Về đối tượng tham gia và tình hình bao phủ BHYT

Một phần của tài liệu Thực trạng triển khai bảo hiểm y tế toàn dân ở việt nam (Trang 26 - 47)

II. THỰC TRẠNG TRIỂN KHAI BẢO HIỂM Y TẾ TOÀN DÂN Ở VIỆT NAM

2. Tình hình triển khai và những kết quả đạt được

2.1. Về đối tượng tham gia và tình hình bao phủ BHYT

Các đối tượng tham gia BHYT dần được bổ sung qua các giai đoạn và đến năm 2014 toàn dân có trách nhiệm tham gia BHYT.

Biểu đồ 1. Lộ trình bao phủ các đối tượng có trách nhiệm tham gia BHYT từ 1992 - 2014

Luật BHYT

Thân nhân người lao động, xã viện HTX và các đối tượng khác

Nông dân

NĐ63 HSSV

NĐ58 Trẻ em <6 tuổi, Người cận nghèo

NĐ299 Người lao động trong DN ngoài nhà nước có từ 01 lao động trở lên, HTX, tổ chức hợp pháp; cựu chiến binh; người nghèo

ĐBQH, HĐND; Giáo viên màm non, Nhóm chính sách xã hội; thân nhân sĩ quan;

Cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong DNNN; người lao động trong DN ngoài nhà nước có > 10 lao động; người hưởng lương hưu, trợ cấp MSLĐ

1992 1998 2005 2009 2010 2012 2014

8 Theo Dự thảo Báo cáo kết quả giám sát của UBTVQH về việc thực hiện chính sách, pháp luật về bảo hiểm y tế

Luận văn thạc sĩ Quản lý Kinh tế

Cùng với việc sửa đổi, bổ sung các quy định về chính sách BHYT, các đối tượng tham gia BHYT bắt buộc dần được bổ sung theo các giai đoạn.

Bảng 1. Tình hình tham gia BHYT

Đơn vị tính: nghìn người

Năm

Dân số bình quân

Số người có thẻ BHYT Tổng số % so với

dân số Bắt buộc Người nghèo

Tự nguyện 1993 70.185 3.790 5,40 3.470 - 320 1994 71.671 4.260 5,94 3.720 - 540 1995 71.996 7.100 9,86 4.870 - 2.230 1996 73.157 8.630 11,80 5.560 - 3.070 1997 74.307 9.540 12,84 5.730 - 3.810 1998 75.456 9.892 13,11 6.069 134 3.689 1999 76.597 10.232 13,36 6.355 493 3.384 2000 76.734 10.622 13,84 6.394 841 3.387 2001 77.655 11.340 14,60 6.685 1.214 3.441 2002 78.587 13.032 16,58 6.975 1.665 4.392 2003 79.530 16.471 20,71 8.118 3.254 5.099 2004 80.484 18.356 22,81 8.190 3.772 6.394 2005 81.450 23.434 28,77 9.574 4.726 9.133 2006 82.427 36.866 44,73 10.568 15.178 11.120 2007 83.416 36.545 43,81 11.667 15.499 9.379 2008 84.417 39.749 47,09 13.529 15.530 10.690 2009 86.025 50.069 58,20 19.609 15.113 15.347

2010 86.866 50.771 58,45 33.343 13.511 3.917

Luận văn thạc sĩ Quản lý Kinh tế

Nguồn: - Số liệu từ năm 1993 - 2006 theo Báo cáo 15 năm tình hình thực hiện chính sách BHYT (1992 – 2007) của Bộ Y tế.

- Số liệu từ năm 2007 - 2009 theo Báo cáo quyết toán hằng năm của BHXH Việt Nam.

- Số liệu năm 2010 theo Công văn số 32/BHXH-CSYT ngày 06/01/2011 của BHXH Việt Nam về việc Báo cáo tình hình triển khai thực hiện Luật BHYT năm 2010.

