Nguyên nhân khách quan

Một phần của tài liệu Nghiên cứu giải pháp nâng cao công tác quản lý nguồn tài nguyên nước lưu vực sông mê kông (Trang 62 - 69)

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NGUỒN TÀI NGUYÊN NƯỚC LƯU VỰC SÔNG MÊ KÔNG

2.2. Thực trạng quản lý nguồn tài nguyên nước lưu vực sông Mê Kông

2.2.2.2. Nguyên nhân khách quan

Hiện nay, tình hình hạn hán, xâm nhập mặn ở các tỉnh phía Nam và Đồng bằng sông Cửu Long đang diễn ra ngày càng khốc liệt, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của người dân địa phương.

Chuyên đề thực tập Tốt nghiệp

Đối với Đồng bằng sông Cửu Long, nhiều chuyên gia đã đánh giá đây là thời kỳ hạn hán nhất trong lịch sử 100 năm qua của khu vực. Ủy ban sông Mê Kông Việt Nam cũng có chuỗi số liệu về khí tượng thủy văn và dòng chảy cho thấy, những thông số về hạn đã vượt mức thấp nhất trong 30 năm gần đây. Đồng bằng sông Cửu Long có hơn 90% nguồn nước là từ bên ngoài. Vấn đề hạn hán ở đây phụ thuộc vào những yếu tố: Nguồn nước bên ngoài, tình hình mưa và việc sử dụng nước ở khu vực đồng bằng; những tác động từ ngoài biển như mức triều.

Các chuyên gia của Ủy ban sông Mê Kông Việt Nam cũng thu thập số liệu và phân tích nguồn nước từ bên ngoài, từ đó nhận định lượng mưa của Đồng bằng sông Cửu Long trong năm nay rất thấp, thậm chí ở mức lịch sử. Trong tháng 2-2016, khu vực này hầu như không có mưa nên ảnh hưởng rất lớn đến dòng chảy sông Mê Kông trên dòng chính và dòng chảy vào Việt Nam. Khi mưa ít, hạn hán xảy ra, việc sử dụng nước trong lưu vực phải gia tăng nhằm đảm bảo tưới tiêu, nông nghiệp… do đó, nguồn nước vào Việt Nam cũng ít đi làm hạn hán lại càng nghiêm trọng.

Mùa kiệt của Đồng bằng sông Cửu Long là vào cuối tháng 3, đầu tháng 4- 2016 và dự báo tình hình hạn hán, xâm nhập mặn sẽ ngày càng nguy cấp. Ngoài một số công trình thủy điện trên dòng chính phía thượng lưu của Trung Quốc, hiện Thái Lan cũng có một số công trình chuyển nước trong khu vực khiến hạn hán ở hạ lưu sông Mê Kông trầm trọng hơn. Trong nội bộ đồng bằng, ngoài lượng mưa ít, việc sử dụng nước trong mùa khô cao thì đỉnh triều theo thống kê trong 2 -3 tháng qua cũng rất cao, góp phần đẩy mặn sâu vào Đồng bằng sông Cửu Long.

Trong ba năm qua, Chính phủ đã giao Ủy ban sông Mê Kông Việt Nam tiến hành nghiên cứu tác động các công trình thủy điện trên dòng chính sông Mê Kông tới vùng Đồng bằng sông Cửu Long và vùng châu thổ sông Mê Kông của Việt Nam - Campuchia. Nghiên cứu này đã được hoàn thành và báo cáo Chính phủ vào tháng 12- 2015.

Theo kết quả nghiên cứu, các công trình thủy điện trên dòng chính hạ lưu sông Mê Kông và một số công trình tại Vân Nam (Trung Quốc) đã gây ra những tác động đến Đồng bằng sông Cửu Long. Về mặt dòng chảy, các công trình này làm suy giảm dòng chảy trong mùa khô trong chu kỳ dòng chảy ngắn hạn, từ đó dẫn đến tình trạng xâm nhập mặn tăng. Ngoài ra, các công trình này còn tác động đến nguồn thủy sản ở Đồng bằng sông Cửu Long và lượng phù sa bùn cát. Các chuyên gia tham gia nghiên cứu cũng dự báo sản lượng thủy sản ở Đồng bằng sông Cửu Long sẽ mất 50%, và lượng phù sa mất 70%. Những tác động này sẽ dẫn đến hệ lụy lớn

Chuyên đề thực tập Tốt nghiệp

đối với môi trường sinh thái, đời sống người dân và phát triển kinh tế - xã hội ở Đồng bằng sông Cửu Long và Campuchia.

