Ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát

Một phần của tài liệu Xây dựng chiến lược kinh doanh cho công ty tân cổ phần phần đầu tư phát triển thương mại tân thời đại(1) (Trang 48 - 53)

CHƯƠNG 2. PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG CHIẾN LƯỢC

2.2. Phân tích môi trường vĩ mô

2.1.2. Ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát

Tính đến thời điểm 20/12/2016, tổng phương tiện thanh toán tăng 16,47%

so với cuối năm 2015 (cùng kỳ năm trước tăng 13,55%), mặc dù tăng cao hơn so với cùng kỳ nhưng tổng phương tiện thanh toán chưa tạo sức ép lên lạm phát, lạm phát cơ bản ổn định. Cũng tính đến thời điểm trên, huy động vốn của các tổ chức tín dụng tăng 16,88% (cùng kỳ năm 2015 tăng 13,59%), giúp các tổ chức tín dụng ổn định thanh khoản, sẵn sàng đáp ứng nhu cầu vốn tín dụng cho nền kinh tế và đảm bảo tỷ lệ tín dụng/huy động ở mức an toàn; tăng trưởng tín dụng của nền kinh tế đạt 16,46% cho thấy khả năng hấp thụ vốn của doanh nghiệp tương đối tốt và thu nhập lãi của các ngân hàng có sự cải thiện tích cực.

Lãi suất huy động hiện nay tương đối ổn định. Lãi suất huy động bằng đồng Việt Nam phổ biến ở mức 0,8%-1%/năm đối với tiền gửi không kỳ hạn và kỳ hạn dưới 1 tháng; 4,5%-5,4%/năm đối với tiền gửi có kỳ hạn từ 1 tháng đến dưới 6 tháng; 5,4%-6,5%/năm đối với tiền gửi có kỳ hạn từ 6 tháng đến dưới 12 tháng; kỳ hạn trên 12 tháng ở mức 6,4%-7,2%/năm. Mặt bằng lãi suất cho vay phổ biến của các lĩnh vực ưu tiên ở mức 6%-7%/năm đối với ngắn hạn, 9%-

Tiểu luận Tư tưởng HCM 43

10%/năm đối với trung và dài hạn. Lãi suất cho vay các lĩnh vực sản xuất kinh doanh thông thường ở mức 6,8%-9%/năm đối với ngắn hạn; 9,3%-11%/năm đối với trung và dài hạn. Nhìn chung, cơ cấu tín dụng đang tiếp tục theo hướng tập trung vào các lĩnh vực ưu tiên như nông nghiệp, xuất khẩu, công nghiệp hỗ trợ, doanh nghiệp vừa và nhỏ nhằm hỗ trợ có hiệu quả cho tăng trưởng kinh tế.

Thị trường bảo hiểm năm 2016 duy trì tăng trưởng tích cực. Doanh thu phí bảo hiểm toàn thị trường ước tính tăng 22,1% so với năm trước, trong đó doanh thu phí bảo hiểm nhân thọ tăng 30,5%; doanh thu phí bảo hiểm phi nhân thọ tăng 12,5%. Tỷ lệ thực bồi thường bảo hiểm gốc trong bảo hiểm phi nhân thọ ước tính 32,98% (cùng kỳ năm 2015 là 41,47%).

2.1.2.2. Xây dựng, đầu tư a. Xây dựng

Hoạt động xây dựng trong năm 2016 đạt khá nhờ giá vật liệu xây dựng ổn định, mặt bằng lãi suất thấp cùng sự cải thiện của thị trường bất động sản. Bên cạnh đó, Chính phủ và Bộ, ngành đã có các giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đẩy nhanh giải ngân vốn cho các công trình, dự án xây dựng. Giá trị sản xuất xây dựng năm 2016 theo giá hiện hành ước tính đạt 1.089,3 nghìn tỷ đồng, bao gồm: Khu vực Nhà nước đạt 83,3 nghìn tỷ đồng, chiếm 7,7%; khu vực ngoài Nhà nước 952,4 nghìn tỷ đồng, chiếm 87,4%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài 53,6 nghìn tỷ đồng, chiếm 4,9%. Trong tổng giá trị sản xuất, giá trị sản xuất xây dựng công trình nhà ở đạt 428,6 nghìn tỷ đồng, chiếm 39,3%; công trình nhà không để ở đạt 188,1 nghìn tỷ đồng, chiếm 17,3%; công trình kỹ thuật dân dụng đạt 344,3 nghìn tỷ đồng, chiếm 31,6%; hoạt động xây dựng chuyên dụng đạt 128,3 nghìn tỷ đồng, chiếm 11,8%.

