III. NHỮNG YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KHẢ NĂNG THỰC HIỆN
7. Hiểu biết và khả năng tham gia BHYT của người dân
Bảng 10. Nhận định về khả năng bao phủ BHYT năm 2014
Đối tượng
Tổng số người trả lời
Dự báo khả năng bao phủ BHYT năm 2014 (%) của một số nhóm đối tượng
>90% 60% - 80% <60%
Số người trả lời, tỷ lệ (%) Số
người Tỷ lệ Số
người Tỷ lệ Số
người Tỷ lệ 1. Người thuộc Hộ gia đình cận
nghèo 70 23 32,9 26 37,1 21 30,0
2. Học sinh, sinh viên 70 38 54,3 28 40,0 4 5,7
3. Người thuộc hộ gia đình nông
dân 65 3 4,6 44 67,7 18 27,7
4. Thân nhân của người lao
động 66 10 15,2 36 54,5 20 30,3
5. Người lao động trong các
doanh nghiệp ngoài quốc doanh 65 20 30,8 32 49,2 13 20,0
“ Nên tổ chức cán bộ BHYT tuyến xã chịu sự quản lý của cơ quan BHXH, đội ngũ cán bộ này được tập huấn, đào tạo kiến thức cơ bản về BHYT và sẽ làm việc một cách chuyên nghiệp thì mới thực hiện BHYT toàn dân được.”
Luận văn thạc sĩ Quản lý Kinh tế
Bảng 10 cho thấy, đa số cán bộ được hỏi cho rằng đến năm 2014 chỉ có HSSV đạt bao phủ trên 90%, còn lại các đối tượng cận nghèo, nông dân, thân nhân người lao động và lao động ngoài quốc doanh bao phủ dưới 80%. Chỉ có 4,6% cán bộ được hỏi tin rằng có trên 90% hộ gia đình nông dân tham gia BHYT. 30% cán bộ được hỏi cho rằng đến năm 2014 đối tượng cận nghèo, thân nhân người lao động chỉ có dưới 60% tham gia BHYT.
Kết quả từ thảo luận nhóm đại diện hộ gia đình
Đa số người dân đã được tuyên truyền về BHYT qua các tổ chức, hội, đoàn thể và qua hệ thống truyền thanh và đặc biệt người dân nhận thức về BHYT sâu sắc nhất là qua KCB BHYT. Thông qua KCB BHYT người dân quan tâm đến việc họ được hưởng quyền lợi gì và làm thế nào để được hưởng quyền lợi BHYT.
Người dân đã được tuyên truyền nhiều về BHYT nhưng do chất lượng khám bệnh, thuốc không tốt, thủ tục rườm rà nên không muốn mua BHYT, chỉ trừ những người ốm nặng mới mua.
Đa số các bệnh viện ở Hà nội đều quá đông, phải xếp hàng có khi hết cả buổi mới được khám, sau đó lại chờ kết quả xét nghiệm có khi phải 2-3 ngày mới khám xong. Có người bị bệnh ung thư, để được BHYT cho hưởng 50% chi phí thuốc ngoài danh mục lại phải đến cơ quan BHXH xác nhận đã tham gia đủ 3 năm liên tục.
xã Tiên Dược, Huyện Sóc sơn, TP Hà Nội
Luận văn thạc sĩ Quản lý Kinh tế
Nếu có bệnh nặng thì BHYT là rất cần thiết, nhưng đa số người dân khi chưa có bệnh thì không quan tâm đến BHYT.
Tổ chức KCB tại TYT xã: Thời hạn cấp thuốc tại TYT chỉ được 3 – 5 ngày gây khó khăn trong điều trị một số bệnh phải mất 5 – 7 ngày. Khám thông thường phải chờ đợi lâu, BV huyện khám xong trả về không giải thích, không có thuốc làm cho người bệnh phải mua thuốc ngoài. Đề nghị không quy định cứng về danh mục thuốc mà để TYT tự đề xuất. Thuốc ở TYT không đủ cấp, đi khám tuyến trên thì mất nhiều thời gian tiền của
Xã Trường Tây, Huyện Hòa Thành, Tỉnh Tây Ninh.
Bắt buộc người dân tham gia BHYT là rất khó vì không thể phạt họ được mà phải tuyên truyền vận động và KCB BHYT tốt thì người dân tự giác tham gia.
