CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUY TRÌNH KIỂM TOÁN TSCĐ VÀ KHẤU HAO TSCĐ
2.2. Thực trạng Quy trình kiểm toán TSCĐ và khấu hao TSCĐ trong kiểm toán
2.2.1. Lập kế hoạch kiểm toán
2.2.1.3 Đánh giá rủi ro và xác định mức trọng yếu ban đầu
Trong buổi làm việc đầu tiên của nhóm kiểm toán tới công ty khách hàng, trưởng nhóm kiểm toán đã trao đổi một số vấn đề với đơn vị và đánh giá rủi ro tiềm tàng của khách hàng XYZ ở mức trung bình dựa vào bảng sau:
Chuyên đề thực tập Tốt nghiệp
Bảng 2.4: Bảng đánh giá rủi ro tiềm tàng trên toàn BCTC của công ty XYZ Bảng câu hỏi đánh giá rủi ro tiềm tàng trên toàn báo cáo tài chính
Khách hàng: Công ty TNHH XYZ Ngày thực hiện: 20/01/2017
Người thực hiện:BMC
1. Cơ cấu tổ chức tại khách hàng như thế nào?
Công ty hoạt động theo hình thức trách nhiệm hữu hạn 100% vốn đầu tư nước ngoài, công ty mẹ là một công ty có trụ sở tại Nhật Bản. Đại diện trước pháp luật của Công ty là tổng giám đốc người Nhật Bản. Ngoài ra có 2 phó tổng giám đốc có thể thay mặt tổng giám đốc khi tổng giám đốc vắng mặt. Về tài chính, Công ty có 1 thủ quỹ, 1 kế toán trưởng có kinh nghiệm và 6 kế toán thực hiện các phần hành.
2. Đánh giá năng lực của Hội đồng quản trị và ban giám đốc khách hàng?
Ban giám đốc của khách hàng là người Nhật Bản, có kinh nghiệm lâu năm trong quản lý tại Công ty mẹ và được điều sang quản lý Công ty con tại Việt Nam.
3. Quá trình kiểm soát công việc của các phòng ban trong công ty?
Do bộ máy quản lý của Công ty tương đối phức tạp, có nhiều phòng ban, phân xưởng nên việc kiểm soát công việc đều được thành viên BGĐ kiểm tra và soát xét hàng tuần.
4. Trình độ của kế toán trưởng và các nhân viên kế toán?
Kế toán trưởng đã có 12 năm làm kế toán trong đó 5 năm làm kế toán trưởng, các nhân viên kế toán còn lại đều tốt nghiệp cao đẳng, đại học về kinh tế, kế toán.
5. Ý kiến của kiểm toán viên trong báo cáo kiểm toán năm trước?
Ý kiến chấp nhận toàn phần được đưa ra trong báo cáo kiểm toán năm trước.
6. Ý kiến của cơ quan thuế trong báo cáo thuế năm trước?
Chưa nộp thuế năm 2015 đầy đủ.
Kết luận: Rủi ro tiềm tàng trên toàn bộ báo cáo tài chính của khách hàng được đánh giá ở mức: Trung bình.
Chuyên đề thực tập Tốt nghiệp
Đánh giá về trọng yếu và rủi ro của cuộc kiểm toán: Sau khi có những hiểu biết nhất định về khách hàng, KTV sẽ tiến hành đánh giá trọng yếu để ước tính mức độ sai sót của BCTC có thể chấp nhận được, xác định phạm vi và thời gian của cuộc kiểm toán và đánh giá những ảnh hưởng của các sai sót lên BCTC, từ đó KTV sẽ xác định được bản chất, thời gian, phạm vi các thử nghiệm kiểm toán. Quá trình này sẽ được xem xét và đánh giá bởi trưởng nhóm kiểm toán theo công thức đã được xác lập sẵn và những đánh giá mang tính chất nghề nghiệp của họ. Khi có được mức trọng yếu đối với toàn BCTC, KTV sẽ tiến hành phân bổ cho từng khoản mục tùy theo tính chất và vai trò của khoản mục đó, dựa vào mức trọng yếu này, KTV sẽ đưa ra các bút toán điều chỉnh với những phát hiện của mình khi thực hiện kiểm toán các phần hành.
