CHƯƠNG 3: PHÂN TÍCH CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ GIÁ THÀNH SẢN XUẤT SẢN PHẨM
3.3. Phân tích chi phí cho 1.000 đồng sản phẩm hàng hóa
3.3.1. Đánh giá chung tình hình thực hiện kế hoạch chỉ tiêu chi phí 1.000 đồng giá trị sản phẩm hàng hóa
a. Ý nghĩa và chỉ tiêu phân tích
Chỉ tiêu chi phí trên 1000 đồng giá trị sản phẩm hàng hóa cho biết mối quan hệ giữa chi phí và giá bán của doanh nghiệp, cứ trong 1000 đồng giá trị sản phẩm hàng
hóa bán ra thì chi phí chiếm bao nhiêu, thể hiện mức hao phí lao động cao hay thấp hơn trong 1000 đồng sản phẩm hàng hóa.
Phân tích chi phí trên 1000 đồng giá trị sản phẩm hàng hóa sẽ cung cấp cho các nhà quản lý biết được mức chi phí sản xuất hoặc chi phí sản xuất, bán hàng và quản lý mà doanh nghiệp phải bỏ ra tính trên 1000 đồng giá trị sản phẩm hàng hóa.
- Chỉ tiêu phân tích được tính cho cả kỳ kế hoạch và kỳ thực tế:
F0 = ∑
i=1 n
q0ix z0i
x 1000
∑i=1 n
q0ix p0i
F1 = ∑
i=1 n
q1ix z1i
x 1000
∑i=1 n
q1ix p1i Trong đó:
+ F0, F1: lần lượt là chi phí trên 1000 đồng giá trị sản phẩm kỳ kế hoạch và kỳ thực hiện.
+ q0i, q1i: lần lượt là số lượng sản phẩm hàng hóa i kỳ kế hoạch và kỳ thực hiện +z0i, z1i: lần lượt là giá thành đơn vị công xưởng (nếu phân tích chi phí sản xuất) hoặc giá thành đơn vị tiêu thụ (nếu phân tích chi phí sản xuất, quản lý bán hàng) sản phẩm hàng hóa i kỳ kế hoạch, kỳ thực hiện.
+ p0i, p1i: lần lượt là giá bán đơn vị sản phẩm hàng hóa i kỳ kế hoạch, kỳ thực hiện.
Chỉ tiêu này tính ra càng nhỏ thì hiệu quả kinh doanh càng cao và ngược lại, chỉ tiêu này càng lớn thì hiệu quả kinh tế càng giảm.
b. Đánh giá chung tình hình thực hiện kế hoạch
Để đánh giá chung, các nhà phân tích sử dụng phương pháp so sánh (so sánh bằngsố tuyệt đối và so sánh bằng số tương đối).
Chỉ tiêu phân tích
+ Số tuyệt đối: mức tiết kiệm (-) hoặc vượt chi (+).
∆F = F1 – F0
+ Số tương đối: tỷ lệ % hoàn thành kế hoạch chi phí trên 1000 đồng giá trị sản phẩm hàng hóa
∆F = F1
x 100%
F0
+ Nếu F <0 phản ánh mức chi phí mà doanh nghiệp đã tiết kiệm được.
Mứcchênh lệch dưới 0 càng lớn, lượng chi phí mà doanh nghiệp bỏ ra tính trên 1000đgiá trị sản phẩm hàng hóa càng giảm.
+ Nếu F >0 phản ánh lượng chi phí mà doanh nghiệp lãng phí (vượt chi) so vớikế hoạch. Mức chênh lệch trên 0 càng lớn, lượng chi phí mà doanh nghiệp bỏ ratính trên 1000đ giá trị sản phẩm hàng hóa càng cao, lợi nhuận hoạt động trong kỳgiảm.
+ Nếu F = 0 phản ánh tình hình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp khôngđổi tính trên 1000đ giá trị sản phẩm hàng hóa.
3.3.2. Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến chi phí
Các nhân tố ảnh hưởng đến sự biến động chỉ tiêu này là: Nhân tố cơ cấu sản phẩm,giá thành đơn vị sản phẩm và giá bán đơn vị sản phẩm. Riêng nhân tố số lượng không ảnh hưởng vì số lượng sản phẩm nhân tố phản ánhquy mô mà quy mô đã giới
hạn ở phạm vi 1000 đồng đơn vị sản phẩm, tức là quy môkhông thay đổi nên ảnh hưởng bằng 0.
