II. THỰC TRẠNG TRIỂN KHAI BẢO HIỂM Y TẾ TOÀN DÂN Ở VIỆT NAM
3. Về mức đóng, mức hỗ trợ đóng BHYT
Trong gần 2 năm đầu thực hiện chính sách BHYT, do có sự khác biệt trong thang lương giữa các khu vực lao động nên mức phí BHYT được quy định khác nhau giữa khu vực hành chính sự nghiệp, hưu trí và doanh nghiệp. Theo quy định tại Thông tư số 12/TTLB ngày 18/9/1992 hướng dẫn thực hiện Nghị định số 299/HĐBT, cán bộ, công chức khu vực hành chính sự nghiệp và người hưởng chế độ hưu trí có mức phí BHYT bằng 10% lương, trong khi người lao động trong các doanh nghiệp có mức phí BHYT là 3% lương.
Mức đóng BHYT cho khu vực hành chính sự nghiệp, hưu trí và doanh nghiệp đã được đưa về cùng mức 3% từ 6/6/1994, theo quy định tại Nghị định số 47/CP, sửa đổi một số điều của Điều lệ BHYT ban hành theo Nghị định số 299/HĐBT.
Nghị định số 58/1998/NĐ-CP tiếp tục quy định mức phí BHYT bằng 3% tiền lương cấp bậc chức vụ, hệ số chênh lệch bảo lưu và các khoản phụ cấp chức vụ, khu vực, đắt đỏ, thâm niên theo quy định của Nhà nước. Đối với những người không hưởng lương thì phi BHYT hoặc bằng 3% mức lương tối thiểu (đối với người không có sinh họat phí) hoặc bằng 3% sinh hoạt phí đối với người hưởng sinh hoạt phí.
Mức đóng BHYT 3% tiền lương, tiền công, tiền lương hưu, sinh hoạt phí hoặc mức lương tối thiểu nói trên không thay đổi cho tới năm 2009, mặc dù đã có nhiều thảo luận, đề xuất nâng mức đóng BHYT cho phù hợp với nhu cầu chi phí khám, chữa bệnh. Tuy nhà nước đã trích NSNN đóng BHYT cho người nghèo, người dân tộc thiểu số, một số đối tượng chính sách xã hội; Tổ chức BHXH đóng BHYT cho hưu trí, mất sức lao động…, nhưng chưa có sự hỗ trợ đóng BHYT cho người cận nghèo, HSSV….
Bảng 7. Mức đóng BHYT bình quân theo các nhóm đối tượng
Đơn vị tính: nghìn đồng
Đối tượng 2006 2007 2008 2009
Luận văn thạc sĩ Quản lý Kinh tế
Do người lao động và người
sử dụng lao động đóng 383 429 524 631
Do Quỹ BHXH đóng 327 422 507 630
Do NSNN đóng 58 88 151 180
Được NSNN hỗ trợ 112 174
Do cá nhân tự đóng 67 89 156 146
Trung bình chung 131 172 242 260
Nguồn: Báo cáo quyết toán của BHXH Việt Nam
Mức đóng BHYT bình quân chung năm 2009 là 260.000 đồng/người/năm, trong khi chi y tế bình quân đầu người năm 2008 đã là 1.095.000 đồng/người/năm11. Mức đóng này không đủ bù đắp chi phí KCB.
Hiện nay, Theo Nghị định 105/2014/NĐ-CP hướng dẫn Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi 2014, mức đóng BHYT hàng tháng của người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn; Người đang hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng; Trẻ em dưới 6 tuổi; Người có công với cách mạng; Người thuộc hộ gia đình cận nghèo… bằng 4,5% mức lương cơ sở.
Như vậy, từ ngày 1/7, mức đóng BHYT của các đối tượng nêu trên là 62.550 đồng/tháng, thay cho mức 58.500 đồng/tháng trước đây.
Bên cạnh đó, Nghị định 105/2014/NĐ-CP cũng quy định mức đóng BHYT hàng tháng theo hộ gia đình như sau: Người thứ nhất đóng bằng 4,5% mức lương cơ sở, người thứ 2, thứ 3 và thứ 4 đóng bằng 70%, 60%, 50% mức đóng của người thứ nhất; từ người thứ 5 trở đi đóng bằng 40% mức đóng của người thứ nhất.
Khi mức lương cơ sở tăng lên 1,39 triệu đồng/tháng thì mức đóng của người thứ nhất trong hộ gia đình là 62.550 đồng/tháng và kéo theo mức đóng của người thứ 2 là 43.750 đồng/tháng; người thứ 3 là 37.530 đồng/tháng, người thứ 4 là 31.275 đồng/tháng và từ người thứ 5 là 25.020 đồng/tháng.
Luận văn thạc sĩ Quản lý Kinh tế
Mức đóng BHYT đối với hộ gia đình
Từ ngày 1/7/2009, học sinh, sinh viên đóng 60.000 đồng/ người (khu vực thành hị) và 50.000 đồng/ người (khu vực nông thôn, miền núi) …
Hiện nay, mức đóng của học sinh sinh viên được thể hiện dưới hình sau:
* Một vài điểm đáng chú ý về quy định đóng bảo hiểm y tế:
Luận văn thạc sĩ Quản lý Kinh tế
- Trong thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản thì mức đóng hàng tháng 4,5%
tiền lương tháng của người lao động trước khi nghỉ thai sản do tổ chức Bảo hiểm xã hội đóng.
- Người lao động trong thời gian nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau từ 14 ngày trở lên trong tháng theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội thì không phải đóng BHYT nhưng vẫn được hưởng quyền lợi BHYT.
- Người lao động trong thời gian bị tạm giam, tạm giữ hoặc tạm đình chỉ công tác để điều tra thì mức đóng hằng tháng bằng 4,5% của 50% mức tiền lương tháng mà người lao động được hưởng theo đúng quy định của pháp luật. Trường hợp cơ quan có thẩm quyền kết luận là không vi phạm pháp luật, người lao động phải truy đóng BHYT trên số tiền lương được truy lĩnh.
- Người lao động (NLĐ) trong thời gian đi lao động tại nước ngoài thì không đóng BHYT, trong thời gian 60 ngày kể từ ngày nhập cảnh về nước nếu tham gia BHYT thì toàn bộ thời gian đi lao động tại nước ngoài và thời gian kể từ khi về nước đến thời điểm tham gia BHYT được tính là thời gian tham gia BHYT liên tục.
- NLĐ trong thời gian làm thủ tục chờ hưởng chế độ trợ cấp thất nghiệp nếu không tham gia BHYT theo các nhóm khác, thời gian đó được tính là thời gian tham gia BHYT.