Kinh nghiệm quản lý tài nguyên nước ở một số lưu vực sông ở Việt Nam

Một phần của tài liệu Nghiên cứu giải pháp nâng cao công tác quản lý nguồn tài nguyên nước lưu vực sông mê kông (Trang 30 - 34)

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄNCỦA CÔNG TÁC QUẢN LÝ NGUỒN TÀI NGUYÊN NƯỚC

1.2. Cơ sở thực tiễn vềquản lý nguồn tài nguyên nước ở Việt Nam

1.2.3. Kinh nghiệm quản lý tài nguyên nước ở một số lưu vực sông ở Việt Nam

Theo Cục trưởng Cục Quản lý tài nguyên nước Hoàng Văn Bẩy: “Trước đây, tài nguyên nước được quản lý theo hướng tiếp cận đơn ngành, nghĩa là nước được quản lý theo từng ngành dọc, theo các đơn vị sử dụng nước riêng lẻ và không có sự kết nối”. Để thay đổi nhận thức và cách tiếp cận về quản lý tài nguyên nước, tuyên bố Dublin năm 1992 đã nêu rõ “Quản lý tổng hợp tài nguyên nước là một quá trình

Chuyên đề thực tập Tốt nghiệp

đẩy mạnh phối hợp phát triển và quản lý tài nguyên nước, đất và các tài nguyên liên quan, sao cho tối đa hóa các lợi ích kinh tế và phúc lợi xã hội một cách công bằng mà không phương hại đến tính bền vững của các hệ sinh thái thiết yếu”. Đây được coi là nền tảng của công tác quản lý tổng hợp nguồn nước.

Theo đó, quản lý tổng hợp tài nguyên nước không đơn thuần là việc lập quy hoạch, kế hoạch, mà đây là một quá trình, trong đó cần nỗ lực quản lý theo hướng tổng hợp, cần giải quyết tốt các mối quan hệ tương tác giữa con người và tự nhiên;

giữa đất và nước; giữa nước mặt và nước dưới đất; giữa khối lượng và chất lượng;

giữa thượng lưu và hạ lưu; giữa nước ngọt và các vùng ven biển; giữa trong nước và ngoài nước; giữa các đối tượng sử dụng nước.

Việt Nam đang trong quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, nhu cầu sử dụng nước cho phát triển kinh tế, phục vụ dân sinh ngày càng lớn trong khi nguồn nước có hạn, đặt ra yêu cầu mới về chia sẻ nguồn nước. Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế đòi hỏi phải chuyển dịch cơ cấu sử dụng nước phù hợp. Mặt khác, biến đổi khí hậu đang gây ra nhiều mối đe dọa đến tài nguyên nước. Trước tình hình đó, chúng ta cần củng cố mạnh mẽ công tác quản lý tổng hợp tài nguyên nước, hoàn thiện chính sách về quản lý và bảo vệ nguồn nước hướng tới sự phát triển bền vững của đất nước.

Trước yêu cầu khai thác, sử dụng bền vững, bảo đảm an ninh nguồn nước quốc gia trong bối cảnh biến đổi khí hậu, tài nguyên nước Việt Nam đang phải đối mặt với những thách thức là nguồn nước có hạn, nguy cơ suy thoái, cạn kiệt nguồn nước có chiều hướng gia tăng do tăng trưởng kinh tế nhanh, đời sống người dân ngày càng cao khiến cho nhu cầu sử dụng nước ngày càng tăng, trong khi nguồn nước có hạn và hiệu quả sử dụng nước còn thấp. Khai thác nước chưa được kiểm soát chặt chẽ, tình trạng ô nhiễm, suy thoái, cạn kiệt nguồn nước đang ngày càng gia tăng cả về mức độ nghiêm trọng và phạm vi ảnh hưởng.

Theo Đỗ Hương của tờ Báo Mới đã chỉ ra cách quản lý lưu vực sông Hồng – Thái Bình một cách cụ thể như sau:

“Hệ thống sông Hồng-Thái Bình, mặc dù có 4 hồ chứa lớn và nhiều công trình thủy lợi điều hòa nguồn nước khác nhưng tình trạng hạn hán, thiếu hụt nguồn nước vẫn diễn ra, nguy cơ lũ lụt vẫn có thể xảy ra, việc duy trì dòng chảy tối thiểu, giảm thiểu ô nhiễm và xâm nhập mặn chưa được giải quyết triệt để.

Chuyên đề thực tập Tốt nghiệp

Ngày 19/11, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với Viện Quy hoạch thủy lợi, Đại học Bách khoa Milan (Polimi) tổ chức hội thảo Dự án quản lý bền vững tài nguyên nước lưu vực sông Hồng-Thái Bình trong bối cảnh biến đổi khí hậu (IMRR).

Dự án do Viện Quy hoạch thủy lợi và Đại học Bách khoa Milan, tổ chức tiên phong trong lĩnh vực quy hoạch và quản lý nguồn nước với kinh nghiệm và công cụ tối ưu tiên tiến, nghiên cứu sau hơn 3 năm sẽ giải quyết đồng thời các mục tiêu cấp nước, chống lũ, phát điện, đảm bảo giao thông thủy và môi trường hạ du.

Phương pháp luận và công nghệ tiên tiến này được đánh giá rất phù hợp và cần thiết để giải quyết vấn đề mâu thuẫn trong các mục tiêu sử dụng nước ở lưu vực sông Hồng - Thái Bình, khi mà những mâu thuẫn này có thể sẽ trở nên nghiêm trọng hơn trong tương lai gần dưới sức ép của nhiều yếu tố trong đó có biến đổi khí hậu.