Để phân tích mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến chỉ tiêu chi phí trên 1000 đồng giá trị sản phẩm hàng hóa ta sử dụng phương pháp thay thế liên hoàn.
a. Nhân tố cơ cấu sản phẩm
Do các loại sản phẩm khác nhau thì mức chi phí trên 1000 đồng giá trị sản phẩmhànghóa khác nhau nên khi cơ cấu sản phẩm thay đổi, chi phí trên 1000 đồng giá trị sảnphẩm hàng hóa sẽ thay đổi theo
∆K = ∑
i=1 n
q1ix z0i
x 1000 - ∑
i=1 n
q0ix z0i
x 1000
∑i=1 n
q1ix p0i ∑
i=1 n
q0ix p0i
+ K tăng so với kế hoạch, thay đổi cơ cấu sản lượng sản phẩm theo hướng tăng cácsản phẩm cơ mức chi phí kế hoạch thấp, giảm sản phẩm có mức chi phí kế hoạchcao.
+ K giảm so với kế hoạch, thay đổi cơ cấu sản lượng sản phẩm theo hướng giảmcác sản phẩm có mức chi phí kế hoạch thấp, tăng các sản phẩm có mức chi phí cao.
b. Nhân tố giá thành đơn vị sản phẩm
- Giá thành đơn vị ở đây có thể là giá thành công xưởng: chỉ bao gồm những chiphí phát sinh liên quan đến việc sản xuất sản phẩm.
- Giá thành đơn vị ở đây có thể là giá thành tiêu thụ: Bao gồm toàn bộ chi phí phátsinh liên quan đến sản xuất, quản lý và tiêu thụ sản phẩm.
∆Z = ∑
i=1 n
q1ix z1i
x 1000 - ∑
i=1 n
q1ix z0i
x 1000
∑i=1 n
q1ix p0i ∑
i=1 n
q1ix p0i
+ Nếu Z <0 doanh nghiệp tiết kiệm được chi phí, tăng được lợi nhuận, góp phầnnâng cao hiệu quả sử dụng vốn nói riêng và hiệu quả kinh doanh nói chung.
+ Nếu Z >0 doanh nghiệp lãng phí chi phí, lợi nhuận giảm.
c. Nhân tố giá bán đơn vị
Giá bán đơn vị nói đến ở đây là giá bán đơn vị sử dụng đế xác định doanh thu (giábán bao gồm cả thuế xuất khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế giá trị gia tăng.
∆P = ∑
i=1 n
q1ix z1i
x 1000 - ∑
i=1 n
q1ix z1i
x 1000
∑i=1 n
q1ix p1i ∑
i=1 n
q1ix p0i
+ Nếu P <0 doanh nghiệp sẽ tiết kiệm được chi phí, tăng lợi nhuận.
+ Nếu P>0 doanh nghiệp sẽ lãng phí chi phí, giảm lợi nhuận
3.3.3. Tổng hợp ảnh hưởng của các nhân tố, rút ra nhận xét và kiến nghị
Trên cơ sở tính toán các nhân tố ảnh hưởng, các nhà phân tích sẽ tiến hành tổnghợp ảnh hưởng của các nhân tố đến sự biến động chi phí trên 1000đ giá trị sảnphẩm hàng hóa.
∆K + ∆Z + ∆P = ∆F
Từ kết quả tính toán được đưa ra nhận xétvà kiến nghị để đưa ra biện pháp thích hợp cải thiện trong kỳ kinh doanh tiếp theo.