Các quốc gia có quyền theo đuổi những mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội phục vụ cho quốc gia mình nhưng khi sử dụng chung một dòng sông, các quốc gia vẫn phải tuân thủ những điều luật, thông lệ quốc tế. Đặc biệt, khi chúng ta có Công ước về Luật sử dụng các nguồn nước liên quốc gia cho các mục đích phi giao thông thủy, đã được Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc thông qua ngày 21-5-1997 và có hiệu lực năm 2014. Ngoài ra, còn có những quy định quốc tế và vùng khác cho lưu vực sông Mê Kông. Điển hình là Hiệp định hợp tác phát triển bền vững lưu vực sông Mê Kông năm 1995 và bộ Quy chế sử dụng nước của Ủy hội. Đây là những nguyên tắc về nguồn nước quốc tế đã được thừa nhận và chúng ta cần tuân thủ. Đây cũng là cơ sở để Việt Nam phối hợp với các quốc gia trên dòng sông Mê Kông, đặc biệt trong lưu vực sông Mê Kông quốc tế để sử dụng nguồn nước chung một cách bền vững.

Ủy hội sông Mê Kông quốc tế đã xây dựng chiến lược, quy hoạch phát triển lưu vực và sẽ khuyến cáo các quốc gia trong lưu vực nỗ lực trao đổi thông tin về các công trình sử dụng nước trên sông Mê Kông; đảm bảo nguyên tắc sử dụng công bằng và hợp lý đối với quyền sử dụng nước của các quốc gia ở khu vực hạ lưu cũng như Việt Nam. Đó là những quy định Việt Nam đang cố gắng đạt được cả về cam kết cũng như thực hiện.

Đồng bằng sông Cửu Long có tới hơn 90% nguồn nước phụ thuộc vào nước ngoài, do đó vấn đề hợp tác quốc tế giữa các quốc gia trong lưu vực là rất quan trọng. Đối với Ủy hội sông Mê Kông quốc tế, Việt Nam đã có quy hoạch, chiến lược phát triển lưu vực dựa trên quản lý tổng hợp tài nguyên nước và mạng giám sát. Việt Nam đang phối hợp các quốc gia thành viên trao đổi thông tin. Hiện không chỉ có Việt Nam mà cả Campuchia, Thái Lan cũng xảy ra hạn nhưng họ có nhu cầu và mức độ sử dụng nước ít hơn Việt Nam nên chưa cảm nhận được nhiều. Tới đây, Ủy hội sông Mê Kông quốc tế sẽ có thư gửi tới Trung Quốc, đề nghị xem xét những vấn đề sử dụng nước trên sông Mê Kông để không gây hạn hoặc làm trầm trọng hơn tình trạng hạn hán trong mùa khô cạn kiệt này.

Trong nội tại, Việt Nam phải có các giải pháp tăng cường, ứng phó như: Xây dựng hệ thống hồ đập giữ nước, cống ngăn mặn...tuy nhiên những giải pháp này có thể chưa phát huy được ngay. Trong lúc chờ đợi giải pháp triệt để, chúng ta phải có giải pháp thích ứng và chiến lược sử dụng nước ví dụ như thay đổi cơ cấu mùa vụ; chọn những

Chuyên đề thực tập Tốt nghiệp

2.2.2.2.2. Cách xả thải

Sự xuất hiện của các đập thủy điện cùng tốc độ phát triển đô thị quá nhanh đang là mối đe dọa lớn đến chất lượng nguồn nước ở vùng lưu vực sông Mê Kông.