Theo giá so sánh 2010, giá trị sản xuất xây dựng năm 2016 ước tính tăng 10,1% so với năm 2015, bao gồm: Khu vực Nhà nước tăng 1,7%; khu vực ngoài Nhà nước tăng 12,5%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài giảm 10,9% do một số dự án có vốn đầu tư lớn đã kết thúc giai đoạn xây dựng hoặc hoàn thành đi vào hoạt động sản xuất như các công trình ở khu công nghiệp Formosa Hà Tĩnh,

Tiểu luận Tư tưởng HCM 44

Công ty Điện tử Samsung Vina Thái Nguyên. Trong tổng giá trị sản xuất, giá trị sản xuất xây dựng công trình nhà ở tăng 13,6%; công trình nhà không để ở giảm 2,5%; công trình kỹ thuật dân dụng tăng 13,1%; hoạt động xây dựng chuyên dụng tăng 11,8%.

b. Đầu tư phát triển

Tổng vốn đầu tư toàn xã hội thực hiện năm 2016 theo giá hiện hành ước tính đạt 1.485,1 nghìn tỷ đồng, tăng 8,7% so với năm 2015 và bằng 33% GDP, bao gồm: Vốn khu vực Nhà nước đạt 557,5 nghìn tỷ đồng, chiếm 37,6% tổng vốn và tăng 7,2%; vốn khu vực ngoài Nhà nước đạt 579,7 nghìn tỷ đồng, chiếm 39% và tăng 9,7%; vốn khu vực có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đạt 347,9 nghìn tỷ đồng, chiếm 23,4% và tăng 9,4%.

Bảng 2.2: Tốc độ phát triển vốn đầu tư phát triển toàn xã hội các năm 2014, 2015 và 2016 so với năm trước

Tình hình thực hiện vốn đầu tư từ ngân sách Nhà nước những tháng cuối năm đạt khá. Các Bộ, ngành, địa phương tiếp tục tập trung chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ giải ngân các công trình dự án theo tinh thần Nghị quyết số 60/NQ-CP

Tiểu luận Tư tưởng HCM 45

ngày 08/7/2016 của Chính phủ về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu đẩy nhanh tiến độ thực hiện và giải ngân kế hoạch vốn đầu tư công năm 2016; Công điện số 2144/CĐ-TTg ngày 29/11/2016 của Thủ tướng Chính phủ về đẩy nhanh tiến độ giải ngân kế hoạch vốn đầu tư công năm 2016 và thực hiện các Nghị quyết của Quốc hội về kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016-2020 và kế hoạch năm 2017.

Đầu tư trực tiếp của nước ngoài từ đầu năm đến thời điểm 26/12/2016 thu hút 2.556 dự án cấp phép mới với số vốn đăng ký đạt 15.182,3 triệu USD, tăng 27% về số dự án và giảm 2,5% về vốn đăng ký so với cùng kỳ năm 2015. Bên cạnh đó, có 1.225 lượt dự án đã cấp phép từ các năm trước đăng ký điều chỉnh vốn đầu tư với số vốn tăng thêm đạt 5.765,1 triệu USD, tăng 50,5% về số dự án và giảm 19,7% về vốn tăng thêm.

Tổng vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và vốn vay ưu đãi ký kết trong năm 2016 ước tính đạt 5,38 tỷ USD, tăng 39,7% so với năm 2015. Giá trị giải ngân vốn ODA và vốn vay ưu đãi từ đầu năm đến 21/12/2016 đạt khoảng 3,5 tỷ USD. Ước tính cả năm 2016, giải ngân ODA và vốn vay ưu đãi đạt 3,7 tỷ USD, bằng 80,4% mức giải ngân năm 2015.

2.1.2.3. Chỉ số giá a. Chỉ số giá tiêu dùng

Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 12/2016 tăng 0,23% so với tháng trước, trong đó nhóm thuốc và dịch vụ y tế tăng cao nhất với 5,30% (dịch vụ y tế tăng 6,93%) do trong tháng có 4 tỉnh, thành phố thực hiện điều chỉnh tăng giá dịch vụ y tế bước 2 theo Thông tư liên tịch số 37/2015/TTLT-BYT-BTC ngày 29/10/2015 của Bộ Y tế và Bộ Tài chính (tác động làm CPI chung tăng khoảng 0,27%). Nhóm may mặc, mũ nón, giày dép tăng 0,25% do nhu cầu mua sắm hàng mùa đông tăng lên; đồ uống và thuốc lá tăng 0,21%; nhà ở và vật liệu xây dựng tăng 0,19% do giá gas còn ảnh hưởng từ đợt tăng giá tháng trước và nhu cầu sửa chữa nhà ở tăng cao trong những tháng cuối năm; thiết bị và đồ dùng gia

Tiểu luận Tư tưởng HCM 46

đình tăng 0,08%. Các nhóm hàng hóa và dịch vụ còn lại có chỉ số giá giảm: Giao thông giảm 0,89%; hàng ăn và dịch vụ ăn uống giảm 0,03%, trong đó lương thực tăng 0,22%, thực phẩm giảm 0,12%; bưu chính viễn thông giảm 0,03%; văn hóa, giải trí và du lịch giảm 0,02%. Riêng nhóm giáo dục giá không đổi so với tháng trước.