Qua những tìm hiểu của KTV về cơ cấu tổ chức của khách hàng, năng lực quản trị của Hội đồng quản trị và Ban Giám đốc, trình độ của kế toán trưởng và nhân viên kế toán cũng như là ý kiến kiểm toán trong BCKT của năm trước, KTV sẽ đưa ra những đánh giá ban đầu về rủi ro tiềm tàng của công ty khách hàng ở mức thấp, trung bình hay cao dựa trên phán đoán cũng như kinh nghiệm nghề nghiệp. Để đánh giá được loại rủi ro này, KTVsẽ tiến hành lập bảng câu hỏi và tiến hành thực hiện kỹ thuật phỏng vấn đối với những người có liên quan.
Tiếp đó sẽ là những đánh giá về rủi ro kiểm soát trên toàn bộ BCTC thông qua thu thập những thông tin theo bảng câu hỏi về hệ thống KSNB của khách hàng. Dựa vào đó, KTV sẽ đưa ra những nhận định về rủi ro kiểm soát ở mức thấp, trung bình hay cao. Trong quá trình đánh giá, KTV chủ yếu dựa vào sự xét đoán để đưa ra được kết luận. Điều này phụ thuộc vào năng lực của KTV, do đó công việc yêu cầu phải được thực hiện bởi KTV có nhiều kinh nghiệm.
Dựa theo mô hình đánh giá rủi ro phát hiện trên thì rủi ro phát hiện được đánh giá ở mức trung bình. Tiếp theo, dựa trên thông tin kế toán mà khách hàng cung cấp, KTV ước lược sơ bộ về tính trọng yếu và xác định mức trọng yếu của toàn BCTC. Để ước tính mức trọng yếu của BCTC, DFK Việt Nam sử dụng nhiều chỉ tiêu nhưng với công ty TNHH XYZ kiểm toán viên lựa chọn giá trị chuẩn là tổng tài sản của khách hàng để xác định mức trọng yếu do quy mô tài sản của công ty tương đối lớn.
Chuyên đề thực tập Tốt nghiệp
Qua đánh giá mức trọng yếu của trưởng nhóm kiểm toán thì giá trị trọng yếu được xác định ở mức 54.864 USD
Hình 2.5: Trích dẫn ước tính tính trọng yếu công ty XYZ
Dựa vào bảng xác định phần trăm có thể chấp nhận được, KTV tính được giá trị sai sót có thể chấp nhận được:
Giá trị sai sót có thể chấp nhận được = 54.864 x 25% = 13.716 USD
Từ mức trọng yếu và giá trị sai sót có thể chấp nhận được, kiểm toán viên xác định phạm vi các bút toán điều chỉnh và các bút toán phân loại lại:
Bút toán điều chỉnh được đề xuất: 13.700 USD Bút toán phân loại lại được đề xuất: 54.900 USD
Chuyên đề thực tập Tốt nghiệp
Hình 2.6: Ước tính sai sót có thể chấp nhận được công ty XYZ
Công việc ước tính tính trọng yếu cũng như ước tính sai sót có thể chấp nhận được được DFK thực hiện với mọi cuộc kiểm toán BCTC.
Sau khi đã tính toán được phạm vi các bút toán điều chỉnh và phân loại lại của toàn BCTC, trưởng nhóm kiểm toán phổ biến đến thành viên trong đoàn kiểm toán để các thành viên có căn cứ đưa ra các bút toán điều chỉnh và phân loại lại một cách hợp lý.
Theo kế hoạch của trưởng phòng kiểm toán đưa ra, đoàn kiểm toán sẽ đến làm việc trực tiếp tại khách hàng và yêu cầu khách hàng cung cấp đầy đủ chứng từ, giải thích các vấn đề kiểm toán viên quan tâm, đồng thời thống nhất với khách hàng về
Chuyên đề thực tập Tốt nghiệp
những điều chỉnh trọng yếu liên quan đến báo cáo tài chính. Dựa theo chương trình kiểm toán đã được thiết lập, khi tiến hành kiểm toán, giữa các phần hành có quan hệ đối ứng với nhau, do đó, các thành viên trong đoàn kiểm toán thường xuyên phải trao đổi và tham chiếu giữa các phần hành với nhau để tránh rủi ro không phát hiện được những sai phạm trọng yếu. Với khoản mục TSCĐ và khấu hao, ngoài thực hiện các thủ tục ở phần hành này, KTV thường kết hợp với phần hành tiền, phải trả, vốn chủ sở hữu, chi phí quản lý, bán hàng… để so sánh, phát hiện ra các vấn đề mà thực hiện các thủ tục ở phần hành H (phần hành TSCĐ và khấu hao) không phát hiện được.