* Hoàn thiện hệ thống văn bản hướng dẫn thực hiện Luật BHYT và các văn bản liên quan.
- Xây dựng kế hoạch tổng thể thực hiện lộ trình tiến tới BHYT toàn dân;
- Ban hành Nghị định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực BHYT;
- Xây dựng Thông tư liên Bộ Y tế - Tài chính - Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn thực hiện BHYT đối với HSSV;
- Xây dựng Thông tư liên tịch Bộ Y tế - Tài chính – LĐTB&XH hướng dẫn thực hiện BHYT đối với người nghèo, cận nghèo và các đối tượng chính sách xã hội khác;
- Xây dựng Thông tư ban hành danh mục một số bệnh khám sàng lọc, chẩn đoán sớm được quỹ BHYT thanh toán;
*Về mức đóng và mức hỗ trợ đóng BHYT
Mức đóng BHYT cần được xác định sao cho có thể đáp ứng được chi phí của nhu cầu chăm sóc sức khỏe cơ bản. Ít nhất, mức đóng BHYT bình quân phải bảo đảm bù đắp chi phí điều trị.
Đối với khu vực BHYT cho người nghèo, cần tính tới khả năng hầu hết người bệnh nặng, chi phí lớn kéo dài ở cả nước sẽ trở thành người nghèo (bẫy nghèo trong y tế) và được hưởng lợi từ quỹ BHYT cho người nghèo. Như vậy, cần dự báo khả năng mức đóng BHYT người nghèo ngày càng cao (dần dần có thể cao hơn mức phí của đối tượng lao động hưởng lương).
Mức đóng BHYT khu vực của người làm công ăn lương cần căn cứ theo thu nhập thực tế và đưa chi phí đóng BHYT cho thân nhân của họ vào cơ cấu tiền lương.
Để bảo đảm công bằng và bền vững, Nhà nước cần có trách nhiệm sử dụng ngân sách để hỗ trợ đóng BHYT cho người tham gia BHYT khu vực lao động tự do, nông dân, xã viên Hợp tác xã, thân nhân người lao động; giảm dần việc bao cấp của NSNN cho các bệnh viện…
Luận văn thạc sĩ Quản lý Kinh tế
* Về phạm vi quyền lợi, mức hưởng BHYT
- Quy định rõ ràng hơn về gói quyền lợi BHYT trong văn bản luật hoặc dưới luật. Gói quyền lợi BHYT cần bao trùm các nhu cầu chăm sóc sức khỏe trong lĩnh vực phòng bệnh và chữa bệnh và phù hợp với khả năng đóng góp tài chính của người tham gia BHYT và của NSNN.
- Quy định pháp lý về việc cập nhật danh mục thuốc, danh mục các kỹ thuật, dịch vụ y tế bảo đảm người có BHYT được sử dụng một cách hợp lý các tiến bộ trong chẩn đoán, điều trị dựa trên bằng chứng khoa học, tính chi phí hiệu quả.
- Hoàn thiện các quy định pháp lý bảo đảm cơ chế cho người tham gia BHYT được tiếp cận dịch vụ y tế tại tuyến y tế cơ sở (đặc biệt là tại khu vực nông thôn, miền núi).
- Hoàn thiện các văn bản pháp lý để có thể thanh toán chi phí một số dịch vụ kỹ thuật cao phù hợp với khả năng tài chính của quỹ BHYT.
- Tiếp tục xem xét vấn đề cùng chi trả chi phí khám, chữa bệnh của người tham gia BHYT ở mức độ cùng chi trả và phương pháp nộp tiền cùng chi trả hợp lý, thay vì cùng chi trả không có giới hạn, nên có giới hạn mức tối đa phải cùng chi trả.
