Khái quát quy trình phân tích

Một phần của tài liệu Ths hoàn thiện phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp phục vụ hoạt động cho vay tại ngân hàng hợp tác xã việt nam (Trang 65 - 74)

Chương 2. THỰC TRẠNG PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP PHỤC VỤ HOẠT ĐỘNG CHO VAY TẠI NGÂN HÀNG HỢP TÁC XÃ VIỆT NAM

2.4. Nội dung phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp phục vụ hoạt động cho

2.4.1. Khái quát quy trình phân tích

Nội dung phân tích các BCTC khách hàng DN tại Ngân hàng Hợp tác xã

Luận văn thạc sĩ Quản lý Kinh tế

Việt Nam tuân thủ theo trình tự được quy định và áp dụng chung cho toàn hệ thống.

Tuy nhiên nội dung này chỉ mang tính chất định hướng; trong quá trình phân tích BCTC của các DN, tuỳ theo tính chất, đặc điểm của từng khách hàng xin vay vốn và điều kiện thực tế, cán bộ thẩm định tín dụng sẽ sử dụng linh hoạt các nội dung theo mức độ hợp lý để bảo đảm tính hiệu quả của công tác phân tích. Nội dung phân tích các BCTC khách hàng DN tại Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam được thể hiện qua các bước như sau:

Bước 1: Thẩm định mức độ tin cậy của các BCTC DN

Các BCTC được sử dụng trong công tác phân tích bao gồm: bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, báo cáo lưu chuyển tiền tệ và thuyết minh báo cáo tài chính. Tuy nhiên, không phải tất cả các DN đều có đủ năng lực để lập đầy đủ các báo cáo tài chính này. Hơn nữa, các BCTC mà ngân hàng yêu cầu được DN cung cấp có thể khác so với báo cáo được lập trong nội bộ DN vì lý do nào đó, nên mức độ tin cậy của các BCTC do DN cung cấp chưa được đảm bảo.

Đồng thời, dù ngân hàng yêu cầu cung cấp các báo cáo tài chính đã qua kiểm toán nhưng thực tế đa phần các BCTC mà DN gửi cho ngân hàng đều chưa qua kiểm toán.

Vì thế, trước khi tiến hành phân tích, CBTD phải tiến hành thẩm định mức độ tin cậy của các BCTC do DN cung cấp. Đây là yếu tố quyết định tới chất lượng thẩm định. BCTC đã được sửa đổi và phản ánh không chính xác tình hình tài chính thực tế của DN sẽ trở nên vô nghĩa đối với công tác thẩm định của ngân hàng. Và trong trường hợp này, các công việc phân tích tiếp theo hầu như không có giá trị bởi không đảm bảo tính xác thực của thông tin.

Thông thường, CBTD sẽ thực hiện các bước sau:

+ Kiểm tính đầy đủ, tính hợp lệ, hợp pháp của các BCTC: có đúng, đủ các BCTC theo quy định để phục vụ cho công tác phân tích và thẩm định không; có đủ chữ ký của người có thẩm quyền không; BCTC có được kiểm toán không...

Luận văn thạc sĩ Quản lý Kinh tế

+ Nghiên cứu kỹ các số liệu của BCTC và sử dụng kiến thức tài chính cũng như khả năng phân tích để phát hiện những điểm đáng nghi ngờ trong các báo cáo tài chính. Cụ thể:

- Kiểm tra BCĐKT

+ Phần tài sản: Hàng tồn kho có được đánh giá chính xác không; Việc khấu hao TSCĐ hữu hình có theo đúng nguyên tắc không; Có khoản tín dụng không thể thu hồi nào được tính vào khoản phải thu không;...

+ Phần nguồn vốn: Các hóa đơn mua thiết bị và các hóa đơn phi hoạt động khác có được phân biệt với những khoản phải trả nói chung không; Các nghĩa vụ nợ của DN được phản ánh đầy đủ không;...

- Kiểm tra BCKQKD: Các tài khoản doanh thu bán hàng, chi phí sản xuất, chi phí bán hàng và chi phí quản lý DN, thu nhập và chi phí khác phi hoạt động có được phân loại và phân bổ chính xác không; Kiểm tra chi tiết những khoản thu nhập hay lỗ bất thường (nếu có) được phản ánh đúng chưa...

