phí sản xuất sản phẩm hỏng không sửa chữa được và chi phí sửa chữa sản phẩm hỏng sửa chữa được của sản phẩm i.

Chỉ tiêu này càng lớn thể hiện số sản phẩm hỏng càng nhiều, chất lượng sản xuất càng kém và ngược lại. Tuy vậy, nó cũng chỉ dừng lại ở việc phản ánh cho từng loại sản phẩm, không tổng hợp cho toàn bộ sản phẩm.Để đánh giá chung cho toàn bộ doanh nghiệp, người ta sử dụng chỉ tiêu tỷ lệ sai hỏng bình quân:

Tỷ lệ sai hỏng

bình quân (%) = Tổng chi phí sai hỏng của toàn bộ sản phẩm

x 100 Giá thành sản xuất của toàn bộ sản phẩm

Ví dụ: Có tài liệu về tình hình sản xuất của 1 doanh nghiệp như sau : Sản phẩm Giá thành sản xuất Chí phí sai hỏng

Kế hoạch Thực tế Kế hoạch Thực tế

A

B 30.000

20.000 25.000

39.000 1.500

600 1.092

1.209

Tổng 50.000 64.000 2.100 2.301

Yêu cầu: phân tích chất lượng sản xuất sản phẩm.

Lời giải:

Đối với sản phẩm không phân thứ hạng, doanh nghiệp xác định được chi phí sai hỏng trong quá trình sản xuất, do đó để phân tích chất lượng sản xuất sản phẩm ta sử dụng chỉ tiêu tỷ lệ sai hỏng bình quân:

Tỷ lệ sai hỏng bình

quân theo kế hoạch = 2.100 x 100 = 4,2%

50.000 Tỷ lệ sai hỏng bình

quân thực tế = 2.301

x 100 = 3,6%

64.000

Qua số liệu tính toán ở trên ta thấy chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp ở kỳ thực hiện đã tốt hơn kế hoạch nên tỷ lệ sai hỏng bình quân giảm so với kế hoạch đặt ra. Có được điều này là do doanh nghiệp đã tìm biện pháp giảm thiểu các sản phẩm hỏng trong quá trình sản xuất, cụ thể: sản phẩm A đạt mức tỷ lệ sai hỏng cá biệt theo kế hoạch là 5%, tuy nhiên thực tế sản xuất thì tỷ lệ sai hỏng là 4,4%. Tuy nhiên, sản phẩm B đạt mức tỷ lệ sai hỏng cá biệt thực tế là 3,1%, cao hơn tỷ lệ theo kế hoạch là 3%, do đó, doanh nghiệp cần tiếp tục phân tích tình trạng sản xuất sản phẩm B để hạn chế sai hỏng.

Có nhiều nguyên nhân gây ra sản phẩm hỏng trong sản xuất, có thể là do:

- Chất lượng nguyên vật liệu kém, không đảm bảo.

- Tình trạng máy móc thiết bị quá cũ.

- Không tôn trọng quy tắc, vi phạm kỹ thuật.

- Chỉ thị công tác, thiết kế đồ án sai.

- Làm dối, làm ẩu.

- Trình độ tay nghề kém,…

Doanh nghiệp cần khắc phục tình trạng trên để giảm tỷ lệ sai hỏng, nâng cao chất lượng sản phẩm.

Một phần của tài liệu Giáo trình Phân tích hoạt động kinh doanh (Nghề Kế toán doanh nghiệp Trình độ Cao đẳng) (Trang 57 - 60)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(66 trang)
w