III. NHỮNG YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KHẢ NĂNG THỰC HIỆN
5. Năng lực quản lý nhà nước về BHYT
Ở Trung ương, Vụ Bảo hiểm y tế- Bộ Y tế được thành lập theo Quyết định số 196/2005/QĐ-TTg
ngày 08/8/2005 của Thủ tướng Chính phủ có chức năng tham mưu thực hiện chức năng quản lý nhà nước về bảo hiểm y tế trong phạm vi cả nước.
Ở địa phương, mặc dù Nghị định số 188/2008/NĐ-CP của Chính phủ đã quy định chức năng quản lý nhà nước về BHYT của Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố, Bộ Y tế đã có
văn bản chỉ đạo về việc bố trí cán bộ tham mưu quản lý nhà nước về BHYT, nhưng một số địa phương chưa thực hiện.
Kết quả khảo sát sơ bộ của Vụ Bảo hiểm y tế về tình hình nhân lực tham mưu quản lý nhà nước về BHYT tại các địa phương năm 2009 cho thấy: trong tổng số 56/63 tỉnh có báo cáo, có 35 tỉnh có Quy chế phối hợp giữa Sở Y tế và BHXH tỉnh trong việc thực hiện chính sách BHYT; có 9/56 tỉnh bố trí được 1 cán bộ chuyên trách theo dõi BHYT, 47/56 tỉnh chỉ có cán bộ kiêm nhiệm làm công tác BHYT tại Sở Y tế. Các Sở Y tế hiện nay chưa có tổ chức, nhân lực chuyên trách
“Sở Y tế Hà Nội không có bộ phận chuyên trách về BHYT do đó không nắm bắt được thông tin về BHYT, không tham mưu được cho UBND thành phố trong QLNN về BHYT. Sở Y tế đang đề xuất thành lập Tổ công tác BHYT.
Việc phối hợp giữa Sở Y tế và BHXH thành phố Hà Nội chưa thực sự chặt chẽ, việc lấy thông tin từ BHXH khó khăn, số liệu thường là không đầy đủ, ngay cả việc mời cơ quan BHXH tham gia cuộc thảo luận này với mục đích tìm hiểu khả năng thực hiện lộ trình BHYT toàn dân cũng không dễ.”
Luận văn thạc sĩ Quản lý Kinh tế
theo dõi về BHYT, chưa có sự thống nhất và gắn kết giữa trung ương và địa ph- ương, giữa cơ quan BHXH và ngành y tế nên nhiều vấn đề phát sinh trong thực tế chưa được điều chỉnh, giải quyết kịp thời. Việc theo dõi, giám sát và thu thập thông tin về BHYT từ các địa phương phục vụ cho xây dựng chính sách cũng rất khó khăn (Bảng 9).
Bảng 9. Tình hình thực hiện quản lý nhà nước về BHYT T
T Tỉnh/thành phố
Có Quy chế phối hợp giữa Sở Y tế và
BHXH tỉnh (x=có)
Có cán bộ tham mưu QLNN về BHYT (x=có) 1 An Giang
2 B Rịa-V Tàu x x
3 Bạc Liêu Kiêm nhiệm
4 Bắc Cạn x
5 Bắc Giang x x
6 Bắc Ninh x
7 Bến Tre x
8 Bình Dương Kiêm nhiệm
9 Bình Định x x
10 Bình Phước x
11 Bình Thuận x
12 Cà Mau
13 Cao Bằng x x
14 Cần Thơ Kiêm nhiệm
15 Đà Nẵng x Kiêm nhiệm
16 Đắk Lắk x
17 Đắk Nông x Kiêm nhiệm
18 Điện Biên x Kiêm nhiệm
19 Đồng Nai x
Luận văn thạc sĩ Quản lý Kinh tế
20 Đồng Tháp Kiêm nhiệm
21 Gia Lai x
22 Hà Giang x Kiêm nhiệm
23 Hà Nam x x
24 Hà Nội x x
25 Hà Tĩnh x x
26 Hải Dương x x
27 Hải Phòng Kiêm nhiệm
28 Hậu Giang Kiêm nhiệm
29 Hòa Bình x x
30 TP HCM Kiêm nhiệm
31 Hưng Yên x
32 Khánh Hoà x x
33 Kiên Giang x x
34 Kon Tum x x
35 Lai Châu x x
36 Lạng Sơn x x
37 Lào Cai x
38 Lâm Đồng x
39 Long An x
40 Nam Định Kiêm nhiệm
41 Nghệ An x Kiêm nhiệm
42 Ninh Bình Kiêm nhiệm
43 Ninh Thuận x
44 Phú Thọ x Kiêm nhiệm
45 Phú Yên x x
46 Quảng Bình x
47 Quảng Nam x
Luận văn thạc sĩ Quản lý Kinh tế
48 Quảng Ngãi Kiêm nhiệm
49 Quảng Ninh x x
50 Quảng Trị x
51 Sóc Trăng Kiêm nhiệm
52 Sơn La Kiêm nhiệm
53 Tây Ninh x
54 Thái Bình x
55 Thái Nguyên Kiêm nhiệm
56 Thanh Hoá x Kiêm nhiệm
57 TT. Huế x x
58 Tiền Giang Kiêm nhiệm
59 Trà Vinh
60 Tuyên Quang x x
61 Vĩnh Long
62 Vĩnh Phúc x
63 Yên Bái x
Cộng 35 51
Ở tuyến huyện, theo quy định của Thông tư liên tịch số 03/2008/TTLT- BYT-BNV ngày 25 tháng 4 năm 2008 của liên Bộ Y tế - Nội vụ hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của sở y tế, phòng y tế thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện. Theo đó, Phòng Y tế là cơ quan chuyên môn
thuộc Uỷ ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh có chức năng tham mưu, giúp Uỷ ban nhân dân cấp huyện thực hiện chức năng quản lý nhà
Phòng Y tế Huyện có quá nhiều chức năng, nhiệm vụ nhưng không rõ ràng, không biết phải làm gì và không có “quyền”. UBND Huyện thường yêu cầu cơ quan BHXH báo cáo trực tiếp nội dung liên quan đến BHYT.
Luận văn thạc sĩ Quản lý Kinh tế
nước về y tế trên địa bàn huyện. Quy định này không nói rõ chức tham mưu trong quản lý Nhà nước về BHYT của Phòng Y tế.