CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NGUỒN TÀI NGUYÊN NƯỚC LƯU VỰC SÔNG MÊ KÔNG
2.1. Đặc điểm địa lý, kinh tế - xã hội và văn hóa quanh lưu vực sông Mê Kông
2.1.1. Trên thế giới (vùng thượng và trung lưu sông Mê Kông)
Hình 2.1: Lưu vực sông Mê Kông
Nguồn: MRC Secretariat,2000 Sông Mê Kông bắt nguồn từ vùng núi Thanh Hải của Trung Quốc, chảy qua tỉnh Vân Nam, Myanmar, Thái Lan, Lào, Campuchia và Việt Nam.
Thanh Hải là một tỉnh thuộc Tây Bắc Trung Quốc. Thanh Hải là một trong các đơn vị hành chính cấp tỉnh có diện tích lớn nhất tại Trung Quốc. Thanh
Chuyên đề thực tập Tốt nghiệp
Hải nằm chủ yếu trên cao nguyên Thanh - Tạng và là nơi sinh sống của một lượng lớn người Tạng. Người Hán chiếm đa số và sinh sống chủ yếu tại khu vực thủ phủ Tây Ninh ở phía đông bắc của tỉnh.
Thanh Hải có nhiều diện tích núi đá, sông băng, núi tuyết, sa mạc, đầm lầy nước mặn không thích hợp cho phát triển nông nghiệp. Diện tích đất nông, lâm, mục, ngư nghiệp chiếm 52% tổng diện tích của Thanh Hải. Các loại gia súc chủ yếu của Thanh Hải là cừu Tây Tạng, cừu Mông Cổ, cừu Kazakh, dê, bò Tây Tạng, bò nhà, ngựa Đại Thông, ngựa Hà Khúc, ngựa Sài Đạt Mộc, ngựa Ngọc Thụ, lừa, lạc đà, và lợn. Các nông sản chủ yếu của Thanh Hải là lúa mì, lúa mạch cao nguyên, đại mạch, ngô, kiều mạch, yến mạch, cải dầu, đậu răng ngựa, đậu Hà Lan, đậu ván, đậu hương, khoai tây, vừng, hồng hoa, củ cải ngọt. Các loại quả chủ yếu của Thanh Hải bao gồm táo "tam hồng", lê, mơ tây, đào, táo tây dại, óc chó, dâu tây, dưa hấu, nho, sơn tra.
Bốn trụ cột của ngành công nghiệp Thanh Hải là khai thác dầu khí, điện lực, công nghiệp kim loại màu và công nghiệp diêm hóa.
Vân Nam là một tỉnh ở phía tây nam của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, giáp biên giới với Việt Nam. Vân Nam là nơi bắt nguồn của sông Hồng và sông Đà, sông Mê Kông cũng chảy qua Vân Nam.
Vân Nam là một tỉnh tương đối chậm phát triển của Trung Quốc với tỷ lệ dân số lâm vào cảnh nghèo khổ cao hơn các tỉnh khác. Năm 1994, khoảng 7 triệu người sống dưới mức nghèo khổ với thu nhập bình quân hàng năm thấp hơn 300 nhân dân tệ trên đầu người. Kế hoạch xóa đói giảm nghèo bao gồm 5 dự án lớn với mục tiêu nâng cấp và hoàn thiện cơ sở hạ tầng.
Tổng giá trị sản xuất trong nước: Năm 2006, tổng giá trị sản xuất của tỉnh Vân Nam (GDP) đạt 400,187 tỷ NDT, tăng 11,9% so với năm trước. GDP bình quân đầu người đạt 8961 NDT, tăng 11,1% so với năm trước.
Thu nhập tài chính: Năm 2006, tổng thu nhập tài chính đạt 88,7 tỷ NDT, tăng 16% so với năm trước.
Vân Nam đáng chú ý vì sự đa dạng sắc tộc cao. Tỉnh này có nhiều dân tộc hơn tất cả các tỉnh và khu tự trị khác của Trung Quốc. Trong số 56 dân tộc được công nhận tại Trung Quốc, người ta thấy tại Vân Nam là 25. Các nhóm sắc tộc phân
Chuyên đề thực tập Tốt nghiệp
bổ rộng khắp trong tỉnh. Khoảng 25 các dân tộc thiểu số sống trong các khu dân cư đông đúc, mỗi cộng đồng có số dân trên 5.000 người.
Myanmar hay Burma, tên chính thức: Cộng hòa Liên bang Myanmar là một quốc gia ở Đông Nam Á, tây bắc bán đảo Trung - Ấn. Có 5.876 km đường biên giới với Trung Quốc (2.185 km), Thái Lan (1.800 km), Ấn Độ (1.463 km), Lào (235 km) và Bangladesh (193 km). Đường bờ biển dài 1.930 km. Diện tích 676.577 km².
Sự đa dạng chủng tộc dân cư ở Myanmar đóng một vai trò quan trọng trong việc xác định chính trị, lịch sử và nhân khẩu học của quốc gia này thời hiện đại.
Nền văn hóa nước này bị ảnh hưởng nhiều từ các nước xung quanh, dựa trên một hình thức Phật giáo duy nhất có hòa trộn các yếu tố địa phương.
Myanmar là một trong những nước nghèo nhất thế giới với hàng thập kỷ ở trong tình trạng trì trệ, quản lý kém và bị cô lập.
