CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NGUỒN TÀI NGUYÊN NƯỚC LƯU VỰC SÔNG MÊ KÔNG
2.2. Thực trạng quản lý nguồn tài nguyên nước lưu vực sông Mê Kông
2.2.2.1. Nguyên nhân chủ quan
Chuyên đề thực tập Tốt nghiệp
Phần lãnh thổ Việt Nam nằm trong lưu vực Mê Kông chiếm khoảng 8% diện tích lưu vực và đóng góp khoảng 11 % tổng lượng nước. Phần lãnh thổ này bao gồm thượng nguồn sông Nậm Rốn (Điện Biên), thượng nguồn sông Sê Kông và Sê Ba Hiêng, lưu vực sông Sê San và Srepok và khu vực đồng bằng sông Cửu Long.
Việt Nam có hơn 20 triệu người dân sống trong lưu vực sông Mê Kông (hơn 17 triệu ở đồng bằng sông Cửu Long và 3 triệu ở Tây Nguyên). Phần lớn dân số phụ thuộc vào nguồn sinh kế nông nghiệp và thủy sản – liên quan mật thiết đến nguồn tài nguyên nước. Nguồn lợi từ sông Mê Kông và các dòng nhánh có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với người nghèo, 75% trong số họ sống phụ thuộc vào sản xuất lúa và nuôi trồng thủy sản.
Khu vực đồng bằng sông Cửu Long có diện tích tự nhiên 3,9 triệu hecta, trong đó 75% đã được sử dụng cho sản xuất nông nghiệp. Ngoài chức năng là vựa lúa của cả nước, khu vực này cũng là vùng nuôi trồng thủy sản lớn nhất Việt Nam với 71% diện tích nuôi, 72% sản lượng và 75% tổng giá trị xuất khẩu thủy sản.
Đồng bằng sông Cửu Long đóng vai trò vô cùng quan trọng trong đảm bảo an ninh lương thực và tăng trưởng kinh tế cho cả nước. Đồng bằng sông Cửu Long chịu tác động mạnh mẽ từ nguồn nước sông Mê Kông, trong đó lũ là yếu tố quan trọng nhất.
Mỗi năm, khu vực này có từ 1,3-1,5 triệu hecta bị ngập lũ. Dưới tác động của dòng chảy và chế độ lũ, các hoạt động kinh tế - xã hội bị ảnh hưởng, đất nông nghiệp bị xâm nhập mặn và chua phèn, các hoạt động sản xuất nông nghiệp bị cản trở. Bên cạnh đó, lũ cũng có nhiều mặt tích cực đối với sự hình thành và phát triển của đồng bằng sông Cửu Long. Con sông Mê Kông mang về cho đồng bằng nguồn phù sa màu mỡ và nguồn thủy sản tự nhiên giàu có.
Dòng chảy của con sông Mê Kông có ý nghĩa sống còn đối với sự phát triển của khu vực đồng bằng sông Cửu Long nói riêng và Việt Nam nói chung. Do sự liên quan mật thiết giữ các điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của các tiểu vùng và tổng thể lưu vực sông Mê Kông, những động thái phát triển thượng nguồn và thay đổi dòng chảy sẽ dẫn đến nhiều tác động về môi trường và xã hội ở phía hạ nguồn.
Một khi con đập đầu tiên trong chuỗi 12 dự án đề xuất được xây dựng sẽ kéo theo hiệu ứng domino dẫn đến toàn bộ dòng chính phía hạ lưu sẽ bị thay đổi hoàn toàn.
Mặc dù còn cần rất nhiều đánh giá, nghiên cứu thấu đáo về tác động tổng thể của kịch bản phát triển này, với những hiểu biết ở thời điểm hiện tại, có thể khẳng định rằng Việt Nam gặp rất nhiều bất lợi trong bài toán phát triển sông Mê Kông.
Chuyên đề thực tập Tốt nghiệp
2.2.2.1.2.Khí hậu
Biến đổi khí hậu tác động đến lưu vực sông Mê Kông
Tại khu vực đầu nguồn sông Mê Kông, nơi có môi trường nhạy cảm về những thay đổi xảy ra, sẽ có sự mở rộng của các vùng phát triển cho ngành công nghiệp và đô thị trong tương lai, điều này sẽ có tác động đến số lượng và chất lượng của các dòng chảy mặt của sông. Việc sử dụng đất có vai trò tái tạo nguồn tài nguyên nước dự trữ như rừng phát triển đất công nghiệp và đô thị hóa, trong khi đất nông nghiệp giảm xuống, gây ra suy giảm số lượng nước dưới đất và tổng số lượng nước về vùng hạ lưu.