Bảng 2. Tình hình tham gia BHYT theo hình thức bắt buộc, tự nguyện năm 2010 Đơn vị tính: nghìn người

TT Đối tượng tham gia

Số đối tượng đích*

Số có BHYT

Tỷ lệ bao phủ (%)

Số chưa

BHYT

Tổng số 86.866 50.771 58,45 36.095

I. Nhóm bắt buộc 67.114 46.854 69,81 20.260

1. Lao động trong doanh nghiệp và

tổ chức khác 11.911 6.361 53,40 5.550

2. Hành chính sự nghiệp 3.142 3.142 100,00 0

3. Lưu học sinh 3 3 100,00 0

4. Cán bộ không chuyên trách cấp xã 182 0 0,00 182

5. Hưu trí 920 920 100,00 0

6. Trợ cấp BHXH 1.305 1.254 96,09 51

7. Trợ cấp thấp nghiệp 80 0,00 80

8. Cán bộ xã hưởng trợ cấp từ

NSNN 41 40 97,56 1

9. Người có công với cách mạng 1.791 1.791 100,00 0

10. Cựu chiến binh 374 350 93,58 24

Luận văn thạc sĩ Quản lý Kinh tế

11. Người trực tiếp tham gia K.chiến 322 0 0,00 322

12. ĐBQH, HĐND 123 119 96,75 4

13. Bảo trợ xã hội 843 384 45,55 459

14. Người nghèo,DTTS 13.945 13.511 96,89 434

15. Thân nhân người có công 869 0 0,00 869

16. Thân nhân QĐ, CA, CY 1.281 297 23,19 984

17. Trẻ em dưới 6 tuổi 10.103 8.183 81,00 1.920

18. Cận nghèo 6.081 692 11,38 5.389

19. Học sinh, sinh viên 13.798 9.807 71,08 3.991 II

. Nhóm tự nguyện 18.552 3.917 21,11 14.635

20. Thân nhân người lao động 6.820 0 0,00 6.820 21.

Nông dân có mức sống trung bình trở lên, Xã viên Hợp tác xã, Hộ kinh doanh cá thể ….

11.732 3.917 33,39 7.815

Nguồn: - Số đối tượng đích: bằng tổng số đối tượng thuộc nhóm trừ số trùng đối tượng - Số đã tham gia BHYT: theo công văn số 32/BHXH-CSYT ngày 06/01/2011 của BHXH Việt Nam

- Số đã tham gia BHYT thuộc Doanh nghiệp và tổ chức khác và Số nông dân khá trở lên, xã viên HTX…. theo Báo cáo Dự toán ngân sách năm 2011 của BHXH Việt Nam ngày 10/11/2010);

Năm 2010 đối tượng HSSV chuyển từ đối tượng tự nguyện sang đối tượng có trách nhiệm tham gia BHYT do đó số đối tượng có trách nhiệm tham gia BHYT tăng thêm 12,5 triệu người. Tuy nhiên, tổng số đối tượng tham gia BHYT giảm do đối tượng người nghèo giảm (tổng số người nghèo giảm 2 triệu người do chính sách xóa đói giảm nghèo), trong khi các nhóm đối tượng khác không tăng, mà còn có xu hướng giảm.

Luận văn thạc sĩ Quản lý Kinh tế

Biểu đồ 2. Số người tham gia BHYT từ năm 1993 đến 2010 theo nhóm BHYT bắt buộc và tự nguyện (triệu người)

1993 1998 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010

0 10 20 30 40 50 60

3.47 6.06

11.16 13.61 14.02

25.66 27.52 29.1

34.77

46.854

3.79

9.74

16 20 23.3

36.87 36.55 39.796

50.07 50.771

0.32 3.68 4.84 6.39 9.28 11.12 9.38 10.69

15.35

3.917 Bắt buộc

Tổng Tự nguyện

Biểu đồ 3. Tỷ lệ bao phủ BHYT từ năm 1993 đến 2010

1993 1998 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 0

10 20 30 40 50 60 70

5.4 12.5

20 23.4

28.4

44.43 43.52 47.82

58.26 58.45

Năm

Qua bảng và biểu đồ cho thấy:

