III. NHỮNG YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KHẢ NĂNG THỰC HIỆN
3. Tổ chức cung ứng dịch vụ y tế
Một trong những vướng mắc lớn nhất của quá trình thực hiện chính sách BHYT trong nhiều năm qua là những hạn chế trong khả năng đáp ứng của hệ thống cung ứng dịch vụ ở một số địa phương đối với nhu cầu chăm sóc sức khỏe cho người tham gia BHYT và thủ
13 Bao gồm người hoạt động cách mạng trước tháng 8 năm 1945, bà mẹ Việt Nam anh hùng, thương bệnh binh và người hưởng chính sách như thương binh bị mất sức lao động từ 81% trở lên, người cao tuổi từ 90 tuổi trở lên, trẻ em dưới 6 tuổi.
Người bệnh thường muốn lên tuyến trên chữa bệnh vì bệnh viện huyện không nhiệt tình. Có trường hợp vào Bv Sóc Sơn chẩn đoán là vỡ ối không đẻ được nhưng khi chuyển lên BV phụ sản lại đẻ thường.”
Thảo luận nhóm Hộ gia đình
Luận văn thạc sĩ Quản lý Kinh tế
tục trong KCB BHYT. Những hạn chế đó dẫn tới sự chưa hài lòng của các bên tham gia BHYT, nhất là làm giảm niềm tin của người dân đối với chính sách BHYT.
- Mạng lưới chăm sóc ban đầu chưa thỏa mãn nhu cầu tiếp cận dịch vụ y tế thuận lợi và có chất lượng. Ở khu vực nông thôn, trạm y tế xã là điểm tiếp cận gần dân nhất, nhưng đa số y - bác sĩ ở xã ít có thời gian và thiếu điều kiện (chuyên môn, trang bị kỹ thuật, thuốc) để chăm sóc, khám, chữa bệnh cho người có BHYT.
Điều này càng rõ hơn khi cần chăm sóc, theo dõi các bệnh không lây truyền ở tuyến xã. Đa số người tham gia BHYT phải đến các bệnh viện tuyến trên để đạt được mục tiêu về chất lượng dịch vụ;
- Khám, chữa bệnh vượt tuyến dẫn tới sự quá tải ở tuyến trên (bệnh viện tỉnh, đặc biệt là các bệnh viện trung ương) và sự tốn kém của người tham gia BHYT phải gánh chịu các chi phí không chính thức và chi phí cơ hội lớn ở tuyến trên; những chi phí này thường lớn hơn so với chi phí được BHYT chi trả;
- Những quy định trong thanh toán chi phí khám, chữa bệnh BHYT tiếp tục tạo ra một số bất cập mới trong phục hồi chi phí. Việc áp dụng trần thanh toán bằng 90% quỹ khám, chữa bệnh của số người đăng ký khám, chữa bệnh tại cơ sở y tế đối với chi phí khám, chữa bệnh tại cơ sở y tế đó và chi phi phát sinh của bệnh nhân tại cơ sở y tế tuyến trên dẫn tới tình trạng cơ sở y tế bắt buộc phải hạn chế quyền lợi của bệnh nhân và hạn chế chuyển bệnh nhân BHYT đi khám, chữa bệnh tại các cơ sở y tế khác. Lãnh đạo một bệnh viện đã yêu cầu các bác sĩ không chỉ định xét nghiệm và kê đơn thuốc cho bệnh nhân ngoại trú vượt quá 100.000 đồng/đơn thuốc, phần kê vượt sẽ bị trừ vào lương.
Có nhiều nguyên nhân dẫn tới những hạn chế nói trên, song có thể nêu một số nguyên nhân chủ yếu sau đây :
Cải cách trong hệ thống cung ứng dịch vụ chưa theo kịp để đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe ngày một cao hơn của người dân. Mạng lưới chăm sóc sức khỏe ban đầu đã làm tốt nhiệm vụ y tế dự phòng, đặc biệt là công tác tiêm chủng, song chưa đáp ứng được nhu cầu chăm sóc sức khỏe với cơ cấu bệnh tật đã thay đổi, với gánh nặng bệnh tật ngày càng lớn ở nhóm các bệnh không lây nhiễm và tại nạn, thương tích.
Đa số các bệnh viện công vẫn hoạt động theo cơ chế bao cấp, chưa phát huy được hiệu quả sử dụng các nguồn lực.
Giá DVYT đang áp dụng không đáp ứng đủ chi phí cho khám chữa bệnh, dẫn đến tình trạng bệnh viện thu thêm tiền của người bệnh.
Luận văn thạc sĩ Quản lý Kinh tế
Nếu không có các giải pháp khắc phục được những nguyên nhân nói trên thì việc mở rộng đối tượng tham gia BHYT sẽ làm tăng thêm nghịch lý người giàu được bao cấp nhiều hơn, vì người giàu có điều kiện tốt hơn để hưởng dịch vụ chăm sóc ở tuyến trên; mặt khác, hệ thống y tế khó phát triển vì phải cung cấp nhiều dịch vụ y tế theo giá thấp hơn chi phí thực tế.
Một số cản trở trong bảo đảm quyền lợi
Kết quả đánh giá của người tham gia BHYT về quyền lợi trong khám, chữa bệnh theo chế độ BHYT vẫn một số bất cập:
- Chi phí gián tiếp và chi phí cơ hội lớn, nằm ngoài chế độ BHYT (chi phí vận chuyển, ăn ở của bệnh nhân và người nhà bệnh nhân và phí ngầm; nhiều người thân phải nghỉ làm việc hoặc phải thuê người chăm sóc người ốm trong bệnh viện).
Trong không ít trường hợp, những chi phí nói trên lớn hơn nhiều so với chi phí được thanh toán theo chế độ BHYT, làm mất đi ý nghĩa của chính sách BHYT.
- Theo số liệu của Tài khoản Y tế quốc gia, BYT, năm 2008 (Bảng 5) chi tiền túi của hộ gia đình vẫn ở mức cao (52,3%)
Biểu đồ 5. Cơ cấu tài chính y tế ở Việt Nam (Nguồn: Tài khoản Y tế quốc gia, BYT, năm 2008)
Những cản trở nói trên tiếp tục có tác động không thuận lợi cho quá trình mở rộng BHYT, nhất là đối tượng tự đóng hoặc đóng một phần mức đóng BHYT.
Đặc biệt là ảnh hưởng của phí ngầm; phí ngầm làm lu mờ, thậm chí làm mất đi sự ưu việt của cơ chế chi trả trước: người tham gia BHYT cùng tham gia đóng góp
Luận văn thạc sĩ Quản lý Kinh tế
trước cho mục tiêu chăm sóc sức khỏe, nhưng khi sử dụng dịch vụ y tế thì có tâm lý nếu không nộp các khoản phí ngầm sẽ không được chăm sóc thích đáng.