Về hệ thống tổ chức thực hiện

Một phần của tài liệu Thực trạng triển khai bảo hiểm y tế toàn dân ở việt nam (Trang 56 - 59)

II. THỰC TRẠNG TRIỂN KHAI BẢO HIỂM Y TẾ TOÀN DÂN Ở VIỆT NAM

4. Về phạm vi quyền lợi, mức hưởng BHYT

4.5. Về hệ thống tổ chức thực hiện

Hệ thống BHYT đã có nhiều thay đổi về tổ chức. Nếu xem xét hệ thống tổ chức BHYT từ khía cạnh mức độ phân quyền, phân cấp, mối quan hệ với các cấp chính quyền và hệ thống y tế của các tỉnh, thành phố thì có thể tạm chia quá trình thay đổi tổ chức của hệ thống BHYT thành 3 giai đoạn:

Giai đoạn từ 1/10/1992 - 1/10/1998:

Hệ thống BHYT được tổ chức theo mô hình đa quỹ, phân tán theo tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương:

Hệ thống BHYT được quản lý theo mô hình đa quỹ (theo quy định tại Nghị định số 299), các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và 4 ngành tổ chức triển khai thực hiện chính sách BHYT tại địa phương và ngành theo Điều lệ BHYT chung, với hướng dẫn chuyên môn của Bộ Y tế và các bộ liên quan. Mỗi tỉnh chịu trách nhiệm quản lý toàn diện về nhân sự, tổ chức và tài chính của cơ quan BHYT.

Các tỉnh, ngành chịu trách nhiệm cân đối quỹ khám, chữa bệnh và quỹ quản lý (tại nhiều địa phương, trong những năm đầu, quỹ quản lý được cấp từ nguồn ngân sách Nhà nước).

Luận văn thạc sĩ Quản lý Kinh tế

Về quản lý tài chính, mỗi địa phương và ngành được giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm quản lý quý khám, chữa bệnh và quỹ quản lý; văn phòng BHYT trung ương chịu trách nhiệm quản lý quỹ dự phòng, thực hiện điều tiết quỹ khám, chữa bệnh và quỹ quản lý theo những quy định được thống nhất với tất cả các địa phương.

Mô hình đa quỹ trong giai đọan từ 1992 đến 1998 có những ưu điểm sau:

- Huy động được mọi nguồn lực và sự chủ động sử dụng mọi nguồn lực ở từng địa phương để khởi đầu xây dựng bộ máy, tổ chức triển khai chính sách mới phù hợp với hòan cảnh của từng địa phương;

- Tranh thủ được sự chỉ đạo và quản lý trực tiếp của các cấp chính quyền và cơ quan quản lý y tế của địa phương;

- Đáp ứng được yêu cầu hình thành và xây dựng hệ thống BHYT, thực hiện chính sách BHYT trong điều kiện hạn chế nguồn lực, chưa có kinh nghiệm triển khai một chính sách hòan toàn mới.

Tuy vậy, mô hình đa quỹ sau một thời gian thực hiện cũng đã thể hiện một số nhược điểm, trong đó vấn đề chia sẻ nguồn lực giữa vùng giàu, vùng nghèo và tính thiếu thống nhất trong triển khai thực hiện chính sách BHYT. Tình trạng mất cân đối quỹ BHYT đã xảy ra tại một số địa phương trong khi không có cơ chế chia sẻ quỹ BHYT từ các tỉnh khác. Nhu cầu tổ chức lại hệ thống theo hướng đơn quỹ, tăng cường khắc phục sự chia cắt giữa các địa phương nhưng duy trì và phát huy vai trò chủ động của các quỹ địa phương được đặt ra và thể chế hóa trong Nghị định 58.

Giai đoạn từ 1/10/1998 - 31/12/2002:

Trong giai đoạn này, với mô hình đơn quỹ có phân cấp, phân quyền mạnh cho các quỹ BHYT tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, cơ quan BHYT tỉnh, ngành được chủ động quản lý, sử dụng quỹ khám chữa bệnh BHYT theo Điều lệ BHYT ban hành kèm theo Nghị định số 58/1998/NĐ-CP và các thông tư hướng dẫn thực hiện Nghị định này:

“BHYT tỉnh, ngành được sử dụng 86,5% số tiền thu BHYT được sử dụng trong năm để thanh toán chi phí KCB cho người có thẻ BHYT do tỉnh, ngành quản lý và chịu trách nhiệm quản lý, sử dụng quỹ KCB dúng mục đích, đúng chế độ, đảm bảo cân đối thu chi quỹ KCB BHYT”

Luận văn thạc sĩ Quản lý Kinh tế

Giai đoạn từ 1/1/2003 - 30/6/2009:

Hệ thống BHYT sáp nhập vào quỹ BHXH, tổ chức theo mô hình đơn quỹ, hợp nhất với các quỹ BHXH khác, quản lý tập trung tuyệt đối.

Sau khi sáp nhập BHYT Việt Nam vào BHXH Việt Nam, đặc biệt là từ 01/01/2003, tổ chức quản lý quỹ BHYT được đồng nhất với tổ chức quản lý quỹ hưu trí và được tổ chức theo nguyên tắc tập trung, thống nhất trong toàn quốc.

Toàn bộ cơ chế phân cấp phân quyền trước đó trong hệ thống BHYT được thay thế bởi cơ chế quản lý tập trung theo quy định tại Nghị định số 100/2002/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của BHXH VN, Quyết định 02/2003/QĐ-TTg của Thủ tướng ban hành Quy chế quản lý tài chính đối với BHXH VN và Thông tư số 49/2003/TT-BTC của BTC hướng dẫn thực hiện Quy chế quản lý tài chính. Mô hình này có các ưu, nhược điểm sau:

Luận văn thạc sĩ Quản lý Kinh tế

Ưu điểm

Quỹ BHYT tập trung, thống nhất, có sự chia sẻ chung trên phạm vi cả nước, đáp ứng được nguyên tắc chia sẻ nguy cơ bội chi quỹ BHYT.

Thuận lợi trong khai thác và giảm thủ tục đối với các đối tượng vừa đóng BHXH vừa đóng BHYT.

Tiết kiệm nhân lực, chi phí bộ mày.

Nhược điểm

Mô hình quản lý tập trung bảo hiểm y tế như hiện nay không phù hợp với xu hướng phân cấp trong quản lý tài chính, đồng thời cũng tạo nên sự thiếu đồng bộ trong quản lý nhà nước với các nguồn tài chính y tế vì các nguồn tài chính chủ yếu cho chăm sóc sức khỏe hiện nay (ngân sách, viện phí) cũng đang được quản lý phân cấp theo pháp luật hiện hành.

Mô hình này không khuyến khích vai trò chủ động của chính quyền địa ph- ương và các cơ quan cấp tỉnh, huyện trong việc mở rộng đối tượng BHYT hay tăng hiệu quả hoạt động của quỹ BHYT; vai trò của chính quyền cấp tỉnh, thành phố không thể hiện rõ trong quá trình tổ chức thực hiện, triển khai chính sách Bảo hiểm y tế.

Một phần của tài liệu Thực trạng triển khai bảo hiểm y tế toàn dân ở việt nam (Trang 56 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)