Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH PHỤC VỤ CHO VAY TẠI TỔ CHỨC TÍN DỤNG
1.2. Dữ liệu và phương pháp phân tích báo cáo tài chính
1.2.2. Phương pháp phân tích báo cáo tài chính
Phương pháp phân tích BCTC được hiểu là phương thức hay cách thức và lề lối tiếp cận, nghiên cứu các chỉ tiêu phản ánh trên BCTC nhằm nắm bắt được một cách chính xác tình hình, xu hướng và bản chất biến động của các chỉ tiêu tài chính;
bao gồm các phương pháp sau:
- Phương pháp so sánh: So sánh là phương pháp được sử dụng phổ biến trong phân tích để đánh giá kết quả, xác định vị trí và xu hướng biến động của chỉ tiêu phân tích. Trong phân tích BCTC, phương pháp so sánh thường được sử dụng bằng cách so sánh ngang (còn gọi là phân tích ngang) và so sánh dọc (còn gọi là
Luận văn thạc sĩ Quản lý Kinh tế
phân tích dọc). So sánh ngang BCTC là việc so sánh, đối chiếu tình hình biến động cả về số tuyệt đối và số tương đối trên từng chỉ tiêu của từng BCTC; còn so sánh dọc là việc sử dụng các tỷ suất, các hệ số thể hiện mối tương quan giữa các chỉ tiêu trong từng BCTC và giữa các BCTC để rút ra kết luận. Để phục vụ cho mục đích cụ thể của phân tích, phương pháp so sánh thường được sử dụng dưới các dạng sau: so sánh bằng số tuyệt đối, so sánh bằng số tương đối, so sánh bằng số tương đối giản đơn, so sánh bằng số tương đối động thái, so sánh bằng số bìnhquân....
-Phương pháp chi tiết chỉ tiêu phân tích: Cũng như hầu hết mọi chỉ tiêu, các chỉ tiêu phản ánh trên BCTC đều có thể và cần thiết được chi tiết theo nhiều hướng khác nhau mà qua đó, các nhà phân tích có thể đánh giá chính xác kết quả và hiệu quả đạt được một cách chính xác. Những chỉ tiêu này có thể được chi tiết theo từng bộ phận (yếu tố) cấu thành, theo thời gian phát sinh và theo không gian (địa điểm) phát sinh. Sau đó, mới tiến hành xem xét, so sánh mức độ đạt được của từng bộ phận giữa kỳ phân tích so với kỳ gốc mà mức độ ảnh hưởng của từng bộ phận đến tổng thể cũng như xem xét tiến độ thực hiện và kết quả đạt được trong từng thời gian hay mức độ đóng góp của từng bộ phận vào kết quả chung.
- Phương pháp liên hệ cân đối: Trong quá trình hoạt động kinh doanh của DN, hình thành rất nhiều mối quan hệ cân đối về lượng giữa hai mặt của các yếu tố và quá trình kinh doanh hay quan hệ cân đối giữa chỉ tiêu tổng thể với các chỉ tiêu bộ phận,vv...đặc biệt trên BCTC, mối quan hệ cân đối về lượng giữa các chỉ tiêu hay của cùng một chỉ tiêu lại càng thể hiện rõ nét. Các mối quan hệ cân đối đã dẫn đến sự cân bằng về mức biến động (chênh lệch) giữa kỳ phân tích so với kỳ gốc của từng đối tượng. Dựa vào các mối quan hệ cân đối này, người phân tích sẽ xác định được ảnh hưởng của các nhân tố đến sự biến động của chỉ tiêu phản ánh đối tượng phân tích.
- Phương pháp đồ thị: Phương pháp đồ thị là phương pháp dùng các đồ thị để minh họa các kết quả tài chính đã tính toán được trong quá trình phân tách bằng biểu đồ, sơ đồ… Phương pháp này cho ta một cái nhìn trực quan, thể hiện rõ ràng mạch lạc diễn biến của các đối tượng nghiên cứu qua từng thời kỳ và nhanh chóng phân
Luận văn thạc sĩ Quản lý Kinh tế
tích định tính các chỉ tiêu tài chính để tìm ra nguyên nhân của sự biến đổi các chỉ tiêu đó.
- Phương pháp Dupont: Phương pháp Dupont là phương pháp phân tích dựa trên mối quan hệ tương hỗ giữa các chỉ tiêu tài chính để biến đổi một chỉ tiêu tổng hợp thành một hàm số của một loạt các biến số.
Ví dụ: Chỉ tiêu "Hệ số khả năng sinh lợi của vốn chủ sở hữu" (ROE) có thể biến đổi như sau:
ROE = Lợi nhuận sau thuế Vốn chủ sở hữu bình quân
Nhân (x) tử số và mẫu số với cùng chỉ tiêu "Doanh thu thuần" và "Tổng tài sản bình quân" ta được:
ROE = Lợi nhuận sau thuế x
Doanh thu thuần
x
Tổng tài sản bình quân Doanh thu thuần Tổng tài sản
bình quân
Vốn chủ sở hữu bình quân
(a) (b) (c)
Trong đó:
(a) là chỉ tiêu “Sức sinh lợi của doanh thu thuần”
(b) là chỉ tiêu “Số vòng quay của tài sản”
(c) là chỉ tiêu “Đòn bẩy tài chính bình quân”
Vì thế, công thức xác định ROE có thể viết dưới dạng:
ROE =
Sức sinh lợi của doanh
thu thuần
x
Số vòng quay của tài sản
x
Đòn bẩy tài chính bình
quân hoặc: ROE = ROA x Đòn bẩy tài chính bình quân
- Phương pháp loại trừ: Để xác định xu hướng và mức độ ảnh hưởng của từ nhân tố đến sự biến động giữa kỳ phân tích so với kỳ gốc của chỉ tiêu phản ánh đối tượng phân tích, các nhà phân tích sử dụng nhiều phương pháp khác nhau, trong đó phương pháp loại trừ được sử dụng phổ biến.