Ví dụ:Có tài liệu tại một doanh nghiệp trong năm N như sau:
Sản phẩm
Số lượng sản phẩm
sản xuất Giá thành sản xuất
đơn vị sản phẩm Giá bán đơn vị sản phẩm
Kế hoạch Thực hiện Kế hoạch Thực hiện Kế hoạch Thực hiện
A 10.000 10.200 10 11 20 22
B 4.000 4.100 8 7 16 15
C 3.500 3.600 5 4 10 11
Yêu cầu:
1. Đánh giá chung tình hình thực hiện kế hoạch giá thành của toàn bộ sảnphẩm hànghóa
2. Phân tích tình hình thực hiện kế hoạch chỉ tiêu chi phí trên 1000 đồng giá trị sảnlượng hàng hóa.
Lời giải:
Lập bảng tính các số liệu:
Sản phẩm q0z0 q1z0 q1z1 q0p0 q1p0 q1p1
A 100000 102000 112200 200000 204000 224400
B 32000 32800 28700 64000 65600 61500
C 17500 18000 14400 35000 36000 39600
∑ 149500 152800 155300 299000 305600 325500
1. Đánh giá chung tình hình thực hiện kế hoạch giá thành của toàn bộ sản phẩmhàng hóa:
Áp dụng công thức:
Tỷ lệ % hoàn thành kế hoạch của toàn bộ sản
phẩm hàng hóa (TZ) = ∑
i=1 n
q1ix z1i
x 100 = 155300 x 100 = 101,64%
∑i=1 n
q1ix z0i 152800
Ta thấy Tz >100% chứng tỏ doanh nghiệp đã không hoàn thành kế hoạch giá thành của toàn bộ sản phẩm hàng hóa.
2. Phân tích tình hình thực hiện kế hoạch chỉ tiêu chi phí trên 1000 đồng giá trị sản lượng hàng hóa.
- Theo công thức tính F ta có:
F0 = ∑
i=1 n
q0ix z0i
x 1000 = 149500 x 1000 = 500
∑i=1 n
q0ix p0i 299000
F1 = ∑
i=1 n
q1ix z1i
x 1000 = 155300 x 1000 = 477,11
∑i=1 n
q1ix p1i 325500
F1 - F0 = 477,11 – 500 = -22,89< 0
Nhận xét: Lượng chi phí mà doanh nghiệp bỏ ra tính trên 1000 đồng giá trị sảnlượnghàng hóa giảm, lợi nhuận trong kỳ cao. Tiết kiệm được 22,89 đồng tính trên 1000 đồng giátrị sản lượng hàng hóa.
- Nhân tố cơ cấu sản phẩm ∆K = 0: cơ cấu sản phẩm có sự thay đổi nhưng không đáng kể nên không làm ảnh hưởng đến chi phí của doanh nghiệp.
- Nhân tố giá thành sản phẩm ∆Z = 8,18 đồng: Giá thành sản phẩm thay đổi, cụ thể: giá thành sản phẩm B, C giảm nhưng giá thành sản phẩm A tăng làm tăng chi phí của doanh nghiệp, ảnh hưởng của việc thay đổi giá thành làm cho chi phí tăng 8,18 đồng tính trên 1000 đồng giá trị sản lượng hàng hóa. Vì vậy, doanh nghiệp cần có biện pháp quản lý tốt chi phí đối với loại sản phẩm này,.
- Nhân tố giá bán sản phẩm ∆P = -31,07 đồng: giá bán sản phẩm thay đổi, cụ thể: giá thành sản phẩm A và C tăng làm tăng mức doanh thu, ảnhhưởng của việc thay đổi giá bán làm giảm 31,07 đồng tính trên 1000 đồng giá trị sản lượnghàng hóa. Như vậy có thể thấy, doanh nghiệp đã xác định được đúng nhu cầu thị trường, có biện pháp cải tiến, nâng cao chất lượng sản phẩm.
- Tổng hợp mức độ ảnh hưởng của các nhân tố:
∆F = ∆K + ∆Z + ∆P = 0 + 8,18 – 31,07 = -22,89 đồng
Nhận xét: trong kỳ, doanh nghiệp đã sử dụng chi phí một cách hợp lý làm cho chỉ tiêu chi phí trên 1000 đồng giá trị sản phẩm hàng hóa giảm 22,89 đồng so với kỳ trước, do tác động bởi 3 nhân tố, trong đó nhân tố giá bán là yếu tố tác động tích cực, góp phần làm giảm chi phí.
Sau khi tìm ra các nguyên nhân ảnh hưởng, nhà quản lý sẽ xây dựng các biện pháp khắc phục tình hình trong thời gian tới nhằm làm giảm chi phí.