Khám bệnh phải chờ đợi lâu, tại BV huyện kết quả xét nghiệm phải ngày hôm sau mới có kết quả, trong khi làm dịch vụ thì có ngay. Còn phân biệt đối xử giữa người có và không có BHYT.
Xã Hưng Thông, Huyện Hưng Nguyên, Tỉnh Nghệ An
Luận văn thạc sĩ Quản lý Kinh tế
Kết quả từ phỏng vấn người dân
Bảng 11. Kết quả phỏng vấn đại diện hộ gia đình
TT Nội dung
Số người
n=120 Tỷ lệ %
1. Không biết về Luật BHYT 36 30
2. Biết về Luật BHYT thông qua cán bộ xã, phường 40 33 3. Biết về Luật BHYT thông qua đài truyền thanh 26 22
4. Biết về Luật BHYT thông qua cán bộ BHXH 6 5
5. Không biết thủ tục mua BHYT hoặc không trả lời 28 23 6. Không biết hoặc trả lời sai về mức đóng BHYT 110 92
7. Trong năm tới có mua thẻ BHYT 113 94
Bảng 11 cho thấy, còn nhiều người chưa biết về Luật BHYT và như vậy càng không thể biết trách nhiệm và quyền lợi của họ trong việc tham gia BHYT;
vai trò tuyên truyền của cơ quan BHXH còn rất hạn chế, chỉ có 6% số người biết về Luật BHYT qua cán bộ BHXH.
Có 94% số người được hỏi đồng ý mua thẻ BHYT trong năm tới (có thể do người dân trả lời trực tiếp nên đã bị tác động tâm lý.
Luận văn thạc sĩ Quản lý Kinh tế
Bảng 12. Lý do người dân không tham gia BHYT
Nội dung
Số người n=120
Tỷ lệ % So với
tổng
Có giá trị
Cộng dồn Mức đóng BHYT cao, không đủ tiền đóng 53 44,2 45,3 45,3 Chất lượng khám, chữa bệnh không bảo đảm 15 12,5 12,8 58,1
Thuốc BHYT không đủ 5 4,2 4,3 62,4
Thủ tục phiền hà 17 14,2 14.5 76,9
Không biết để mua 10 8,3 8,5 85,5
Không trả lời 13 10,8 11,1 96,6
Khác 7 5,7 3,4 100
Bảng 12 cho thấy, có đến 45.3% trả lời lý do không tham gia BHYT là do mức đóng cao, chỉ có 12.8% cho rằng do Chất lượng khám, chữa bệnh không bảo đảm và 14.5 cho rằng do thủ tục KCB phiền hà.
Bảng 13. Kết quả phỏng vấn sinh viên
TT Nội dung
Số người
n=80
Tỷ lệ
%
1. Không biết về Luật BHYT 13 16
2. Biết về Luật BHYT thông qua nhà trường phổ biến 42 53 3. Biết về Luật BHYT thông qua đài truyền thanh 22 27,5 4. Biết về Luật BHYT thông qua cán bộ BHXH 1 1,3 5. Không biết thủ tục mua BHYT hoặc không trả lời 28 23
Luận văn thạc sĩ Quản lý Kinh tế
6. Không biết hoặc trả lời sai về mức đóng BHYT 28 23 7. Không biết hoặc trả lời sai về mức hỗ trợ đóng BHYT 27 22,5
8. Trong năm tới có mua thẻ BHYT 77 96
Bảng 13 cho thấy, có đến 23% số sinh viên không biết hoặc trả lời sai về mức đóng BHYT và 22,5% sinh viên còn không biết hoặc trả lời sai về mức hỗ trợ đóng BHYT. Điều này cho thấy, sinh viên và người dân nói chung ít quan tâm đến mức đóng BHYT.
Bảng 14. Kết quả phỏng vấn người bệnh
TT Nội dung
Số người n=160
Tỷ lệ
%
1. Không biết về Luật BHYT 76 49
2. BHYT cần thiết đối với người dân 149 93
3. Không biết thủ tục chuyển KCB BHYT 3 2
4. Không biết nơi đăng ký KCB ban đầu 13 8
5. Trong năm tới có mua thẻ BHYT 147 92
Bảng 14 cho thấy, có đến 49% số người được hỏi không biết về Luật BHYT, tuy nhiên có 93% người bệnh thấy BHYT là thật sự cần thiết, điều này cho thấy người dân không quan tâm đến quy định (Luật BHYT) mà chỉ quan tâm tới quyền lợi khi tham gia BHYT.
Luận văn thạc sĩ Quản lý Kinh tế