Đây là nội dung được ông Benedito Braga, Chủ tịch Hội đồng Nước thế giới (World Water Council) trao đổi với Thời báo Kinh tế Sài Gòn Online bên lề hội nghị về an ninh nguồn nước, năng lượng và lương thực trong bối cảnh biến đổi khí hậu do Ủy hội sông Mê Kông quốc tế tổ chức tại TPHCM ngày 2 - 4.

Theo ông Braga, chất lượng nước trên dòng chính Mê Kông hiện nay chưa bị ô nhiễm nặng, tuy nhiên nguồn nước ở hệ thống những sông nhánh ven lưu vực sông đã bị ô nhiễm. Nguyên nhân chính là do tốc độ phát triển các khu đô thị quá nhanh trong những năm gần đây.

“Chất lượng nước các nhánh sông nhỏ đổ ra dòng chính Mê Kông đang ngày càng xấu đi. Các quốc gia trong lưu vực phải sớm có giải pháp đối với hệ thống xử lý nước thải của những đô thị nằm ở lưu vực sông. Nếu không giải quyết sớm vấn đề này, sức khỏe cộng đồng sẽ bị ảnh hưởng xấu”, ông Braga nói.

Ngoài nước thải đô thị, xây dựng đập thủy điện và tình trạng lũ lụt cũng đang là những tác nhân ảnh hưởng đến dòng chính Mê Kông hiện nay. Theo ông Braga, các nước thuộc Ủy ban sông Mê Kông nên ngồi lại để cùng thảo luận và thống nhất cơ chế vận hành của hệ thống hồ chứa ở thượng nguồn sao cho đạt được mục tiêu

“lợi cả đôi bên” (win-win solution).

Theo Ủy ban sông Mê Kông Việt Nam, gần đây dưới áp lực tăng dân số và nhu cầu phát triển kinh tế, các dự án thủy điện trên dòng chính và dòng nhánh Mê Kông phát triển rất mạnh, nhu cầu lấy nước tưới, đánh bắt và nuôi trồng thủy sản, giao thông thủy… đang ảnh hưởng bất lợi đến môi trường sinh thái dòng sông.

2.2.2.2.3. Tình trạng khai thác

Từ sau ngày miền Nam thống nhất đến nay dưới sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước, sự nỗ lực của các đơn vị tổ chức, các nhà khoa học trong và ngoài nước cùng với sự nhạy bén và kinh nghiệm quý báu của nhân dân, vùng ĐBSCL đã có những bước tiến nhảy vọt về mọi mặt làm cho nhiều nhà khoa học nước ngoài phải nể phục.

Trong đó đặc biệt phải kể đến là vấn đề thau chua rửa mặn, kiểm soát lũ cho cả khu vực bằng nhiều giải pháp công trình và phi công trình... Tuy nhiên, phía trước vẫn

Chuyên đề thực tập Tốt nghiệp

đang còn rất nhiều khó khăn, thách thức cần phải vượt qua để có thể xây dựng phát triển vùng kinh tế trọng điểm tương xứng với tiềm năng và thế mạnh của nó.

Một trong những vấn đề khó khăn, thách thức cả về trước mắt cũng như lâu dài cần phải chủ động đối phó ngay đó là tình trạng thiếu hụt trầm trọng nguồn nước ngọt.

Nguy cơ và khó khăn do thiếu hụt nguồn nước

Thách thức đối với vấn đề quản lý khai thác nguồn nước ở đồng bằng sông Cửu Long là rất lớn như vấn đề lũ lụt, vấn đề sạt lở bờ sông, vấn đề ô nhiễm môi trường...

Như chúng ta đã thấy tài nguyên nước có xu hướng suy thoái do tác động của con người và biến đổi khí hậu toàn cầu. Về mùa khô ở ĐBSCL hầu như không có mưa, nguồn nước chủ yếu do sông Mê Kông cung cấp, bình quân lưu lượng kiệt của sông Mê Kông chảy về ĐBSCL khoảng 2000 m3/s. Trong giai đoạn tới, 5 nước trong lưu vực sông Mê Kông sẽ đẩy mạnh phát triển kinh tế. Đây là những nước có nền sản xuất nông nghiệp trồng lúa nước nên nhu cầu dùng nước rất nhiều, bên cạnh đó thảm thực vật phía thượng nguồn đang bị suy giảm nghiêm trọng. Ước tính lưu lượng chảy về ĐBSCL lúc đó chỉ còn khoảng 1000 m3/s, nguy cơ hạn hán sẽ rất nghiêm trọng.

