CHƯƠNG 3:NHỮNG GIẢI PHÁP ĐỂ NÂNG CAO CÔNG TÁC QUẢN LÝ NGUỒN TÀI NGUYÊN NƯỚC LƯU VỰC SÔNG MÊ KÔNG
3.2. Giải pháp nâng cao công tác quản lý tài nguyên nước sông Mê Kông
3.2.2. Các biện pháp trong việc ngừng xây dựng đập ở các nước thượng lưu sông Mê Kông để cải thiện đời sống và chất lượng nước của hạ lưu sông Mê Kông ở Việt Nam 74 1. Lợi ích của thủy điện Mê Kông
Chuyên đề thực tập Tốt nghiệp
Hiện nay, nguy cơ đối với dòng sông Mê Kông khi có hàng chục đập đã, đang và sẽ được xây dựng trên dòng chính con sông bên cạnh hàng trăm đập dòng nhánh. Những dự án thủy điện này được cho là có tác động lớn đối với dòng phù sa, nguồn cá, lưu lượng nước và ảnh hưởng trực tiếp đến sinh kế, cuộc sống của người dân. Không những vậy, những người ký tên vào bức thư ngỏ còn bày tỏ lo ngại rằng cùng với việc phát triển thủy điện ồ ạt, nền văn hóa gắn với sông nước sẽ bị mai một và các thế hệ tương lai sẽ không còn cơ hội tiếp nhận truyền thống tôn kính dòng sông của cha ông nữa.
Lợi ích và hiểm họa Thủy Điện trên sông Mê Kông 3.2.2.1. Lợi ích của thủy điện Mê Kông
Điện và nước là hai cung ứng tối cần thiết cho sự phát triển kinh tế và xã hội.
Nhu cầu điện năng của lưu vực Mê Kông cho 25 triệu gia đình có thể sẽ cần đến tổng công suất lên đến 20,000 đến 25,000 MW. Campuchia là quốc gia phải trả tiền điện cao nhất thế giới. Thái Lan cần nhập cảng điện từ các nước láng giềng vì không thể thỏa mãn được nhu cầu nội địa. Việt Nam và Trung Quốc không thể tiếp tục đà tăng trưởng như hiện nay nếu chỉ xây nhà máy nhiệt điện, đốt nhiên liệu đang cạn kiệt dần như than đá, dầu xăng hay ga. Giá nhiên liệu ngày càng tăng và ô nhiễm càng nghiệt ngã trên các đô thị dân cư đông đúc.
Thủy điện trên lưu vực Lancang-Mekong là nguồn năng lượng không thể không khai thác vì số vốn xây dựng và phí tổn nhiên liệu hoạt động và điều hành thủy điện ít hơn hẳn so nhà máy điện đốt than đá, đốt dầu hay đốt ga. Thủy điện mang cho kỹ nghệ nặng, các công ty xây dựng, mạng lưới cung cấp cơ khí và vật liệu và các quỹ đầu tư được nhiều quyền lợi to lớn.
Nhóm đặc quyền và đặc lợi này có sức mạnh tài chính và nhiều ảnh hưởng chính trị, họ dễ kết hợp nhau, nhất là tại quốc gia đang mở mang trong lưu vực sông Mê Kông, làm chính sách thuận lợi, che đậy thông tin bất lợi, khống chế dư luận, hạn chế nghiên cứu tác động môi sinh và không tích cực phổ biến thông tin môi sinh học cho dân cư.
Phong trào khai thác thủy điện đã bị khựng lại tại các nước văn minh, vì không còn địa điểm tốt, công dân các nước văn minh chống đối mãnh liệt và chịu luật lệ kiềm tỏa; nhưng thủy điện lại đang trổi mạnh tại những nước đang phát triển và càng lan nhanh dưới tay những chính quyền thiếu dân chủ.
Chuyên đề thực tập Tốt nghiệp
3.2.2.2. Những Tác Hại của Thủy Điện Thượng Nguồn đã gây ra cho Lưu Vực Mê Kông trong 10 năm qua
Nguy hại từ thủy điện dường như trút xuống hoàn toàn trên dân cư lưu vực, so với giới đầu tư, kỹ nghệ và thành phố, nông ngư dân là thành phần đông nhất 80% nhưng ít được hưởng lợi nhất. Họ chưa chắc sẽ được điện về thắp sáng thôn làng; họ không có quyền quyết định về các dự án ấy, họ lại không có hậu thuẫn chính trị để tự vệ công bằng. An toàn thực phẩm, kế sinh nhai và tài nguyên còn lại cho các thế hệ tương lai của họ đều là những điều bất khả nhân nhượng đã dần dần bị hy sinh không thể cứu vãn lại được. Dân cư Mê Kông phải lên tiếng bảo vệ phần còn lại (trong đó có Việt Nam).
