Sự kết hợp giữa các nước trong quản lý và sử dụng bền vững nguồn nước sông Mê Kông

Một phần của tài liệu Nghiên cứu giải pháp nâng cao công tác quản lý nguồn tài nguyên nước lưu vực sông mê kông (Trang 88 - 91)

CHƯƠNG 3:NHỮNG GIẢI PHÁP ĐỂ NÂNG CAO CÔNG TÁC QUẢN LÝ NGUỒN TÀI NGUYÊN NƯỚC LƯU VỰC SÔNG MÊ KÔNG

3.2. Giải pháp nâng cao công tác quản lý tài nguyên nước sông Mê Kông

3.2.3. Sự kết hợp giữa các nước trong quản lý và sử dụng bền vững nguồn nước sông Mê Kông

Thông qua Hội nghị thượng đỉnh Tiểu vùng Mekong mở rộng (GMS) lần thứ 5 diễn ra tại Bangkok, Thái Lan đã đưa ra một số giải pháp để quản lý và sử dụng bền vững tài nguyên nước sông Mê Kông như sau:

Tại Việt Nam, nhiều dự án phát triển hạ tầng quan trọng đã được thực hiện thành công như dự án đường cao tốc Hà Nội-Lào Cai thuộc hành lang kinh tế Bắc- Nam, dự án hành lang ven biển phía Nam kết nối Cà Mau-Kiên Giang, mạng lưới các tuyến đường và cầu giao thông kết nối đồng bằng sông Cửu Long.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nêu rõ, sự chuyển động nhanh chóng của kinh tế khu vực và thế giới, sự xuất hiện của những thách thức phi truyền thống cũng như những bài học rút ra từ quá trình phát triển kinh tế của các nước thành viên thời gian qua đòi hỏi một cách tiếp cận mới, toàn diện và linh hoạt hơn cho hợp tác GMS.

Tiểu vùng Mekong phát triển thịnh vượng, gắn kết và hài hoà sẽ chỉ đạt được nếu Chiến lược 3C - kết nối, cạnh tranh, cộng đồng - được đặt trong mục tiêu tổng thể “phát triển bền vững và toàn diện” của Tiểu vùng Mekong. Hợp tác GMS cũng cần hỗ trợ một cách hiệu quả cho các nước Mekong trong quá trình chuyển đổi mô hình tăng trưởng và tìm kiếm giải pháp cho những thách thức chung.

Trên tinh thần này, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã nhấn mạnh một số điểm lớn trong hợp tác tiểu vùng. Theo đó, thứ nhất cần bảo đảm sự cân bằng giữa ba yếu tố kinh tế-con người-môi trường trong hợp tác GMS. Suy thoái môi trường có thể triệt tiêu những thành quả về kinh tế và phát triển con người; ngược lại những chính sách kinh tế-xã hội đúng đắn không chỉ giúp bảo tồn mà còn phát huy tiềm năng của

Chuyên đề thực tập Tốt nghiệp

thiên nhiên phục vụ con người. Trong quá trình phát triển, Tiểu vùng Mekong đang phải đối mặt với nhiều thách thức lớn liên quan đến môi trường, an ninh lương thực, an ninh nguồn nước, an ninh năng lượng, biến đổi khí hậu và thiên tai. Việc nhìn nhận thẳng thắn và nghiêm túc những thách thức này sẽ giúp chúng ta tìm ra giải pháp phù hợp.

Trong thời gian tới, GMS cần:

(I) Thúc đẩy các chương trình/dự án về môi trường và phát triển con người để tương xứng với hoạt động trong các lĩnh vực phát triển kinh tế;

(II) Chú trọng hỗ trợ các nước thành viên chuyển đổi sang mô hình tăng trưởng xanh;

(III) Khôi phục hợp tác và chia sẻ kinh nghiệm giữa các nước trong quản lý nước đô thị, nước nông thôn và nước sạch.

Cùng với Ủy hội sông Mê Kông (MRC), hợp tác GMS - cơ chế duy nhất hiện nay có sự tham gia của tất cả các nước ven sông Mê Kông - có thể đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ các nước thành viên nâng cao năng lực và phối hợp chặt chẽ trong quản lý và sử dụng bền vững nguồn nước sông Mê Kông.

Thứ hai, sự chân thành và thực tâm hợp tác giữa các nước thành viên là điều không thể thiếu để tạo dựng tinh thần cộng đồng GMS, xây dựng quan hệ bền vững, lâu dài. Tăng cường đối thoại thực chất giữa các thành viên GMS cả về cơ hội cũng như thách thức, cả điểm đồng cũng như điểm khác biệt sẽ giúp nâng cao hiệu quả hợp tác GMS.

Thứ ba, trong bối cảnh nhu cầu phát triển ngày càng cao, yêu cầu về nguồn lực và công nghệ ngày càng lớn, các nước tiểu vùng sông Mê Kông cần tranh thủ thế mạnh của các đối tác phát triển và huy động thêm nguồn lực cho các dự án GMS.

Thứ tư, bên cạnh hợp tác giữa các Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng mong muốn khu vực doanh nghiệp và lực lượng thanh niên trẻ sẽ tham gia tích cực trong hợp tác GMS, đem đến luồng sinh khí mới và đóng vai trò ngày càng quan trọng cho tương lai của khu vực GMS.

“Cuối cùng, tôi muốn nhấn mạnh đến điều đã gắn kết tất cả chúng ta ở đây - đó là dòng sông Mê Kông. Chúng ta hãy cùng nhau có trách nhiệm quản lý, sử dụng bền vững nguồn nước và bảo tồn những giá trị tốt đẹp gắn với dòng sông để sông Mê Kông luôn là kết nối bền chặt của tình hữu nghị, hợp tác giữa người dân và các quốc gia ven sông”, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng phát biểu.

Chuyên đề thực tập Tốt nghiệp

Chuyên đề thực tập Tốt nghiệp

Một phần của tài liệu Nghiên cứu giải pháp nâng cao công tác quản lý nguồn tài nguyên nước lưu vực sông mê kông (Trang 88 - 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)