Luận văn thạc sĩ Quản lý Kinh tế
Theo phương pháp này, để nghiên cứu ảnh hưởng của một nhân tố nào đó nhà phân tích phải loại trừ ảnh hưởng của các nhân tố còn lại. Đặc trưng nổi bật của phương pháp loại trừ là luôn đặt đối tượng nghiên cứu vào các trường hợp giả định khác nhau để xác định ảnh hưởng của các nhân tố đến sự biến động của chỉ tiêu nghiên cứu.
- Phương pháp dự báo: Là phương pháp sử dụng để dự báo tài chính DN. Có nhiều phương pháp khác nhau để dự báo các chỉ tiêu kinh tế tài chính nhưng thường sử dụng các phương pháp sau đây:
- Phương pháp toán xác suất: Cho phép dự báo nguy cơ rủi ro hay tiềm năng tài chính cần được khai thác trong những phạm vi và điều kiện nhất định.
Để dự báo tài chính cần nắm vững mối quan hệ của các chỉ tiêu tài chính với nhau, nắm được lý thuyết về toán xác suất và tính toán các chỉ tiêu cơ bản: kỳ vọng toán, độ lệch chuẩn, hệ số biến thiên của các chỉ tiêu dự báo.
- Phương pháp phân tích độ nhạy để dự báo: Còn gọi là phân tích động nhằm mục tiêu cơ bản là đánh giá triển vọng và cảnh báo rủi ro cho DN trong tương lai. Phân tích độ nhạy trong phân tích tài chính là quá trình xem xét sự biến đổi của các hoạt động tài chính khi một hiện tượng tài chính cơ bản thay đổi (nếu như...
thì..). Mối quan hệ của các hoạt động tài chính của DN với nhau và với môi trường kinh doanh thông qua chỉ tiêu kinh tế cụ thể với các nhân tố ràng buộc, cho tất cả các nhân tố đó biến động để xem xét sự thay đổi của chỉ tiêu ta đang quan tâm như thế nào. Khi các nhân tố tác động đến chỉ tiêu đều có sự dao động với một xác suất tương ứng sẽ làm cho giá trị của chỉ tiêu nghiên cứu biến đổi, sự biến đổi này được lượng hóa bằng một tỷ lệ phần trăm so với dự kiến ban đầu. Phương pháp này được thực hiện theo các bước sau: Trước hết, xem xét các nhân tổ ảnh hưởng đến chỉ tiêu cần nghiên cứu, dự báo bằng công thức xác định cụ thể, có các giá trị tương ứng gắn với thời điểm hoặc thời kỳ gốc (mốc) đánh giá. Sau đó, xem xét sự tác động đến chỉ tiêu khi một hoặc nhiều nhân tố thay đổi so với gốc. Cuối cùng, đọc kết quả và dự báo về hoạt động của DN thông qua chỉ tiêu dự báo. Phương pháp phân tích độ nhạy cung cấp cho các nhà quản lý về khoảng biến thiên của chỉ tiêu cần nghiên cứu
Luận văn thạc sĩ Quản lý Kinh tế
khi các yếu tố thay đổi với các biên độ dao động khác nhau. Đồng thời, qua nghiên cứu sự tác động của các nhân tố đến chỉ tiêu phân tích thì các nhà quản lý cũng xác định được nhân tố nào có tác động chủ yếu nhất, nhân tố nào hầu như ít tác động đến đối tượng nghiên cứu để tập trung nghiên cứu các nhân tố chủ chốt khi dự báo cũng như triển khai thực hiện kế hoạch tài chính của đơn vị.
Ngoài các phương pháp trên thì còn có các phương pháp dự báo khác như:
- Phương pháp dự báo dựa vào các hàm tài chính hoặc mô hình chấm điểm:
Là phương pháp dự báo các nguy cơ rủi ro hay phá sản của các DN như hàm điểm số Z score của Edward I. Altman hay hàm xếp hạng tín nhiệm của S&P.
- Phương pháp hồi quy: Là phương pháp sử dụng số liệu của quá khứ, những dữ liệu đã diễn ra theo thời gian hoặc diễn ra tại cùng một thời điểm để thiết lập (quy tụ lại) mối quan hệ giữa các hiện tượng và sự kiện có liên quan.
- Phương pháp quy hoạch tuyến tính: Là phương pháp sử dụng bài toán quy hoạch để tìm ra phương án tối ưu cho các quyết định kinh tế
- Phương pháp sử dụng mô hình kinh tế lượng: Là phương pháp thiết lập mối quan hệ giữa các hiện tượng và sự kiện kinh tế sau đó sử dụng mô hình kinh tế lượng để dự báo kết quả kinh tế trong tương lai.