Nhiệt tăng sẽ gây ra các biến thể của nhiệt độ và khí hậu, hạn hán và mưa lớn gây lũ lụt nhiều hơn nữa. Mưa lớn lên sẽ gây ra sự gia tăng của số lượng nước mặt, ảnh hưởng tới việc truyền tải các chất dinh dưỡng và trầm tích trong khu vực đầu nguồn, chuỗi các chất dinh dưỡng, xói mòn và di dời các lớp trầm tích trên lưu vực xuống dòng sông.
Báo cáo đánh giá lần 4 của Ủy ban liên chính phủ về biến đổi khí hậu (IPCC) năm 2007 và tài liệu kỹ thuật của IPCC về khí hậu và nước năm 2008 đã nhận định những thay đổi về thời tiết ảnh hưởng đến nhiệt độ, lượng mưa và gió ở khía cạnh tần suất, cường độ, quãng thời gian. Trong thời gian 20-30 năm tới, sự thay đổi của Mê Kông sẽ diễn ra mạnh mẽ.
Chuyên đề thực tập Tốt nghiệp
Hình 2.2: Lũ thấp khiến ngư dân ở ĐBSCL giảm thu nhập
(Ảnh: Lê Anh Tuấn, 2010) Biến đổi khí hậu là yếu tố tạo tác động lên tài nguyên nước ở ĐBSCL. Theo nhiều kết quả mô phỏng toán học theo các kịch bản phát thải khí nhà kính đều cho thấy trong tương lai, nhiệt độ khu vực có xu thế gia tăng dần khiến khô hạn nghiêm trọng hơn, lượng mưa đang thay đổi thất thường, sự phân bố lượng mưa theo tháng đang có dấu hiệu biến động khác với những quy luật nhiều năm trước, bão tố dường như đang có hướng dịch chuyển xuống các tỉnh phía Nam vào cuối năm và khó dự báo hơn.
Hiện tượng nước biển dâng đang diễn ra làm đe dọa tài nguyên nước không chỉ riêng cho các tỉnh vùng ven biển mà cón liên quan đến các vùng nước trong nội địa vùng ĐBSCL. Nước biển dâng cao làm mất đất thu hẹp sản xuất và ảnh hưởng đến năng suất cũng như sản lượng lương thực. Cuộc sống cư dân ngày càng khó khăn hơn do thiếu nguồn nước sinh hoạt và sản xuất. Nhiều dấu hiệu cho thấy ngày càng nhiều người dân nông thôn bỏ lên thành thị để tìm sinh kế mới có ít nhiều liên quan đến sự suy thoái tài nguyên nước cũng như các nguồn tài nguyên liên quan như đất, rừng, sinh vật, ...
Tài nguyên nước vùng ĐBSCL còn bị đe dọa do các ảnh hưởng nguy cơ chưa lường hết được từ các công trình khai thác nguồn nước ở các quốc gia thượng nguồn sông Mekong. Hàng loạt đập nước - nhà máy thủy điện đang và sẽ hình thành trên các sông nhánh và cả dòng sông chính ở Trung Quốc, Lào và Campuchia
Chuyên đề thực tập Tốt nghiệp
khiến chế độ dòng chảy sẽ thay đổi theo nhu cầu phát điện – bán điện. Trung Quốc và Thái Lan có triển khai các công trình chuyển nước từ sông Mê Kông sang lưu vực khác trong nội địa của họ khiến nguồn nước thiếu hụt đi, đặc biệt là mùa khô.
Campuchia đang có kế hoạch mở rộng các hệ thống thủy nông để gia tăng diện tích canh tác lúa.
Nếu các kế hoạch này này trở nên hiện thực, nguồn nước cho canh tác mùa Đông Xuân ở ĐBSCL trở nên hiếm hoi và nguy cơ xâm nhập mặn sẽ lớn hơn.
Ngoài ra, việc phát triển các khu kỹ nghệ ven sông ở các nước thượng nguồn cũng sẽ làm chất lượng nước ở hạ lưu bị đe dọa hơn. Thực tế, vùng ĐBSCL đang bị các tác động “kép” do cả yếu tố biến đổi khí hậu và yếu tố đập nước trên sông ở thượng nguồn đống ảnh hưởng lên tài nguyên nước khu vực.
2.2.2.1.3. Lượng mưa
Suy giảm nguồn nước, hạn hán, thiếu nước ở hạ lưu sông Mê Kông trong những năm gần đây, ngoài nguyên nhân tự nhiên của tài nguyên nước, do tác động của biến đổi khí hậu toàn cầu và của hiện tượng ElNino, còn do tác động của con người, mà trước hết là do:
- Chưa có biện pháp hiệu quả phát triển nguồn nước, điều hòa hợp lý dòng chảy trên lưu vực sông, trong mạng lưới sông ngòi; suy giảm rừng, thay đổi sử dụng đất trên lưu vực theo chiều hướng làm suy giảm khả năng điều tiết dòng chảy lưu vực sông, giảm tỷ lệ diện tích các thủy vực, giảm nguồn nước mặt, nguồn nước bổ cập cho các tầng nước dưới đất vào mùa mưa và gia tăng hạ thấp mực nước dưới đất vào mùa khô.
