Kết quả công tác thực hiện quản lý tài nguyên nước sông Mê Kông

Một phần của tài liệu Nghiên cứu giải pháp nâng cao công tác quản lý nguồn tài nguyên nước lưu vực sông mê kông (Trang 69 - 72)

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NGUỒN TÀI NGUYÊN NƯỚC LƯU VỰC SÔNG MÊ KÔNG

2.2. Thực trạng quản lý nguồn tài nguyên nước lưu vực sông Mê Kông

2.2.3. Kết quả công tác thực hiện quản lý tài nguyên nước sông Mê Kông

Nhận thức được tầm quan trọng của tài nguyên nước, Việt Nam đã xây dựng, ban hành được hệ thống các chính sách, pháp luật về quản lý tài nguyên nước nói chung và lưu vực sông nói riêng. Trong đó, Luật Tài nguyên nước đã được Quốc hội thông qua từ năm 1998, có hiệu lực từ 01/01/1999, và đã được sửa đổi vào năm 2012.Đây là văn bản pháp luật cao nhất về quản lý tài nguyên nước. Trên cơ sở này, hàng loạt văn bản quy phạm dưới luật như hướng dẫn công tác cấp phép, xử phạt vi phạm hành chính, quản lý lưu vực sông, bảo vệ nước dưới đất và các quy định mức kinh tế - kỹ thuật về tài nguyên nước… đã được ban hành, trở thành công cụ giúp công tác quản lý nhà nước về tài nguyên nước ngày càng hiệu quả hơn.

Tuy nhiên, qua kiểm toán song song vấn đề nước lưu vực sông Mê Kông với kinh tế nông nghiệp của Thái Lan, Lào, Myanmar và Campuchia cho thấy, hệ thống chính sách pháp luật về quản lý tài nguyên nước và lưu vực sông ở Việt Nam chưa đầy đủ và chưa kịp thời. Ở phạm vi quốc gia, hệ thống quy định về quản lý tài nguyên nước, lưu vực sông vẫn còn chung chung. Các văn bản quy định liên quan đến lưu vực sông mới chỉ chiếm khoảng 2,85% trong hệ thống pháp luật quản lý tài nguyên nước nói chung. Hiện nước ta vẫn chưa có các văn bản quy phạm pháp luật, cơ chế, chính sách riêng cho toàn lưu vực sông Mê Công của Việt Nam, mà vẫn áp dụng chung với các chính sách, pháp luật liên quan đến sử dụng, bảo vệ tài nguyên nước chung của quốc gia.

Còn tại các địa phương, những văn bản pháp luật mới chỉ đề cập đến quản lý tài nguyên nước, bảo vệ môi trường nói chung mà chưa có những văn bản quy định về quản lý lưu vực sông có tính đặc thù như điều tra cơ bản về hệ thống sông ngòi, quy định về bảo vệ hành lang ven sông, kênh, rạch, quy hoạch về tài nguyên nước, lưu vực sông... Vì thế, một tình trạng tất yếu là hầu hết các địa phương không tiến

Chuyên đề thực tập Tốt nghiệp

hành nghiên cứu, điều tra cơ bản, kiểm kê, thống kê về tài nguyên nước, lưu vực sông. Cùng với vấn đề chưa có quy hoạch, các tỉnh cũng không ban hành kế hoạch quản lý, sử dụng tài nguyên nước hàng năm, thực hiện điều hòa, phân bổ tài nguyên nước; chưa lập danh mục các nguồn nước bị ô nhiễm, suy thoái, cạn kiệt cũng như không tổng hợp tình hình khai thác, sử dụng nước, các nguồn thải vào nguồn nước.

Trong khi đó, những quy định về cấp phép, xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước, bảo vệ nước dưới đất... đã được ban hành, có hướng dẫn cụ thể từ nhiều năm qua, nhưng do bộ máy tổ chức chưa hợp lý, nguồn lực hạn chế nên hiện mới chỉ có một số địa phương bắt đầu triển khai.