Hiểm họa và suy thoái đã xảy ra trên khắp lưu vực sông Mê Kông, tuy đã tiên đoán trước và cảnh báo, khoa học đã mất 10 năm từ khi thủy điện Vân Nam bắt đầu hoạt động mới có được những dữ kiện xác quyết về sự suy thoái rất đáng biết như sau:
1. Lưu lượng sông vào mùa lũ sẽ giảm và mùa hạn sẽ tăng chỉ là lý thuyết của Trung Quốc phe “pro” thủy điện. Thực tế nhu cầu điện năng từ nhà máy thượng nguồn sẽ là yếu tố chỉ đạo cho lưu lượng chảy được thả xuống hạ nguồn. Nước sông Mê Kông đã giảm xuống vào mùa hạn; sau khi các hồ Vân Nam xây xong, họ đã giữ và tích lũy nước trong nhiều năm liền mới lên đủ để bắt đầu cho nhà máy hoạt động. Hệ quả tất yếu là muối sẽ xâm nhập sâu hơn vào thềm lục địa ĐBSCL gây thất thoát thu hoạch nông nghiệp.
2. Theo sau khi Trung Quốc cho chất nổ phá cù lao đảo mở gềnh thác trên Lancang năm 2002, Thái Lan báo cáo mất 50% ngư sản tại Chang Rai trong thời gian 2001-2004. Nếu Trung Quốc hoàn thành hết 8 đập Vân Nam sẽ có khả năng giữ lại 50% nước sông Lancang thì hậu quả sẽ nặng nề hơn thế nữa.
3. Tonle-Sap và đồng bằng sông Cửu Long gần như không hưởng lợi gì từ những đập thủy điện, càng phải dự phòng qua các bài học từ những dòng sông khác.
TS Marc Goicho (World Wildlife Fedration) đã khuyến cáo MRC về lịch sử sự sói mòn duyên hải đồng bằng tại các sông Nile Trung Đông, sông Volta châu Phi, Danube, Senegal, Ebro và Rhone là vì khai thác thủy điện trên nguồn. Phù sa nguồn dinh dưỡng khi bị chặn lại tại những hồ chứa sẽ gây thiệt hại đến năng suất nông nghiệp.
Chuyên đề thực tập Tốt nghiệp
4. Tác động trên nông nghiệp đồng bằng sông Cửu Long, theo Tiến sĩ Tyson Roberts của Viện Nghiên Cứu Nhiệt Đới Smithsonian Tropical Research Institute, mùa lũ sẽ không còn nước nhiều chảy suống để rửa phèn nữa và mực nước sông đủ thế năng cao để đưa nước vào Đồng Tháp Mười để canh tác, thu hoạch đồng bằng sông Cửu Long sẽ giảm theo.
Việc xây dựng đập ở các nước ở thượng lưu sông Mê Kông sẽ làm ảnh hưởng rất lớn tới đời sống cũng như chất lượng nước của khu vực hạ lưu sông, do đó, cần dừng tất cả các hoạt động xây đập để giữ cho hoàn lưu nước chảy thông thoáng và tạo cho người dân sống xung quanh sông Mê Kông được sử dụng nguồn nước sạch tự nhiên.
3.2.2.3. Tuyên bố về việc xây dựng đập tại thượng nguồn sông Mê Kông
Vì những hiểm họa mà các nước thượng nguồn gây ra trong việc xây dựng đập nên phải có những biện pháp thương lượng hiệu quả để có hướng điểu tiết nguồn nước sông Mê Kông, trả lại những gì vốn có mà tạo hóa đã ban tặng. Tới đây là những dấu mốc, sự phân tích và những phát ngôn mang tính xây dựng trong việc cải thiện nguồn nước sông Mê Kông trong bối cảnh xây dựng đập ở các nước thượng nguồn.
Trung Quốc phải chấm dứt nhúng tay vào thủy điện và gây mâu thuẫn tại khu vực Hạ lưu Mê Kông (Tháng 2, 2016)
Bốn quốc gia Hạ lưu Mê Kông (LMB) - Lào, Thái Lan, Campuchia và Việt Nam đã ký Hiệp Ước quốc tế sông Mê Kông năm 1995. Mục đích cơ bản của hiệp định 1995 là: “sự hợp tác giữa các quốc gia hạ lưu Mê Kông để nhằm đạt được tiềm năng lợi ích một cách bền vững và ngăn ngừa việc sử dụng phí phạm nguồn nước trong lưu vực”.