- Việc khai thác, sử dụng nước chưa hợp lý; khai thác, sử dụng ở thượng lưu, chưa chú ý đầy đủ tới khai thác, sử dụng ở hạ lưu; quản lý, vận hành các hồ chứa thủy lợi, thủy điện còn chưa hợp lý, thường phải chú trọng một vài lợi ích chính, các lợi ích khác, có khi, có thời kỳ, bị xem nhẹ. Ngoài ra, do trên các lưu vực thường có hệ thống hoặc bậc thang các hồ chứa mà lại thiếu phối hợp nên luôn có tình trạng hồ trên tích được đầy nước thì hồ phía hạ lưu không còn đủ nước. (Ví dụ như việc tích nước vào các hồ chứa ở Trung Quốc trên phần lưu vực sông Mê Kông thường làm giảm đáng kể nguồn nước về nước ta làm cho các hồ chứa rất khó khăn trong tích nước đầy hồ).
- Công trình thủy điện, thủy lợi đều gây thay đổi lớn chế độ nguồn nước, chất lượng nước và các hệ thủy sinh ở cả thượng và hạ lưu dòng sông. Về nguyên tắc, hồ
Chuyên đề thực tập Tốt nghiệp
chứa tạo điều kiện để điều hòa dòng chảy, trữ nước trong mùa lũ và bổ sung nước vào mùa cạn, nhưng thực tế hoàn toàn khác: do bảo đảm phát điện hoặc nước tưới nên việc vận hành nhiều hồ chứa chưa phân phối, điều hòa nguồn nước cho các nhu cầu sử dụng một cách hợp lý; chưa có cơ chế cần thiết để bảo đảm hài hòa giữa các lợi ích chính, giữa chống lũ và phát điện, giữa phát điện hoặc tưới và cấp nước cho hạ du, cấp nước sinh hoạt, duy trì dòng chảy môi trường, đẩy mặn ở vùng cửa sông ven biển...
- Mất cân đối giữa tiềm năng nguồn nước và nhu cầu nước. Theo dự tính, nhu cầu dùng nước đến năm 2010 ở nước ta do tăng dân số, đô thị hóa, công nghiệp hóa...
sẽ lên đến 130 tỷ m3/năm, gần tương đương với nguồn nước lưu vực sông Mê Kông vào mùa kiệt. Thiếu nước là rõ ràng nếu không có biện pháp quản lý, phát triển, bảo vệ, điều hòa, phân phối hợp lý, sử dụng tổng hợp, hiệu quả và tiết kiệm các nguồn nước.
- Phương thức khai thác, sử dụng nước thường chậm được cải tiến để phù hợp với điều kiện tài nguyên nước trên lưu vực sông Mê Kông.
- Nhu cầu nước tăng cao và chưa được kiểm soát, quản lý vẫn theo cách truyền thống “cần bao nhiêu cấp bấy nhiêu”, chậm chuyển sang quản lý nhu cầu dùng nước.
2.2.2.1.4. Cách sử dụng tài nguyên nước
- Khai thác, sử dụng chưa đi đôi với bảo vệ, phòng chống suy thoái, cạn kiệt, ô nhiễm nguồn nước như: Bảo vệ rừng đầu nguồn nâng cao hiệu quả sản sinh dòng chảy trên lưu vực; thiếu quy hoạch tổng thể về tài nguyên nước lưu vực sông; xả nước thải không xử lý hoặc xử lý không đạt yêu cầu vào nguồn nước gây suy thoái, ô nhiễm nghiêm trọng nguồn nước, làm nghiêm trọng hơn tình trạng thiếu nước sạch.
- Tài nguyên nước chưa được sử dụng một cách tiết kiệm, hiệu quả, đa mục tiêu như mong muốn. Khai thác, sử dụng nước quá mức cho phép, lại lãng phí diễn ra ở nhiều nơi; chưa kết hợp hài hòa giữa khai thác, sử dụng nước mặt với nước dưới đất. Nước mặt và nước dưới đất có mối quan hệ thủy động lực rất chặt chẽ và bổ sung cho nhau tùy theo điều kiện nguồn nước trong năm nên trong bất kỳ điều kiện nào, cũng phải chú ý đến tính thống nhất của chúng.