Tuy hệ thống chính sách, pháp luật quản lý Nhà nước về tài nguyên nước và lưu vực sông của Việt Nam chưa hoàn thiện, nhưng đối với phạm vi công việc triển khai trong khuôn khổ hợp tác quốc tế liên quan đến quản lý tài nguyên nước lưu vực sông Mê Kông của Việt Nam lại đạt được những kết quả đáng ghi nhận. Như trên đã đề cập, vấn đề bảo vệ môi trường, khai thác và sử dụng tài nguyên nước hợp lý không chỉ nằm trong phạm vi một quốc gia, mà cần phải có sự hợp tác chặt chẽ xuyên biên giới. Với lưu vực sông Mê Kông, hiện đã có 4 quốc gia (Việt Nam, Thái Lan, Lào, Campuchia) tham gia Ủy hội sông Mê Kông quốc tế, chỉ còn 2 nước là Trung Quốc và Myanmar chưa gia nhập mà đóng vai trò là các đối tác đối thoại của Ủy hội. Trong hợp tác quản lý, khai thác và sử dụng tài nguyên nước, cũng như các tài nguyên liên quan của lưu vực sông Mê Kông, Hiệp định Mê Kông 1995 là văn kiện pháp lý cao nhất, toàn diện nhất và rất quan trọng tính đến thời điểm hiện tại.

Theo đó, Ủy ban sông Mê Kông Việt Nam đã được thành lập với vai trò giúp Thủ tướng Chính phủ thực hiện các hoạt động hợp tác quốc tế Mê Kông, bao gồm cả việc thực hiện Hiệp định Mê Kông 1995. Trong giai đoạn 2009 - 2011, Việt Nam được đánh giá luôn gương mẫu, thực hiện nghiêm túc Hiệp định Mê Kông 1995 qua việc tích cực tham gia giải quyết các mâu thuẫn trong Ủy hội, đóng góp tích cực cho các chương trình hoạt động của Ủy hội cả về kinh phí, chuyên gia và thông tin số liệu; cơ bản thực hiện tốt vai trò, chức năng, nhiệm vụ giúp Chính phủ trong quản lý, chỉ đạo các hoạt động hợp tác Mê Công quốc tế và các hoạt động liên quan đến quản lý lưu vực sông Mê Kông trong nước.

Hơn nữa, Ủy ban sông Mê Kông Việt Nam và nhiều cơ quan đầu mối khác ở trong nước còn tích cực tham gia công tác nghiên cứu liên quan đến tài nguyên

Chuyên đề thực tập Tốt nghiệp

toán tại 4 cơ quan Trung ương, 4 tỉnh và báo cáo của 8 tỉnh không được kiểm toán thuộc lưu vực sông Mê Kông, ngoài việc thực hiện những chức năng, nhiệm vụ theo quy định, các đơn vị đã thực hiện 102 chương trình, đề tài, nghiên cứu liên quan đến tài nguyên nước nói chung và lưu vực sông Mê Công nói riêng. Trong đó, tại 4 cơ quan trung ương thực hiện 85 chương trình, nghiên cứu; tại 9 địa phương thực hiện 17 chương trình, đề tài, nghiên cứu, riêng 3 tỉnh Tây Nguyên là Đắc Lắc, Gia Lai, Kon Tum chưa thực hiện nghiên cứu nào. Tổng số kinh phí được phân bổ để thực hiện các chương trình, đề tài, nghiên cứu là 90,27 tỷ đồng, trong đó tại 4 cơ quan Trung ương được phân bổ xấp xỉ 75,55 tỷ đồng và tại 9 tỉnh là 14,72 tỷ đồng.

Kết quả nghiệm thu cho thấy, hầu hết các nghiên cứu đã đáp ứng được mục tiêu, yêu cầu đề ra, phần lớn các nghiên cứu đã hoàn thành đúng tiến độ. Đáng chú ý, kết quả của một số nghiên cứu đã được triển khai ứng dụng vào thực tế. Báo cáo của tỉnh Cà Mau nêu rõ kết quả của dự án “Điều tra, khảo sát lập phương án trám lấp giếng khoan khai thác nước dưới đất đã hư hỏng và sử dụng trên địa bàn tỉnh Cà Mau” đã được UBND tỉnh ra chủ trương xử lý, trám lấp khoảng 2.145 giếng khoan hư hỏng, không còn sử dụng được.Tại Cục Quản lý tài nguyên nước, kết quả của một số nghiên cứu đã được vận dụng phục vụ Luật Tài nguyên nước (sửa đổi). Tại Ủy ban sông Mê Công, một số vấn đề có tính thời sự đã được nghiên cứu như tác động của các dự án thủy điện, chuyển nước từ vùng thượng lưu và hạ lưu đến đồng bằng sông Cửu Long. Kết quả của những nghiên cứu này đã cung cấp thông tin cho Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ Tài nguyên và Môi trường cũng như các cấp lãnh đạo khác trong việc chỉ đạo xử lý những vấn đề liên quan. Chuyên đề thực tập Tốt nghiệp

Một phần của tài liệu Nghiên cứu giải pháp nâng cao công tác quản lý nguồn tài nguyên nước lưu vực sông mê kông (Trang 69 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)