MỘT SỐ NHẬN XÉT VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC TSCĐ VÀ KHẤU HAO TSCĐ TRONG KIỂM TOÁN BCTC DO CÔNG

Một phần của tài liệu Quy trình kiểm toán tscđ và khấu hao tscđ trong kiểm toán báo cáo tài chính do công ty tnhh kiểm toán dfk việt nam (Trang 81 - 85)

TNHH KIỂM TOÁN DFK THỰC HIỆN

3.1. Nhận xét về quy trình kiểm toán khoản mục TSCĐ và khấu hao TSCĐ trong kiểm toán BCTC do Công ty TNHH Kiểm toán DFK thực hiện

3.3.1. Ưu điểm

1. Đối với quy trình kiểm toán khoản mục TSCĐ trong BCTC của Công ty, chương trình kiểm toán được thiết kế chặt chẽ đối với việc thực hiện thử nghiệm kiểm soát, thử nghiệm cơ bản gồm thủ tục phân tích và thủ tục kiểm tra chi tiết. Trong chương trình kiểm toán cũng chỉ dẫn chi tiết những công việc kiểm toán viên cần thu thập để đánh giá được tính chính xác của khoản mục TSCĐ.

2. Hồ sơ kiểm toán được trình bày khoa học giúp cho người đọc dễ dàng tìm hiểu nghiên cứu. Chương trình kiểm toán chỉ dẫn mục tiêu kiểm toán từng phần hành, nội dung, lịch trình và phạm vi của các thủ tục kiểm toán cụ thể và thời gian ước tính cần thiết cho từng phần hành. Các phần hành được ký hiệu theo bảng chữ cái, mỗi phần hành là một hoặc một số chỉ tiêu cùng tính chất trên bảng cân đối kế toán và báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh; từ đó, trong quá trình thu thập chứng từ, các kiểm toán viên sẽ tiến hành lưu file theo thứ tự để tránh lẫn lộn giữa các phần hành.

3. Thực hiện kiểm toán khoản mục TSCĐ đều do những KTV có trình độ nghiệp vụ tương xứng thực hiện, trưởng nhóm kiểm toán là người có kinh nghiệm kiểm toán dầy dặn.

4. Tiến độ công việc được các KTV công ty thực hiện đúng kế hoạch. Nhóm kiểm toán làm việc chuyên nghiệp, bằng chứng kiểm toán thu được có độ tin cậy cao.

Kết quả kiểm toán khoản mục tài sản cố định nói riêng và Báo cáo tài chính nói chung cho công ty ABC, XYZ, KMP, IJK, NNH và công ty HK phản ánh trung thực hợp lý thông tin tài chính khách hàng trình bày.

5. Công tác kiểm soát chất lượng kiểm toán cũng được triển khai cơ bản, tuân thủ theo quy định chung của ngành kiểm toán nói riêng và quy định của công ty nói riêng. Kết thúc một ngày làm việc, nhóm kiểm toán đã họp lại để tổng kết những công

Chuyên đề thực tập Tốt nghiệp

việc đã làm được và những gì còn tồn tại đồng thời lên kế hoạch cho ngày kiểm toán tiếp theo. Để phát hành được một báo cáo kiểm toán, việc kiểm tra chất lượng công việc được công ty soát xét lại từ KTV thực hiện phần hành, trưởng nhóm kiểm toán, trưởng phòng nghiệp vụ và cuối cùng là Ban Giám đốc, việc làm này sẽ đảm bảo được chất lượng kiểm toán được tốt nhất, tránh những sai sót có thể xảy ra và rút kinh nghiệm cho cuộc kiểm toán khác.