- Từ năm 1992 - 2005 số người tham gia BHYT tăng đều hằng năm;

- Năm 2006 sau khi Nghị định số 63 có hiệu lực và bổ sung một số đối tượng được NSNN đóng BHYT do đó số người tham gia BHYT tăng lên rõ rệt, đặc biệt là người nghèo tăng từ 4,7 triệu lên 15 triệu người.

Luận văn thạc sĩ Quản lý Kinh tế

- Từ khi Luật BHYT có hiệu lực, số đối tượng tăng thêm gần 6 triệu người (chủ yếu là trẻ em dưới 6 tuổi).

Bảng 3. Tình hình bao phủ BHYT theo khu vực (năm 2009)

Tỉnh, thành phố Dân số TB Số có BHYT Tỷ lệ

% Tổng số 86.024.500 50.069.998 58,20 Đồng bằng sông Hồng 19.577.944 10.814.642 55,24 1 Hà Nội 6.448.837 3.691.441 57,24 2 Vĩnh Phúc 1.000.838 586.442 58,60 3 Bắc Ninh 1.024.151 440.825 43,04 4 Quảng Ninh 1.144.381 712.443 62,26 5 Hải Dương 1.703.492 900.937 52,89 6 Hải Phòng 1.837.302 1.039.443 56,57 7 Hưng Yên 1.128.702 507.046 44,92 8 Thái Bình 1.780.954 1.168.112 65,59 9 Hà Nam 785.057 427.807 54,49 10 Nam Định 1.825.771 855.335 46,85 11 Ninh Bình 898.459 484.811 53,96 Trung du và miền núi phía Bắc 11.064.449 7.123.730 64,38 12 Hà Giang 724.353 434.467 59,98 13 Cao Bằng 510.884 467.985 91,60 14 Bắc Kạn 294.660 285.211 96,79 15 Tuyên Quang 725.467 426.548 58,80 16 Lào Cai 613.075 510.350 83,24 17 Yên Bái 740.905 437.309 59,02 18 Thái Nguyên 1.124.786 862.532 76,68 19 Lạng Sơn 731.887 382.106 52,21 20 Bắc Giang 1.555.720 734.676 47,22 21 Phú Thọ 1.313.926 381.539 29,04

Luận văn thạc sĩ Quản lý Kinh tế

22 Điện Biên 491.046 468.530 95,41 23 Lai Châu 370.135 320.907 86,70 24 Sơn La 1.080.641 945.262 87,47 25 Hoà Bình 786.964 466.308 59,25 Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền

Trung 18.835.485 11.357.632 60,30

26 Thanh Hoá 3.400.239 2.217.200 65,21 27 Nghệ An 2.913.055 1.604.041 55,06 28 Hà Tĩnh 1.227.554 717.724 58,47 29 Quảng Bình 846.924 514.944 60,80 30 Quảng Trị 597.985 402.442 67,30 31 Thừa Thiên Huế 1.087.579 773.292 71,10 32 Đà Nẵng 887.069 671.235 75,67 33 Quảng Nam 1.419.503 955.871 67,34 34 Quảng Ngãi 1.217.159 718.367 59,02 35 Bình Định 1.485.943 928.695 62,50 36 Phú Yên 861.993 445.122 51,64 37 Khánh Hoà 1.156.903 578.028 49,96 38 Ninh Thuận 564.129 268.848 47,66 39 Bình Thuận 1.169.450 561.823 48,04 Tây Nguyên 5.107.437 3.235.472 63,35 40 Kon Tum 430.037 307.357 71,47 41 Gia Lai 1.272.792 854.096 67,10 42 Đắk Lắk 1.728.380 1.137.095 65,79 43 Đắk Nông 489.442 276.910 56,58 44 Lâm Đồng 1.186.786 660.014 55,61 Đông Nam Bộ 14.025.387 8.307.968 59,24 45 Bình Phước 874.961 315.632 36,07 46 Tây Ninh 1.066.402 529.368 49,64