Điều này hoàn toàn phù hợp với dự báo của Tổ chức Quỹ bảo vệ thiên nhiên Thế giới (WWF). Theo đánh giá của tổ chức này, trong số 5 dòng sông đang bị cạn kiệt ở châu Á, ngoài các sông Dương Tử, Salween, Ganges và Indus, có cả sông Mê Kông đi qua Việt Nam. Khu vực ĐBSCL có diện tích 39.313 km, chiếm hơn 79%

diện tích của tam giác châu Mê Kông. Qua đó dễ dàng hình dung trong trường hợp sông Mê Kông bị cạn kiệt sẽ là thảm họa cho cả khu vực.

Vấn đề thiếu hụt nguồn nước ngọt sẽ tác động hết sức tiêu cực đến mọi mặt đời sống kinh tế xã hội. Riêng đối với ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, việc thiếu nguồn nước sẽ gây ra những khó khăn tổn thất lớn ở những vấn đề chính như sau:

+ Thiếu nước phục vụ sản xuất nông nghiệp, trồng cây ăn quả và dân sinh;

+ Thiếu nguồn nước ngọt phục vụ cho nuôi thủy sản;

+ Theo dự báo trong những năm tới, mực nước biển sẽ ngày một dâng cao, khả năng xâm nhập mặn sẽ rất lớn. Lưu lượng nước thượng nguồn về bị giảm sút sẽ

Chuyên đề thực tập Tốt nghiệp

không đủ lưu lượng đẩy mặn, nước mặn sẽ xâm nhập sâu vào nội địa, thực tế có những năm ở một số sông mặn xâm nhập sâu đến gần 90 km như ở Mộc Hoá (Long An) (có lúc độ mặn lên tới 4‰) gây khó khăn lớn tới sản xuất nông nghiệp và đời sống nhân dân.

2.2.2.2.4. Cách quản lý

Trước yêu cầu của giai đoạn phát triển mới, chuyển đổi mô hình tăng trưởng và nâng cao chất lượng phát triển, nhiều vấn đề thực tiễn đang đặt ra thách thức ngày càng lớn đối với công tác quản lý tài nguyên nước lưu vực sông Mê Kông.

Một là, hiểu biết của chúng ta về tiềm năng, trữ lượng, giá trị của các nguồn tài nguyên của đất nước còn hạn chế; thông tin, dữ liệu về các nguồn tài nguyên nước lưu vực sông không đầy đủ, thiếu toàn diện, không thống nhất và chưa được chuẩn hóa.

Tài nguyên nước lưu vực sông Mê Kông chưa được điều tra, đánh giá đầy đủ, toàn diện về tiềm năng, trữ lượng, giá trị. Hoạt động điều tra, thăm dò nguồn nước còn rất hạn chế, nhất là nguồn nước ngầm; thông tin, dữ liệu về tài nguyên nước còn rất thiếu. Phần lớn các hệ sinh thái tự nhiên chưa được điều tra, đánh giá đầy đủ, toàn diện, kiểm kê định kỳ. Số liệu về rừng còn nhiều bất cập, không thống nhất. Thông tin, dữ liệu về nguồn lợi thủy sản chưa đủ độ tin cậy.

Việc điều tra, đánh giá, lượng hóa giá trị kinh tế của nguồn tài nguyên nước sông Mê Kông chỉ mới được thử nghiệm ở một số nhóm, loại. Định giá tài nguyên chỉ mới thực hiện đối với một số nhóm tài nguyên, còn nhiều bất cập, chưa phù hợp với thể chế kinh tế thị trường. Việc thiết lập các tài khoản quốc gia về các nguồn tài nguyên chưa được nghiên cứu xây dựng. Nguồn lực tài nguyên nước chưa được hạch toán đầy đủ trong nền kinh tế.