3.3.2. Các điểm tồn tại và nguyên nhân

1. Ở DFK Việt Nam, tuy thử nghiệm kiểm soát được thiết kế cho khoản mục này nhưng hầu hết các kiểm toán viên đều bỏ qua không thực hiện thử nghiệm này, nếu có chỉ thực hiện với công ty có nghiệp vụ phức tạp, kiểm toán năm đầu mà tiến hành thực hiện thủ tục phân tích và thủ tục kiểm tra chi tiết. Quá trình xem xét, đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ công ty khách hàng chỉ được KTV thực hiện trong quá trình trao đổi với khách hàng, chưa được thực hiện chi tiết. Việc chọn mẫu kiểm toán chỉ được KTV chọn theo cảm tính, xét đoán của mình nên có thể rơi vào trường hợp mẫu chọn không đảm bảo đại diện cho mẫu. Đối với những khách hàng có số lượng TSCĐ không nhiều, các nghiệp vụ trong kỳ phát sinh không nhiều thì việc thực hiện thử nghiệm cơ bản mà bỏ qua thử nghiệm kiểm soát có thể chấp nhận được, tuy nhiên, đối với những khách hàng đã hoạt động lâu năm thì số lượng và nghiệp vụ tăng, giảm liên quan TSCĐ rất nhiều, kiểm toán viên không thể thực hiện thủ tục kiểm tra chi tiết hết tất cả những phát sinh liên quan, điều này sẽ gây lãng phí thời gian và ảnh hưởng đến tiến độ của cuộc kiểm toán. Trong trường hợp này, việc thực hiện thử nghiệm kiểm soát là rất cần thiết, từ đó đánh giá được quá trình kiểm soát của công ty khách hàng đối với TSCĐ, giảm thiểu số mẫu kiểm tra chi tiết cần thực hiện, tránh mất thời gian và không cần thiết. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra là phải thiết kế thử nghiệm kiểm soát như thế nào để lựa chọn số lượng mẫu chọn hợp lý để tiến hành kiểm tra chi tiết.

2. Xác định mức trọng yếu DFK Việt Nam mới chỉ xác định cho tổng thể BCTC chứ chưa đi vào xác định cụ thể cho từng khoản mục. Xác định khoản mục cần chú ý nhiều hơn cũng như đưa ra bút toán điều chỉnh từng khoản mục không được thực hiện điều này gây khó khăn cho KTV thực hiện phần hành. Với từng khoản mục mức độ quan trọng cũng như giá trị khác nhau dẫn tới cần phải xác định

Chuyên đề thực tập Tốt nghiệp

mức trọng yếu khác nhau, phù hợp với từng khoản mục, đảm bảo chất lượng cuộc kiểm toán cao nhất.

3. Đối với thủ tục phân tích với khoản mục này, ở DFK Việt Nam chưa được chú trọng thiết kế các thủ tục phân tích một cách chi tiết, các phân tích cũng chỉ dừng lại ở việc so sánh tăng giảm nguyên giá và khấu hao lũy kế qua các năm mà chưa so sánh được cấu trúc TSCĐ trong tài sản dài hạn và tổng tài sản. Tác dụng của việc sử dụng thủ tục phân tích mang lại rất lớn, đôi khi chỉ cần dựa vào các chỉ tiêu tính toán qua thực hiện thủ tục phân tích, kiểm toán viên cũng có thể nhận ra được những bất thường trong khoản mục đang tiến hành kiểm toán. Khi không thiết kế và thực hiện được đầy đủ các loại thủ tục phân tích, kiểm toán viên khó có thể có cái nhìn tổng quát về khoản mục được kiểm toán, làm tăng số lượng thủ tục kiểm tra chi tiết cần phải thực hiện.

3.2 Một số giải pháp hoàn thiện Quy trình kiểm toán khoản mục TSCĐ và khấu hao TSCĐ trong BCTC do công ty TNHH kiểm toán DFK thực hiện.

3.2.1.Về đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ

Việc đánh giá hệ thống KSNB của khách hàng ở DFK Việt Nam chưa được thực hiện đầy đủ và cặn kẽ, việc đánh giá đôi khi còn mang tính trừu tượng và theo cảm tính của kiểm toán viên nên gây khó hiểu cho người đọc. Vì vậy, DFK nên thiết lập một hệ thống thủ tục cần thực hiện để đánh giá về hệ thống KSNB một cách chính xác và cần được thực hiện đầy đủ tại mỗi cuộc kiểm toán.