Luận văn thạc sĩ Quản lý Kinh tế

47 Bình Dương 1.482.636 1.007.516 67,95 48 Đồng Nai 2.483.211 1.163.567 46,86 49 Bà Rịa - Vũng Tàu 994.837 732.249 73,60 50 TP.Hồ Chí Minh 7.123.340 4.559.636 64,01 Đồng bằng sông Cửu Long 17.178.871 9.230.554 53,73 51 Long An 1.436.914 903.073 62,85 52 Tiền Giang 1.670.216 804.205 48,15 53 Bến Tre 1.254.589 725.902 57,86 54 Trà Vinh 1.000.933 807.522 80,68 55 Vĩnh Long 1.028.365 624.711 60,75 56 Đồng Tháp 1.665.420 959.132 57,59 57 An Giang 2.144.772 976.107 45,51 58 Kiên Giang 1.683.149 977.249 58,06 59 Cần Thơ 1.187.089 563.356 47,46 60 Hậu Giang 756.625 316.835 41,87 61 Sóc Trăng 1.289.441 685.918 53,19 62 Bạc Liêu 856.250 461.074 53,85 63 Cà Mau 1.205.108 425.470 35,31

Theo báo cáo của Bộ Y tế, trong những năm qua, số người tham gia BHYT gia tăng nhanh chóng. Từ khi Luật BHYT năm 2008 ra đời đã mở rộng các đối tượng tham gia lên 25 đối tượng, bao trùm hầu hết các tầng lớp nhân dân.

Cụ thể, năm 2010 là 52,407 triệu người tham gia BHYT, bằng khoảng 60%

dân số. Năm 2011 là 57,982 triệu người, tương đương khoảng 64,9% dân số. Và năm 2012, đã có 59,164 triệu người có thẻ BHYT, đạt tỷ lệ bao phủ khoảng 67%

dân số.

Luận văn thạc sĩ Quản lý Kinh tế

Bảng 4: Số lượng người tham gia BHYT trong giai đoạn 2008 – 2012

Năm Dân số

(nghìn người)

Số người tham gia BHYT (nghìn người)

Tỷ lệ dân số tham gia (%)

2008 84.752 35.595 42.0

2009 85.847 48.589 56,6

2010 86.950 52.407 60,0

2011 87.840 57.982 64,9

2012 91.519 59.164 67

Năm 2010 đối tượng HSSV chuyển từ đối tượng tự nguyện sang đối tượng có trách nhiệm tham gia BHYT do đó số đối tượng có trách nhiệm tham gia BHYT tăng thêm 12,5 triệu người. Tuy nhiên, tổng số đối tượng tham gia BHYT giảm do đối tượng người nghèo giảm (tổng số người nghèo giảm 2 triệu người do chính sách xóa đói giảm nghèo), trong khi các nhóm đối tượng khác không tăng, mà còn có xu hướng giảm.

Biểu đồ 4. Tỷ lệ của các nhóm trong tổng số có BHYT (năm 2010)

Do NLĐ

&NSDLĐ đóng17%

Do Quỹ BHXH đóng5%

Do NSNN đóng52%

Được NSNN hỗ trợ 19%

Do cá nhân tự đóng

8%

Luận văn thạc sĩ Quản lý Kinh tế

Bảng 5. Một số nhóm đối tượng có số người chưa tham gia BHYT cao (năm 2010) Đơn vị tính: nghìn người