Thông tin, dữ liệu về nguồn tài nguyên nước chưa được chuẩn hóa, độ tin cậy không cao, không được quản lý thống nhất nên gây ra nhiều khó khăn cho việc sử dụng. Thông tin, số liệu đầu vào chất lượng thấp dẫn đến việc đánh giá, dự báo thiếu chính xác đang là vấn đề lớn trong hoạch định chính sách quản lý tài nguyên nước nói riêng và phát triển kinh tế - xã hội ở đồng bằng sông Cửu Long nói chung.

Hai là, nguồn lực tài nguyên nước chưa được cân đối, phân bổ hợp lý, sát với yêu cầu, mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội; xung đột trong mục tiêu, lợi ích khai thác, sử dụng, mất cân đối cung cầu về nguồn tài nguyên nước đang gia tăng.

Chuyên đề thực tập Tốt nghiệp

Dân số tăng nhanh, kinh tế phát triển mạnh, năng động, đa dạng, nhu cầu sử dụng nước sạch, nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân ngày càng lớn trong khi nguồn nước sông Mê Kông có hạn, thậm chí đang giảm dần, đang đặt vấn đề cân đối, phân bổ nguồn lực tài nguyên nuwocs trước những thách thức rất lớn. Thực tế cho thấy, công tác này hiện chưa được thực hiện bài bản, thiếu chuẩn mực, còn nhiều lúng túng, bất cập, chưa tính hết lợi ích tổng thể, hài hòa trước mắt và lâu dài dẫn đến mâu thuẫn, thậm chí xung đột giữa các ngành, lĩnh vực, nhóm xã hội, giữa hiện tại và tương lai. Trong khi đó, ở nhiều nơi đất đai, nguồn lực tài nguyên nuwocs không được sử dụng đúng mục đích, thậm chí không được sử dụng gây lãng phí, thất thoát.

Ba là, việc khai thác, sử dụng tài nguyên nước chưa hợp lý, kém hiệu quả và không bền vững dẫn đến lãng phí nguồn lực quốc gia, nguồn tài nguyên nước sông Mê Kông bị suy thoái, cạn kiệt.

Cường độ sử dụng tài nguyên nước (sử dụng tài nguyên để tạo ra 1 đơn vị GDP) còn ở mức cao. Theo đánh giá của một số tổ chức quốc tế, Việt Nam đứng trong số các nước có năng suất sử dụng nước vào loại thấp nhất thế giới.

Nguồn lực tài nguyên nước còn bị sử dụng lãng phí, kém hiệu quả, hạn chế khả năng đóng góp cho phát triển kinh tế - xã hội. Tài nguyên nước lưu vực sông Mê Kông chưa được khai thác tổng hợp, phục vụ đa mục tiêu dẫn đến hiệu quả thấp; tình trạng thiếu nước theo mùa, cục bộ theo vùng còn nghiêm trọng. Tài nguyên nước vì thế chưa được phát huy hết tiềm năng, thế mạnh.

Bốn là, nguồn thu từ tài nguyên nước chưa được sử dụng một cách bền vững, lợi ích từ tài nguyên nước chưa được phân bổ hợp lý, hài hòa; chưa chú trọng đúng mức đến công tác bảo vệ, tái tạo, phục hồi và phát triển nguồn tài nguyên nước sông Mê Kông.

Cùng với việc kiểm soát các hoạt động khai thác nhằm bảo đảm nguồn tài nguyên nước được khai thác trong giới hạn phục hồi, khả năng tái tạo, cần chú ý đến công tác bảo vệ, phục hồi, tái tạo nhằm phát triển nguồn lực tài nguyên của đất nước. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, công tác này chưa được quan tâm đúng mức, chưa được đầu tư hợp lý nên nguồn tài nguyên nước sông Mê Kông đang trên đà suy giảm mạnh về số lượng cũng như chất lượng.

Chuyên đề thực tập Tốt nghiệp

Một phần của tài liệu Nghiên cứu giải pháp nâng cao công tác quản lý nguồn tài nguyên nước lưu vực sông mê kông (Trang 62 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)