3.2.2.Về xác định mức trọng yếu và sai sót có thể chấp nhận được

Kiểm toán viên phải tùy thuộc đặc điểm ngành nghề kinh doanh của từng doanh nghiệp, cấu trúc báo cáo tài chính để lựa chọn mức thích hợp dựa trên mức trọng yếu đã xác định của toàn BCTC. Ví dụ đối với các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ, thương mại thì cơ cấu TSCĐ thường nhỏ hơn đối với các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất, vì thế mức trọng yếu nên được xác lập thấp hơn mức trọng yếu của các doanh nghiệp sản xuất. Đối với những khách hàng kiểm toán năm đầu tiên thì mức trọng yếu nên được xác định ở mức thấp để đảm bảo được tính thận trọng nghề nghiệp. Ngoài ra, công ty nên xác định mức trọng yếu cho từng khoản mục để thành viên nhóm kiểm toán có thể áp dụng cụ thể vào từng phần hành của mình để chất lượng cuộc kiểm toán đạt kết quả cao nhất. Việc đánh giá mức

Chuyên đề thực tập Tốt nghiệp

trọng yếu cần phải được thực hiện bởi KTV có kinh nghiệm lâu năm và hiểu biết về với lĩnh vực hoạt động sản xuất của công ty khách hàng.

3.2.3.Tăng cường thực hiện thử nghiệm kiểm soát

Ở DFK Việt Nam, đối với khoản mục TSCĐ, tuy được thiết kế trong chương trình kiểm toán nhưng thử nghiệm kiểm soát thực hiện để đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ, việc thực hiện thử nghiệm kiểm soát sẽ giúp giảm bớt việc thực hiện thủ tục kiểm tra chi tiết, tránh gây mất thời gian. Tuy nhiên, DFK cần xây dựng được số lượng mẫu chọn phù hợp đối với đặc điểm của từng khách hàng, tránh cố định số lượng mẫu chọn cần kiểm tra chi tiết, đôi khi đối với khách hàng lớn thì số lượng mẫu chọn là ít nhưng với khách hàng nhỏ thì số lượng mẫu đó lại quá lớn.

3.2.4.Thực hiện đầy đủ thủ tục phân tích

Thủ tục phân tích có nhiều ưu điểm mà các thủ khác không thể mang lại cho cuộc kiểm toán. Mặc dù thủ tục phân tích chỉ được áp dụng đối với các con số mang tính tổng hợp nhưng chính vì thế mà thủ tục này sẽ giúp KTV có cái nhìn tổng quan về những biến động và xu hướng trong hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng. Khi thực hiện thử nghiệm kiểm soát và thủ tục kiểm tra chi tiết, KTV không thể phát hiện được những bất thường trong các chỉ tiêu trên BCTC nói riêng và các chỉ tiêu liên quan đến khoản mục TSCĐ nói chung. Thủ tục phân tích áp dụng đối với khoản mục TSCĐ của DFK Việt Nam thực hiện chủ yếu tập trung vào phân tích ngang mà chưa thực hiện phân tích dọc do hạn chế Công ty chưa có có sở dữ liệu thống kê về các con số bình quân và tỷ suất của từng ngành, từng lĩnh vực. Tuy mất nhiều thời gian và khó khăn đối với việc xây dựng cơ sở dữ liệu này nhưng nó là cần thiết đối với hoạt động kiểm toán.

3.2.5.Hạn chế thủ tục kiểm tra chi tiết

Đối với thủ tục kiểm tra chi tiết được áp dụng chủ yếu với khoản mục TSCĐ của DFK Việt Nam nhưng thủ tục này cũng chỉ dừng lại ở việc thu thập chứng từ, trao đổi với kế toán mà kiểm toán viên chưa được chứng kiến sự vận hành thực tế để xem xét tình hình sử dụng TSCĐ trong thực tế, tránh một số trường hợp TSCĐ mua về chưa được sử dụng nhưng đã được trích khấu hao, mặc dù Công ty đã thực hiện kiểm kê cùng khách hàng nhưng chỉ chứng minh được sự tồn tại của TSCĐ mà chưa chắc chắn được việc TSCĐ có được sử dụng hay không, điều này không thỏa mãn nguyên

Chuyên đề thực tập Tốt nghiệp

Một phần của tài liệu Quy trình kiểm toán tscđ và khấu hao tscđ trong kiểm toán báo cáo tài chính do công ty tnhh kiểm toán dfk việt nam (Trang 81 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)