CPI tháng 12/2016 tăng 4,74% so với tháng 12/2015, bình quân mỗi tháng tăng 0,4%. CPI bình quân năm 2016 tăng 2,66% so với bình quân năm 2015. Mức tăng CPI tháng 12/2016 so với cùng kỳ năm 2015 và mức tăng CPI bình quân năm 2016 so với bình quân năm 2015 tăng cao hơn so với năm trước, nhưng thấp hơn nhiều so với mức tăng CPI bình quân của một số năm gần đây, đồng thời vẫn nằm trong giới hạn mục tiêu 5% mà Quốc hội đề ra. Chỉ số giá tiêu dùng tháng 12/2016 so với cùng kỳ năm 2015 tăng chủ yếu do một số nguyên nhân sau:

- Trong năm có nhiều kỳ nghỉ kéo dài nên nhu cầu mua sắm, vui chơi, giải trí tăng cao, giá các mặt hàng lương thực, thực phẩm tăng lên. Ngoài ra, thiên tai và thời tiết bất lợi, rét đậm rét hại trên diện rộng ở phía Bắc; mưa lũ, ngập lụt nghiêm trọng ở miền Trung; khô hạn ở Tây Nguyên và xâm nhập mặn ở Đồng bằng sông Cửu Long cũng làm chỉ số giá nhóm lương thực tháng 12/2016 tăng 2,57% so với cùng kỳ năm 2015.

Bên cạnh đó, trong năm 2016 có một số yếu tố góp phần kiềm chế CPI: (1) Mặc dù nhu cầu hàng hóa phục vụ trong dịp Tết Nguyên đán tăng, nhưng do giá xăng dầu và giá cước vận tải giảm, nguồn cung hàng hóa dồi dào nên giá cả không biến động lớn; (2) Giá nhiên liệu trên thị trường thế giới giảm mạnh dẫn đến giá xăng dầu trong nước được điều chỉnh giảm, tác động làm chỉ số giá nhóm giao thông giảm theo; (3) Các cấp, các ngành tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường, đồng thời thực hiện các chính sách bình ổn giá một số mặt hàng thiết yếu, ổn định giá cả thị trường trong dịp Tết Nguyên đán.

Tiểu luận Tư tưởng HCM 47

Lạm phát cơ bản tháng 12/2016 tăng 0,11% so với tháng trước và tăng 1,87% so với cùng kỳ năm trước. Lạm phát cơ bản bình quân năm 2016 tăng 1,83% so với bình quân năm 2015.

b. Chỉ số giá vàng và đô la Mỹ

Giá vàng trong nước biến động theo giá vàng thế giới. Chỉ số giá vàng tháng 12/2016 giảm 2,52% so với tháng trước; tăng 10,98% so với cùng kỳ năm 2015; bình quân năm 2016 tăng 5,95% so với năm 2015. Chỉ số giá đô la Mỹ tháng 12/2016 tăng 1,52% so với tháng trước và tăng 0,8% so với cùng kỳ năm 2015; bình quân năm 2016 tăng 2,23% so với năm 2015.

c. Nợ xấu: là rủi ro lớn đe dọa sự ổn định của hệ thống ngân hàng và của toàn nền kinh tế, trong những năm vừa qua tỷ lệ nợ xấu của nước ta đã tăng lên đến mức báo động. Mặc dù Ngân hàng nhà nước đã có nhiều biện pháp để điều hành. Tuy nhiên, có quá nhiều rắc rối do trong những năm trước đây, cùng với dòng vốn ồ ạt chảy vào thị trường bất động sản cộng với những dòng tiền dễ dãi xuất phát từ chính sách nới lỏng tiền tệ, bất ổn kinh tế vĩ mô cộng với lạm phát cao khiến thị trường bất động sản đầu cơ tạo những bong bóng thị trường khủng khiếp và lượng vốn lớn nằm trong thị trường bất động sản không đi vào sản xuất. Khi thị trường bắt đầu lâm vào khó khăn, bong bóng bất động sản xì hơi đã gây ra hậu quả nặng nề cho ngành xây dựng, bất động sản, vật liệu xây dựng và mang lại các khoản nợ xấu cao.

2.1.3. Một số vấn đề xã hội

Một phần của tài liệu Xây dựng chiến lược kinh doanh cho công ty tân cổ phần phần đầu tư phát triển thương mại tân thời đại(1) (Trang 48 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)