CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUY TRÌNH KIỂM TOÁN TSCĐ VÀ KHẤU HAO TSCĐ
2.1. Khái quát chung về Công ty TNHH Kiểm toán DFK Việt Nam
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty TNHH Kiểm toán DFK Việt Nam.
Công ty TNHH kiểm toán DFK Việt Nam được thành lập vào ngày 09/04/2003 với số vốn điều lệ là 6 tỷ đồng; tên giao dịch là công ty TNHH tư vấn và kiểm toán CA&A.
Từ năm 2007, Công ty chính thức trở thành thành viên độc lập của DFK International.
Ngày 17/09/2010: Công ty đổi tên thành công ty TNHH kiểm toán DKF Việt Nam.
2.1.2. Tổ chức hoạt động của công ty TNHH kiểm toán DFK Việt Nam 2.1.2.1. Phương châm hoạt động
Công ty TNHH kiểm toán DFK Việt Nam luôn hoạt động theo phương châm : ‘Phát triển bền vững và trung thực’
2.1.2.2. Định hướng phát triển trong tương lai
- Trong năm 2017 và những năm tiếp theo kế hoạch phát triển về chất lượng, dịch vụ, tổ chức hành chính của công ty : Hoàn thiện bộ máy hoạt động của công ty, mở rộng thêm các dịch vụ và tiếp nhận thêm các khách hàng từ cách lĩnh vực khác nhau.
2.1.2.3. Dịch vụ của công ty.
DFK Việt Nam đang hoạt động trên 6 lĩnh vực: Kiểm toán, Kế toán, Thuế, Quản trị rủi ro, Tư vấn doanh nghiệp và Chuyển giá. Trong đó lĩnh vực hoạt động chủ yếu
Chuyên đề thực tập Tốt nghiệp
của DFK Việt Nam là cung cấp dịch vụ kiểm toán.
- Dịch vụ kiểm toán: Công ty Kiểm toán DFK VN cung cấp các dịch vụ đảm bảo, bao gồm kiểm toán, soát xét và kiểm tra các số liệu, các khoản mục và các giao dịch.
Thông qua việc cung cấp dịch vụ kiểm toán và soát xét công ty đưa ra các khuyến nghị để nâng cao vị thế tài chính của khách hàng. Dịch vụ kiểm toán của chúng tôi bao gồm: Kiểm toán báo cáo tài chính, kiểm toán nội bộ, kiểm toán hoạt động, kiểm toán báo cáo quyết toán vốn đầu tư.
- Dịch vụ Kế toán của công ty bao gồm: Dịch vụ cho thuê các vị trí kế toán; Lập báo cáo tài chính hàng tháng hoặc hàng quý; Lập báo cáo kế toán quản trị; Dịch vụ theo dõi sổ sách kế toán tạm thời bao gồm: tổng hợp sổ cái, đối chiếu sổ phụ ngân hàng, tài khoản phải thu, khoản phải trả và lập các báo cáo tài chính.
- Dịch vụ quản trị rủi ro của công ty bao gồm: Quản trị rủi ro tài chính; Đánh giá và hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ; Tuân thủ pháp luật; Phòng ngừa gian lận.
- Dịch vụ Tư vấn doanh nghiệp bao gồm: Xin cấp giấy phép đầu tư ban đầu và sửa đổi; Lập kế hoạch kinh doanh và quản lý giao dịch; Cập nhật bản tin pháp luật.
- Dịch vụ chuyển giá bao gồm: Hỗ trợ doanh nghiệp lập chính sách giá giao dịch giữa các bên liên kết; Lập báo cáo Thông tin về giao dịch liên kết; Thu thập, hỗ trợ lập các tài liệu có liên quan đến thông tin về giao dịch liên kết; Hỗ trợ khách hàng giải trình với cơ quan thuế các vấn đề liên quan đến xác định giá trong giao dịch liên kết.
(Nguồn: www.dfkvietnam.com)
2.1.2.4. Một số khách hàng của công ty.
- Một số khách hàng có vốn FDI về sản xuất, gia công.
- Một số khách hàng về thương mại và dịch vụ.
- Một số khách hàng về mảng xây dựng cơ bản.