Dù có nhiều nền văn hóa bản xứ tồn tại ở Myanmar, nền văn hóa chiếm vị trí trọng yếu là Phật giáo và Bamar. Văn hóa Bamar từng bị ảnh hưởng từ các nền văn hóa các nước xung quanh. Nó được biểu hiện qua ngôn ngữ, ẩm thực, âm nhạc, nhảy múa và sân khấu.
Thái Lan là một quốc gia nằm ở vùng Đông Nam Á, phía bắc giáp Lào và Myanmar, phía đông giáp Lào và Campuchia, phía nam giáp vịnh Thái Lan và Malaysia, phía tây giáp Myanmar và biển Andaman.
Thái Lan có diện tích 513.000 km2 (198.000 dặm vuông) lớn thứ 50 trên thế giới và dân số khoảng 67 triệu người đông thứ 20 trên thế giới.
Thái Lan vốn là một nước nông nghiệp truyền thống. Bắt đầu từ năm 1960 Thái Lan thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội lần thứ nhất và đến nay là kế hoạch thứ 9. Trong thập niên 1970 Thái Lan thực hiện chính sách "hướng xuất khẩu", ASEAN, Mỹ, Nhật Bản, Âu Châu là thị trường xuất khẩu chính của Thái Lan. Ngành công nghiệp và dịch vụ đã dần dần đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế và vai trò của nông nghiệp giảm dần.
Kinh tế Thái Lan là một nền kinh tế thị trường phụ thuộc vào xuất khẩu với kim ngạch xuất khẩu chiếm 60% GDP. Tính đến ngày 26 tháng 10 năm 2006, GDP danh nghĩa theo tỷ giá hối đoái thị trường của Thái Lan là 200 tỷ USD, chứng tỏ Thái Lan là nền kinh tế lớn thứ hai Đông Nam Á sau Indonesia. Đây là vị trí mà Thái Lan đã nắm giữ trong nhiều năm qua.
Chuyên đề thực tập Tốt nghiệp
Văn hóa Thái Lan chịu ảnh hưởng sâu sắc từ các tư tưởng Phật giáo - tôn giáo chính thức được công nhận là quốc giáo ở đất nước này và từ nền sản xuất phụ thuộc vào nguồn nước.
Lào (tên chính thức: Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào) là một quốc gia không giáp biển duy nhất tại vùng Đông Nam Á. Lào giáp giới nước Myanmar và Trung Quốc phía tây bắc, Việt Nam ở phía đông, Campuchia ở phía nam, và Thái Lan ở phía tây. Lào là nước nằm sâu trong lục địa, không có đường thông ra biển và chủ yếu là đồi núi trong đó 47% diện tích là rừng.
Lào có nguồn tài nguyên phong phú về lâm nghiệp, nông nghiệp, khoáng sản và thuỷ điện. Nhìn chung kinh tế Lào tuy phát triển song chưa có cơ sở bảo đảm ổn định.
Nền kinh tế trong những năm gần đây có nhiều tiến bộ. Các mục tiêu kinh tế - xã hội do các kỳ đại hội và các chương trình kế hoạch 5 năm được triển khai thực hiện có hiệu quả. Lào đang nắm bắt thời cơ, đang tạo nên những bước đột phá và đang có những tiền đề cho một thời kỳ tăng tốc. Tăng trưởng GDP năm 2007 đạt 8%, năm 2008 đạt 7,9%. Thu nhập bình quân đầu người tăng dần, năm 2000 đạt 298 USD/người/năm; năm 2006 đạt 546 USD/người/năm, năm 2007 đạt 678 USD/người/năm, năm 2008 đạt 841 USD/người/năm. Đến năm 2020, Lào phấn đấu đạt GDP bình quân đầu người tăng gấp 2 - 3 lần hiện nay, khoảng 1.200-1.500 USD/năm.
Kinh tế đối ngoại: đến năm 2007, Lào có quan hệ thương mại với 60 nước, ký Hiệp định thương mại với 19 nước, 39 nước cho Lào hưởng quy chế GSP. Hàng hoá xuất khẩu chủ yếu là khoáng sản và gỗ.
Campuchia (tên chính thức: Vương quốc Campuchia) cũng còn gọi là Cam Bốt, là một quốc gia nằm trên bán đảo Đông Dương ở vùng Đông Nam Á, giáp với vịnh Thái Lan ở phía Nam, Thái Lan ở phía Tây, Lào ở phía Bắc và Việt Nam ở phía Đông.
Sự phát triển của nền kinh tế Campuchia bị chậm lại một cách đáng kể trong thời kỳ 1997-1998 vì khủng hoảng kinh tế trong khu vực, bạo lực và xung đột chính trị. Đầu tư nước ngoài và du lịch giảm mạnh.
Tiếng Pháp và tiếng Anh được nhiều người Campuchia sử dụng như là ngôn ngữ thứ hai và thông thường là ngôn ngữ phải học trong các trường phổ thông và
Chuyên đề thực tập Tốt nghiệp
đại học. Nó cũng được sử dụng thường xuyên trong chính quyền. Một số lớn trí thức mới của Camphuchia được đào tạo tại Việt Nam là một thuận lợi cho quan hệ kính tế, văn hóa ba nước Đông Dương.
Nền văn hóa Campuchia có lịch sử phong phú đa dạng trải qua nhiều thế kỷ và chịu ảnh hưởng nặng của Ấn Độ. Nền văn hóa Campuchia cũng gây ảnh hưởng mạnh lên Thái Lan, Lào và ngược lại. Trong lịch sử Campuchia, tôn giáo có vai trò lớn trong các hoạt động văn hóa.