T

T Đối tượng

Số đối tượng đích

Số có BHYT

Tỷ lệ

% có BHYT

Số chưa

BHYT 1 Người lao động trong doanh

nghiệp và tổ chức khác 11.911 6.361 53,40 5.550 2 Người thuộc hộ cận nghèo 6.081 692 11,38 5.389

3 Học sinh, sinh viên 13.798 9.807 71,08 3.991

4 Thân nhân người lao động 6.820 0 0,00 6.820

5 Nông dân có mức sống trung

bình trở lên, xã viên HTX….. 11.732 3.917 33,39 7.815

Cộng: 50.342 20.777 58,73 29.565

Quy định hiện hành về BHYT bắt buộc theo Luật BHYT và các văn bản hướng dẫn đã tạo ra những thay đổi liên quan đến đối tượng có trách nhiệm tham gia BHYT. Quy định này xác định lộ trình đến năm 2014 tất cả đối tượng quy định trong Luật đều có trách nhiệm tham gia bảo hiểm y tế đã tạo cam kết mạnh mẽ từ Chính phủ trong việc thực hiện BHYT toàn dân.

Tuy nhiên, trong thực tế do thiếu một số chính sách đồng bộ và sự hạn chế trong năng lực triển khai, khiến cho kết quả mở rộng diện bao phủ BHYT đối với một số nhóm đối tượng đã không đạt được tỷ lệ như mong muốn, cụ thể:

Người lao động trong các doanh nghiệp

Đối tượng quan tâm của nhóm này là người lao động trong các doanh nghiệp có 6,36 triệu người tham gia đạt tỷ lệ bao phủ 53,4%, như vậy vẫn còn 5,55 triệu

Luận văn thạc sĩ Quản lý Kinh tế

người thuộc nhóm này chưa tham gia BHYT. Xét về khía cạnh phân bổ của thị trường lao động ở nước ta hiện nay, gần 50% dân số đang trong tuổi lao động (47,7 triệu người), còn lại là trẻ em, người cao tuổi, người không có khả năng lao động.

Do hoàn cảnh của nước đang phát triển, số người lao động hưởng lương (lao động khu vực chính quy) chỉ đạt khoảng 16,4 triệu người. Theo Luật BHYT hiện hành, toàn bộ lao động khu vực chính quy đều thuộc đối tượng tham gia BHYT bắt buộc.

Khu vực lao động tự do (lao động không hưởng lương, hay còn gọi là khu vực lao động phi chính quy) bao gồm khoảng 31,3 triệu người, chủ yếu ở khu vực nông thôn (nông dân trong tuổi lao động).

Như vậy, nếu bảo đảm bao phủ 100% khu vực lao động chính quy tỷ lệ người làm công ăn lương (16,4 triệu lao động) đóng BHYT cũng chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ trong toàn bộ dân số nước ta (gần 19% dân số). Trong thực tế, cho tới nay, hệ thống BHXH Việt Nam cũng mới chỉ thu phí BHYT được khoảng 53,4%

số đối tượng là lao động thuộc khối doanh nghiệp.

Kết quả nghiên cứu tại các tỉnh cho thấy

Tại Tây Ninh, hiện nay mới chỉ có 30% tổng số lao động trong các doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn đã tham gia BHYT. BHXH tỉnh đang gặp rất nhiều khó khăn việc vận động mua BHYT bắt buộc cho các đối tượng thuộc các doanh nghiệp tư nhân, chủ yếu là sự không hợp tác của các doanh nghiệp nhỏ và không có đủ các

chế tài cần thiết để bắt buộc các doanh nghiệp đó phải mua BHYT cho người lao động.

Doanh nghiệp không tham gia BHXH, BHYT thì cơ quan BHXH cũng không vào kiểm tra được, chưa có chế tài đủ mạnh để bắt buộc chủ doanh nghiệp mua BHYT cho người lao động. Hiện nay không có cơ quan nào nắm được cụ thể số lượng doanh nghiệp cũng như số lao động có hợp đồng trên 3 tháng.