Chuyên đề thực tập Tốt nghiệp
2.1.3. Tổ chức bộ máy ở công ty TNHH Kiểm toán DFK Việt Nam.
Hình 1: Sơ đồ bộ máy tổ chức quản lý của Công ty
Giám đốc
Phó giám đốc
Trưởng nhóm kiểm toánTrưởng
nhóm kiểm toánTrưởng
nhóm kiểm toánTrợ lý kiểm toán Internships
Giám đốc nghiệp vụ Hàn Quốc Giám đốc nghiệp
vụ Nhật Bản Phó giám đốc
Phòng kiểm toán nghiệp
vụ 3 KTV kiểm
soát Phòng kiểm
toán nghiệp vụ 2 Trợ lý quản
lý
Phòng tư vấn kinh
doanh Phòng
nghiệp vụ kế toán Trưởng
phòng
Phòng hành chính BP nhân sựBP
quản lýBP kế toánBộ phận IT Các kế toán
Trưởng nhóm kiểm toán Trưởng nhóm kiểm toánTrợ lý kiểm toán KTV kiểm soát
Trưởng nhóm kiểm toánTrợ lý kiểm toán Phòng kiểm
toán nghiệp vụ 1 Quản lý
Chuyên đề thực tập Tốt nghiệp
Nhiệm vụ và chức năng của từng phòng ban:
a. Giám đốc điều hành
Giám đốc điều hành là người đứng đầu trong bộ máy tổ chức quản lý của công ty. Nhiệm vụ của Giám đốc điều hành là xây dựng phương châm, các chiến lược hoạt động của công ty, giao nhiệm vụ và đánh giá hoạt động của các phó giám đốc. Ngoài ra, Giám đốc là người kiểm soát trực tiếp, cao nhất của phòng Hành chính và là cấp kiểm soát chất lượng kiểm toán cao nhất của công ty.
b. Phó giám đốc và các giám đốc nghiệp vụ.
Phó giám đốc và Giám đốc nghiệp vụ là những vị trí cao cấp thứ 2 trong công ty và chịu sự quản lý trực tiếp của Giám đốc điều hành.
Nhiệm vụ của các vị trí này là kiểm soát hoạt động chung của công ty: xây dựng kế hoạch hoạt động của công ty, giám sát thực hiện, báo cáo các kết quả hoạt động lên giám đốc điều hành. Tất cả các BCKT của công ty trước khi phát hành đều phải được duyệt bởi các phó giám đốc và phó giám đốc nghiệp vụ. Ngoài ra cấp này cũng trực tiếp tham gia vào các cuộc kiểm toán lớn yêu cầu chuyên môn cao và cần sự tham gia của nhiều kiểm toán viên hành nghề.
c. Các phòng ban nghiệp vụ.
Công ty được chia làm 3 phòng ban nghiệp vụ chính bao gồm: Phòng Kiểm toán, phòng nghiệp vụ kế toán và phòng hành chính.
Phòng kiểm toán được chia làm 3 phòng nghiệp vụ, đứng đầu mỗi phòng là các trưởng phòng, kế tiếp là các KTV kiểm soát, trưởng nhóm kiểm toán và trợ lý kiểm toán.
Một chức vụ tương đương với chức vụ trưởng phòng đó là phòng quản lý tư vấn kinh doanh. Phòng này có trách nhiệm hỗ trợ các trưởng phòng trong việc quyết định tiếp nhận khách hàng mới và tư vấn một số vấn đề liên quan đến kinh doanh khác
Phòng kế toán bao gồm một trưởng phòng quản lý và các kế toán viên.
- Trưởng phòng kế toán là người trực tiếp liên hệ với kế toán của khách hàng, sắp xếp thời gian, nhân sự với khách hàng sau đó giao nhiệm vụ cụ thể cho từng kế toán viên. Trưởng phòng kế toán sẽ là người chịu trách nhiệm soát xét lại công việc
Chuyên đề thực tập Tốt nghiệp
của các kế toán viên trước khi đưa báo cáo tài chính cho các phó giám đốc xét duyệt và gửi lại cho bên khách hàng.
- Kế toán viên sau khi nhận nhiệm vụ từ trưởng phòng sẽ đến công ty khách hàng hoặc làm việc tại công ty để hoàn thành công việc được giao.
Phòng hành chính là phòng chức năng duy nhất của công ty. Đây là phòng ban không có trưởng phòng và chịu sự quản lý giám sát trực tiếp của Giám đốc và các Phó giám đốc Công ty. Phòng hành chính gồm các nhân viên: Nhân viên phụ trách nhân sự, nhân viên.
Phụ trách quản lý chung của văn phòng, một nhân viên kế toán của Công ty và một nhân viên IT (người phụ trách các vấn đề liên quan đến công nghệ thông tin).
Nhân viên của phòng hành chính thực hiện các chức năng riêng của mình nhằm hỗ trợ hoạt động cho các phòng ban chính của Công ty.