Bốn quốc gia LMB đã ký thêm cam kết về thể lệ hay Mekong Procedure năm 2003, mục đích quy định việc hợp tác phải qua tiến trình tham vấn trước và thỏa hiệp, theo đó “thỏa hiệp trước không phải là quyền phủ quyết và cũng không phải là quyền đơn phương sử dụng nước bởi bất cứ thành viên nào bất chấp những nước khác trong lưu vực”.
Theo tờ Vientiane Times tường trình, ngày 5 tháng 1, 2016 Lào đã tổ chức một buổi lễ theo nghi thức Phật giáo để đánh dấu việc khởi động xây dựng dự án
Chuyên đề thực tập Tốt nghiệp
thủy điện Don Sahong. Phụ tá bộ trưởng năng lượng và khoáng sản ông Viraphonh Viravong đã tuyên bố rằng: “nhà thầu đã thực hiện dự án này theo đúng kế hoạch và được sự hậu thuẫn không những của dân cư địa phương mà còn bởi những người nước ngoài, những nhà khoa học và những chuyên viên về thủy lực”. Lời tuyên bố này không chính xác và việc nói sai sự thật tại một buổi lễ theo nghi thức Phật giáo là một hành động rất đáng tiếc từ một viên chức Phật giáo Lào.
Bốn nước hạ lưu sông Mê Kông đã không hợp tác tốt để đạt mục đích của hiệp định họ đã ký kết, thay vào đó các thành viên không những cố gắng tránh né thi hành hiệp định đứng đắn mà còn cố ý vi phạm đi ngược thường lệ quốc tế. Lào đã tiến hành xây đập Xayaburi vào thánhg 3, 2012 và đập Don Sahong vào tháng 1, 2016. Lào có kế hoạch xây bốn đập khác nữa trên dòng chính hạ lưu sông Mê Kông bất chấp những tác động nghiêm trọng xuyên biên giới xuống Campuchia và Việt Nam. Nghiên cứu Đánh giá Tác động Môi trường năm 2010 của ICEM, Đánh giá các Kịch bản Phát triển toàn Lưu vực năm 2011 của Mekong Commission và Cách Tiếp Cận Phát Triển Tài Nguyên Nước năm 2011 của đại học Portland đều kết luận rằng những dự án thủy điện tại hạ lưu sông Mê Kông không khả thi về kinh tế và không bền vững về môi sinh.
Theo một báo cáo từ đại học Mae Fah Luang do OXFAM bảo trợ, dưới kịch bản của 11 con đập LMB Mê Kông, Lào và Thái sẽ được hưởng $14 tỉ lợi tức, Campuchia và Việt Nam phải gánh chịu $36 tỉ thiệt hại (250% lợi tức). Tác nhân xây đập, Lào sẽ được hưởng $2 tỉ lợi tức trong khi thiệt hại cho láng giềng gấp 14 lần số lợi tức đó. Lào có thể chia chác số lợi tức này cho 5 triệu dân Lào, nhưng đó vẫn là hành động thiếu lương tâm. Lào là một quốc gia có truyền thống Phật giáo sao lại có thể can tâm gây thiệt hại nặng nề như thế trên kế sinh nhai của 30 triệu người Việt và Campuchia, gấp sáu lần dân số nước Lào.
Lào không thể hành động gây thiệt hại bất chấp những nước láng giềng như thế nếu không có sự yểm trợ về tài chính, kinh tế, kỹ thuật và chính trị từ Trung Quốc.
Trung Quốc là nhà thầu cho dự án thủy điện Pak Beng, Pak Lay và Sanakham. Trung Quốc còn là nhà thầu về kỹ thuật và quản trị cho dự án Don Sahong.
Xét rằng số tỉ lệ lợi bất cập hại, sự phân bố lợi tức và thiệt hại đầy phi lý, tác động xuyên biên giới nghiêm trọng, và hậu quả môi sinh không bền vững:
Chuyên đề thực tập Tốt nghiệp
Viet Ecology Foundation mãnh liệt phản đối hành động đơn phương xây dựng các đập LMB của chính phủ Lào và sự vi phạm hiệp định Mê Kông 1995.
Viet Ecology Foundation kêu gọi tất cả dân cư Campuchia và Việt Nam gây áp lực lên chính quyền chặn đứng những dự án thủy điện của Lào và tránh tai họa giáng xuống hạ lưu.
Viet Ecology Foundation kêu gọi sự quan tâm của thế giới về việc Trung Quốc đang đứng sau những dự án thủy điện trên đất Lào. Chúng tôi mãnh liệt phản đối Trung Quốc đã xuất cảng việc phát triển hủy hoại môi sinh từ Vân Nam xuống hạ du và gây mâu thuẫn giữa các nước trong khu vực.