Các phương án thiết kế nhằm cải thiện vận hành hệ thống 4 hồ chứa Sơn La, Hòa Bình, Thác Bà và Tuyên Quang có thể giảm 10-33% lượng thiếu hụt điện, 70%

thiệt hại do lũ và 93% thiếu hụt nước cấp trên vùng đồng bằng.

Hệ thống được vận hành chủ yếu cho phát điện, cấp nước cho hệ thống tưới lớn vùng đồng bằng sông Hồng và giảm thiểu lũ đe dọa Thủ đô Hà Nội. Tuy nhiên, quá trình vận chuyển bùn cát ảnh hưởng đến khả năng ổn định của đáy sông và tạo ra sự xói đáy sông”.

Theo các tác giả Nguyễn Chu Hồi, Đào Trọng Tứ, Bùi Thị Thu trong đề tài

“Quản lý tổng hợp lưu vực sông Vu Gia - Thu Bồn và vùng bờ biển Đà Nẵng - Quảng Nam, Việt Nam MỘT CÁCH TIẾP CẬN “TỪ ĐẦU NGUỒN XUỐNG BIỂN””.

Đối với bất cứ lưu vực sông nào, mối quan hệ giữa hệ sinh thái nói chung và nguồn nước của toàn bộ lưu vực sông với vùng bờ biển và biển là quan hệ hữu cơ không thể tách rời. Tuy nhiên, mức độ tương tác như vậy tùy thuộc vào độ lớn và hình thái của mỗi lưu vực sông. Từ phân tích trên cho thấy để phát triển bền vững lưu vực sông và vùng bờ biển cần có cách tiếp cận mới trong quản lý tổng hợp tài nguyên nước trên lưu vực sông và vùng bờ biển. Đó là cách tiếp cận “Từ đầu nguồn xuống biển” (From Ridge to Reef), viết tắt là cách tiếp cận R-R.

Cách tiếp cận R-R được thực hiện cho trường hợp nghiên cứu ở lưu vực Vu Gia - Thu Bồn sẽ làm rõ mối quan hệ của lưu vực sông quan trọng này với vùng bờ

Chuyên đề thực tập Tốt nghiệp

biển Đà Nẵng – Quảng Nam và vùng biển bên ngoài. Từ đó có thể lồng ghép các chiến lược, kế hoạch phát triển, dự án đầu tư và các giải pháp ứng phó phù hợp nhất giữa lưu vực sông và vùng bờ biển. Ở Việt Nam, cách tiếp cận R- R còn khá mới mẻ, trong khi quản lý tổng hợp tài nguyên nước và quản lý tổng hợp vùng biển vẫn được tiến hành riêng lẻ và chưa có các thực hành tốt.

Cách tiếp cận R-R đòi hỏi phải tăng cường cơ chế phối hợp liên ngành, khuyến khích và thể chế hóa sự tham gia của các bên liên quan và cộng đồng trong phạm vi lưu vực và vùng bờ biển. Trên cơ sở đó lựa chọn và xây dựng cơ chế liên kết vùng để giải quyết và giảm thiểu các tác động từ lưu vực sông đến vùng bờ biển và từ vùng bờ ra biển. Khả năng phối hợp trong quản lý tài nguyên và môi trường của các bên liên quan thường không dễ dàng.

Các chính sách phát triển của Chính phủ vẫn ưu tiên cho khai thác tài nguyên hơn bảo tồn thiên nhiên và bảo vệ môi trường, cũng như vẫn ưu tiên quản lý lưu vực và vùng bờ biển theo ngành, thiếu các thể chế liên ngành, liên vùng. Điều này làm gia tăng các mâu thuẫn lợi ích và xung đột không gian trong quá trình khai thác lưu vực sông và vùng bờ biển.

Ngoài ra còn có các cách quản lý sau: xây dựng chính sách và chương trình hành động phù hợp, thành lập ủy ban lưu vực sông thực hiện chức năng quản lý tổng hợp lưu vực sông và vùng bờ biển:

(i) Thành lập một “Ủy ban Lưu vực sông Vu Gia - Thu Bồn và Vùng bờ biển”có đủ quyền lực để quản lý quy hoạch, giám sát và kiểm soát phát triển lưu vực sông Vu Gia -Thu Bồn và vùng bờ Đà Nẵng - Quảng Nam, giải quyết các tranh chấp trong sử dụng nước giữa các ngành dùng nước.

(ii) Trong khuôn khổ Ủy ban Lưu vực sông Vu Gia - Thu Bồn và Vùng bờ biển, cần tăng cường cơ chế điều phối liên vùng và phối hợp liên ngành trong quản lý lưu vực sông Vu Gia - Thu Bồn gắn với quản lý vùng bờ biển Đà Nẵng - Quảng Nam. Trước mắt cần rà soát, cập nhật và bổ sung các nguyên tắc và hướng dẫn cách thức lồng ghép các yếu tố của lưu vực và biến đổi khí hậu vào Chiến lược và Kế hoạch quản lý tổng hợp vùng biển của hai địa phương.

Chuyên đề thực tập Tốt nghiệp

Một phần của tài liệu Nghiên cứu giải pháp nâng cao công tác quản lý nguồn tài nguyên nước lưu vực sông mê kông (Trang 30 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)