Doanh nghiệp có rất nhiều cách để trốn không mua BHYT cho người lao động như không khai báo, không ký hợp đồng lao động v.v… và nếu có mua thì họ

cũng chỉ mua cho một số ít người lao động thôi chứ

không mua cả…

(Lãnh đạo Phòng Giám định, BHXH tỉnh Tây Ninh)

Luận văn thạc sĩ Quản lý Kinh tế

Tại Hà Nội, kiểm tra 30 doanh nghiệp ngoài quốc doanh (năm 2009), chỉ có 60% số lao động tham gia BHYT. Số lao động thuộc khối doanh nghiệp ngoài quốc doanh tham gia BHYT chỉ chiếm 14% tổng số người tham gia BHYT bắt buộc (trong khi lao động

doanh nghiệp nhà nước chiếm tới 26%).

Tại Nghệ An, năm 2009 có 54.966/121.472

= 45,3% lao động trong các DN ngoài quốc doanh tham gia BHYT.

Các DN ngoài quốc doanh có quy mô nhỏ lẻ, sản xuất kinh doanh chưa ổn định, mặc dù đã có Luật BHYT nhưng vẫn còn nhiều doanh

nghiệp chưa nhận thức được quyền lợi và nghĩa vụ đối với người lao động, chưa tự giác tham gia BHYT. Nhiều doanh nghiệp sử dụng lao động nhưng không ký hợp đồng lao động theo đúng quy định của Bộ Luật lao động, ảnh hưởng đến quyền lợi của người lao động khi gặp rủi ro, ốm đau. Thảo luận nhóm người lao động tại 01 doanh nghiệp cho thấy: người lao động không biết về quyền và nghĩa vụ khi tham gia BHYT, chỉ có 01 người (tổ trưởng) biết được mức đóng BHYT theo quy định của Luật BHYT.

Kết quả thảo luận nhóm và phỏng vấn sâu tại các tỉnh cho thấy những nguyên nhân của tình trạng tham gia BHYT thấp ở khu vực doanh nghiệp ngoài quốc doanh là:

- Chưa có các văn bản hướng dẫn và chế tài cụ thể để quản lý;

- Khả năng quản lý nhà nước đối với Doanh nghiệp kém (chỉ cấp giấy phép, không theo dõi sau khi cấp phép hoạt động);

- Tính ổn định thấp của doanh nghiệp tư nhân; Doanh nghiệp thường trốn tránh nghĩa vụ đóng BHYT bằng cách khai giảm số lao động thuê mướn, cắt giảm tiền công trong hợp đồng;

Thủ tục KCB phiền hà, phải chờ đợi lâu nên công nhân thường đi khám dịch vụ ngoài

Thuốc BHYT thường không tốt và không đầy đủ nên dù có BHYT thì vẫn phải mua thêm thuốc mỗi khi đi khám bệnh

Có trường hợp bệnh nặng phải tự đến bệnh viện khám được giải thích là được BHYT thanh toán, nhưng để thanh toán được mất rất nhiều thời gian và số tiền được thanh toán cũng rất thấp so với chi phí thực tế

Luận văn thạc sĩ Quản lý Kinh tế

- Khám chữa bệnh bằng BHYT không hiệu quả.

Trong thảo luận nhóm đại diện người lao động của doanh nghiệp tư nhân cho thấy người lao động không muốn tham gia BHYT là do:

- Mức đóng BHYT cao;

- Thủ tục KCB bằng thẻ BHYT phiều hà, tốn nhiều thời gian.

- Thuốc BHYT không đủ về số lượng, chủng loại.

Theo Báo cáo kết luận Thanh tra của Thanh tra Chính phủ9 thanh tra 7 tỉnh cho thấy: trong 3 năm từ năm 2005-2008, chỉ có 20,9% số doanh nghiệp tham gia BHYT, trong số 41.664 doanh nghiệp tại Hà Nội, Thanh Hóa, Nghệ An, Đồng Nai được rà soát có 2.000 doanh nghiệp chưa tham gia BHYT.