- Khảo sát về sự hài lòng đối với nhà cung cấp được thực hiện thường xuyên, và đây là một trong những nội dung đánh giá mức độ tham gia của họ trong các quyết định liên quan đến bảo hiểm y tế xã hội
* Về quản lý nhà nước và tổ chức thực hiện
- Tăng cường, nâng cao năng lực hệ thống quản lý nhà nước về bảo hiểm y tế từ Trung ương đến địa phương (tỉnh, huyện). Chức năng, nhiệm vụ phải được phân định rõ ràng, có sự thống nhất và gắn kết giữa trung ương và địa phương, giữa tổ chức BHXH và ngành y tế. Xây dựng nội dung và phối hợp tổ chức các hoạt động đào tạo bồi dưỡng nâng cao năng lực quản lý, chuyên môn về lĩnh vực bảo hiểm y tế.
- Tăng cường phối hợp thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về bảo hiểm y tế.
- Tăng cường phân cấp quản lý quỹ BHYT theo hướng giao quyền chủ động cho các địa phương trong thu, chi quỹ BHYT. Thực hiện chuyên nghiệp hóa hoạt động BHYT: Để có đáp ứng tốt hơn cho mục tiêu BHYT toàn dân, cần nâng
Luận văn thạc sĩ Quản lý Kinh tế
cao năng lực quản lý của hệ thống BHYT bằng cách chuyên nghiệp hóa công tác BHYT, tách biệt hoạt động BHYT ra khỏi hoạt động của quỹ hưu trí, thất nghiệp;
giải pháp tổ chức cần thiết là thiết kế bộ máy quản lý BHYT độc lập với bộ máy quản lý quỹ hưu trí, có cán bộ chuyên trách về BHYT đến cấp xã.
- Thành lập và phát huy vai trò của các tổ chức chuyên môn trong hệ thống BHYT: Cần tạo cơ sở để thành lập các Hội đồng chuyên môn phục vụ cho quá trình xây dựng, hoàn thiên và sửa đổi bố sung gói quyền lợi BHYT, danh mục thuốc BHYT, danh mục kỹ thuật BHYT. Những hội đồng chuyên môn có thể bao gồm: Hội đồng tư vấn danh mục thuốc BHYT, Hội đồng tư vấn y học cho BHYT.
- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến và hướng dẫn, tổ chức triển khai thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về bảo hiểm y tế, tuyên truyền là trách nhiệm của tất cả các cấp, các ngành, trong đó xác định vai trò quan trọng của ngành y tế và Bảo hiểm xã hội. Tuyên truyền để mỗi người dân hiểu và tự nguyện tham gia BHYT. Xác định đối tượng cần tập trung tuyên truyền, vận động tham gia BHYT:
Lao động trong các doanh nghiệp, người thuộc hộ cận nghèo, HSSV, nông dân…
- Tăng cường đầu tư cho y tế, nhất là y tế tuyến cơ sở. Cải cách thủ tục hành chính trong tổ chức KCB BHYT, nâng cao chất lượng dịch vụ y tế và sự hài lòng của người bệnh, tạo điều kiện thuận lợi cho người tham gia bảo hiểm y tế được thụ hưởng tốt các dịch vụ y tế.
2. Đề xuất
1) Hoàn thiện hệ thống văn bản hướng dẫn thực hiện Luật BHYT
2) Đổi mới nội dung và tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền, chính sách, pháp luật về BHYT.
3) Cơ cấu lại ngân sách y tế, bảo đảm nguồn Ngân sách nhà nước mua BHYT cho người nghèo, người dân tộc thiểu số vùng khó khăn, trẻ em dưới 6 tuổi và các đối tượng chính sách khác; hỗ trợ mức đóng cho một số đối tượng tham gia BHYT.
4) Củng cố, nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh BHYT.
5) Tăng cường năng lực quản lý nhà nước về BHYT và hệ thống tổ chức thực hiện BHYT.
6) Đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học, tăng cường hợp tác quốc tế, tổng kết kinh nghiệm thực tiễn về BHYT.
Luận văn thạc sĩ Quản lý Kinh tế