Theo Báo cáo số 2773/BC-UBXH12 ngày 28/12/2010 của Ủy ban các vấn đề xã hội của Quốc hội về kết quả giám sát thực hiện Luật BHYT tại tỉnh Bắc Giang:

Trên địa bàn tỉnh có 2.000 doanh nghiệp, song tới nay chỉ có khoảng 40% số doanh nghiệp mua thẻ BHYT cho người lao động, vẫn còn khoảng trên 2.000 người lao động thuộc diện tham gia BHYT bắt buộc chưa tham gia BHYT, nhưng các cơ quan chức năng vẫn chưa có giải pháp để giải quyết tình trạng này.

Người thuộc hộ cận nghèo

Cho đến năm 2010, cả nước chỉ có 692.000 người tham gia đạt khoảng 11%

tổng số người thuộc hộ cận nghèo (giảm so với năm 2009). Thực tế cho thấy, đa số người tham gia BHYT thuộc hộ cận nghèo thuộc các tỉnh có sự hỗ trợ kinh phí của các dự án để tuyên truyền, khảo sát và lập danh sách hộ cận nghèo thì việc triển khai BHYT cho nhóm đối tượng này mới được triển khai (tính đến hết quý II/2010 các tỉnh Đồng bằng Sông Cửu Long có 439.157 người cận nghèo mua thẻ BHYT, trong khi cả nước có 662.000 người cận nghèo mua thẻ BHYT). Nhiều tỉnh, thành phố đến nay vẫn chưa có danh sách hộ cận nghèo và do đó chưa có người thuộc hộ cận nghèo tham gia BHYT.

Tại Tây Ninh:

Năm 2009 có 441/35.287 = 1,5% người thuộc hộ cận nghèo tham gia BHYT. Phòng Tài chính khó khăn trong dự toán ngân sách hỗ trợ mua BHYT cho

Luận văn thạc sĩ Quản lý Kinh tế

cận nghèo vì không có số liệu người cận nghèo; Thông tư số 09 chưa quy định trách nhiệm cho các cơ quan rõ ràng.

Thảo luận nhóm đại diện hộ gia đình nhiều ý kiến cho rằng:

- Mức đóng đối với hộ gia đình cận nghèo như hiện nay là cao, trong khi đi KCB lại phải cùng chi trả 20% chi phí KCB;

- Không được lựa chọn nơi đăng ký KCB ban đầu, bệnh viện huyện hạn chế chuyển người bệnh lên tuyến trên;

- Cơ sở KCB còn phân biệt đối xử giữa người khám dịch vụ với người có thẻ BHYT.

- Cơ sở vật chất, trình độ chuyên môn, thuốc của TYT xã không đáp ứng được nhu cầu KCB.

Tại Hà Nội

Những ý kiến khác từ thảo luận nhóm tại UBND huyện Sóc Sơn cho thấy:

Huyện có Ban Chỉ đạo giảm nghèo, nhưng cho đến nay Phòng LĐTB&XH vẫn chưa có hướng dẫn lập danh sách hộ cận nghèo, do đó xã cũng chưa thể lập danh sách hộ nghèo để làm căn cứ mua BHYT cận nghèo.

Thảo luận nhóm Hộ gia đình tại Xã Nam Sơn Huyện Sóc sơn, Hà Nội cho thấy một số nguyên nhân người dân không tham gia BHYT:

- Người dân cũng muốn mua BHYT nhưng mức đóng cao quá, cả hộ phải tốn cả triệu đồng thì không thể mua nổi

- Thủ tục KCB phiền hà, thuốc không đầy đủ, thái độ của bác sĩ không công bằng giữa người có và không có BHYT.

- Hiện nay ở xã không thấy tuyên truyền về BHYT, trước đây (năm 2002) cán bộ y tế còn về cả tháng để tuyên truyền còn lâu nay thì không thấy.

Tại Nghệ An

Năm 2009, các cơ quan có trách nhiệm trong việc thực hiện BHYT cho hộ cận nghèo vẫn chưa có hướng dẫn cụ thể, kịp thời, chưa có danh sách hộ cận nghèo, chưa có người thuộc hộ cận nghèo tham gia BHYT do chưa lập được danh

Luận văn thạc sĩ Quản lý Kinh tế

sách, năm 2010 cũng chưa có cơ quan nào lập dự toán ngân sách hỗ trợ cho hộ cận nghèo (Thảo luận nhóm tại Sở Y tế Nghệ An).

Tại Bắc Giang, theo Báo cáo số 2773/BC-UBXH12 ngày 28/12/2010 của Ủy ban các vấn đề xã hội của Quốc hội về kết quả giám sát thực hiện Luật BHYT tại tỉnh Bắc Giang: Chỉ có 1.700/145.000 = 1,2% người cận nghèo tham gia BHYT.

Chỉ có hộ cận nghèo có người bị bệnh nặng, chuẩn bị đi bệnh viện mới tham gia BHYT, trong khi đó các quỹ tình thương hay các quỹ từ thiện khác chưa có hỗ trợ mua BHYT cho người cận nghèo.

Tại Lạng Sơn, Hải Dương, Vĩnh Phúc, Thái Bình, Thanh Hóa, Bến Tre, Bà Rịa-Vũng Tàu và tỉnh Kon Tum, theo Báo cáo kết quả giám sát thực hiện Luật bảo hiểm y tế của Vụ Bảo hiểm y tế năm 2010 tại 8 tỉnh, thành phố cho thấy tại Kon Tum số thẻ BHYT cấp cho người cận nghèo năm 2010 là 15 thẻ; tỉnh Hải Dương 26 thẻ BHYT; tỉnh Bến tre, mặc dù được ngân sách trung ương, địa phương hỗ trợ 95% mức đóng BHYT nhưng số người tham gia BHYT cận nghèo đạt > 10% tổng số người có trách nhiệm tham gia BHYT, nguyên nhân:

- Phần nhiều các địa phương chưa xây dựng được kế hoạch tổng thể thực hiện BHYT theo lộ trình BHYT do Ủy ban nhân dân các tỉnh phê duyệt, theo đó phân công nhiệm vụ cho UBND các cấp, các Sở, ngành tại địa phương chưa cụ thể trong thực hiện mở rộng đối tượng BHYT. Vì vậy, địa phương cho rằng thực hiện BHYT chỉ thuộc trách nhiệm của ngành y tế và BHXH do đó việc triển khai mở rộng đối tượng đang rất khó khăn.

- Công tác tuyên truyền, vận động ngườì dân tham gia BHYT còn hạn chế, hình thức vận động chưa phong phú chỉ thông qua phương tiện truyền hình, loa đài, tờ rơi, áp phích là chưa phù hợp, chưa đủ, chưa đến được với người dân tại vùng khó khăn, đặc biệt đối với người dân tộc thiểu số cần thiết phải có các tờ rơi, truyền thanh với ngôn ngữ, chữ viết của người địa phương tại Kon Tum các tỉnh miền núi, tây nguyên.

- Cơ quan BHXH chưa có hệ thống tổ chức, nhân sự đến cấp xã, vì vậy còn nhiều khó khăn trong việc vận động, tuyên truyền người dân tham gia BHYT.

- Nguyên nhân quan trọng nhất là tâm lý người dân và cơ chế thực hiện tự nguyện tham gia BHYT hiện nay là rất dễ dàng, vì vậy người tham gia BHYT còn

Luận văn thạc sĩ Quản lý Kinh tế

Một phần của tài liệu Thực trạng triển khai bảo hiểm y tế toàn dân ở việt nam (Trang 26 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)