+ Xem xét thuyết minh BCTC để hiểu rõ hơn về những điểm còn nghi ngờ trong báo cáo tài chính.

+ Mời khách hàng đến thảo luận, phỏng vấn và yêu cầu giải thích về những điểm đáng nghi ngờ đã phát hiện hoặc CBTD có thể khảo sát DN, xem xét các tài liệu kế toán gốc: cán bộ thẩm định tiếp xúc trực tiếp với lãnh đạo DN, xuống cơ sở sản xuất của DN để quan sát, tiếp xúc với công nhân trong DN và thu thập thêm các thông tin từ bạn hàng, đối thủ cạnh tranh, cơ quan thuế để có thể đối chiếu và xác minh tính chính xác các thông tin mà DN cung cấp cho ngân hàng.

+ Kết luận về mức độ tin cậy của các BCTC do DN cung cấp: các BCTC này có đủ tiêu chuẩn để phục vụ phân tích hay không? Nếu không đủ tiêu chuẩn, cần đề nghị khách hàng sửa đổi, bổ sung.

Như vậy, qua việc kiểm tra các BCTC và kết hợp các thông tin mà ngân hàng thu thập được, CBTD có thể đánh giá được mức độ tin cậy của các BCTC. Tuy nhiên, CBTD thường không phải là chuyên gia trong việc đánh giá mức độ tin cậy của các BCTC nên Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam thường yêu cầu DN cam kết

Luận văn thạc sĩ Quản lý Kinh tế

các BCTC đã cung cấp là đúng sự thật và DN sẽ chịu trách nhiệm về tính chính xác của các báo cáo này. Sau khi xác minh, đánh giá mức độ tin cậy của các BCTC, CBTD sẽ tiến hành phân tích nội dung trong các báo cáo đó.

Bước 2: Đánh giá khái quát về tình hình tài chính doanh nghiệp

Thẩm định tình hình tài sản và nguồn vốn: Sử dụng BCĐKT và thuyết minh BCTC để phân tích tổng tài sản, cơ cấu tài sản, cơ cấu và quy mô nguồn vốn, phân tích xu hướng biến đổi của tài sản và nguồn vốn để kết luận tình hình phân bổ tài sản và cơ cấu nguồn vốn của DN có hợp lý và hiệu quả không.

Thẩm định tình hình kết quả kinh doanh của khách hàng: Qua BCKQKD và thuyết minh BCTC để phân tích sự biến đổi các chỉ tiêu về doanh thu, chi phí và lợi nhuận của DN, dự đoán kết quả kinh doanh sắp tới để kết luận về tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của DN có hiệu quả không.

Phân tích tình hình tài chính của khách hàng qua các hệ số tài chính bao gồm: Nhóm chỉ tiêu thanh khoản; Nhóm chỉ tiêu cân nợ (về cơ cấu nguồn vốn);

Nhóm chỉ tiêu hoạt động; Nhóm chỉ tiêu thu nhập (về khả năng sinh lời). Việc tính toán các chỉ tiêu tài chính dựa trên thông tin trên các BCTC do phần mềm tự động thực hiện.

Phân tích các dòng tiền của DN sử dụng BCLCTT: xem xét dòng tiền ra và vào công ty và nguyên nhân thiếu hụt hoặc dư thừa tiền mặt; Dòng tiền ròng sau chi phí hoạt động dương hay âm: nếu dòng tiền này dương cho thấy DN có thể tự trang trải các nhu cầu hoạt động bằng tiền của mình, nếu dòng tiền này âm cho thấy DN cần có thêm nguồn tiền từ bên ngoài để duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh bình thường; xem xét nguồn vốn huy động từ bên ngoài, DN có đang thiếu tiền và phải huy động vốn từ bên ngoài không; Dòng tiền ròng từ các hoạt động kinh doanh, đầu tư và tài trợ vốn dương hay âm;...

Thẩm định khả năng trả nợ của khách hàng: Tổng hợp thông tin từ các BCTC (Các khoản nợ của DN vay với mục đích gì; Nguồn vốn chủ sở hữu có mức độ ổn định và quy mô như thế nào; Các khoản phải thu và hàng tồn kho có khả năng đảm bảo sự ổn định cho DN không; Quy mô lợi nhuận có đủ lớn để cho thấy DN hoạt

Luận văn thạc sĩ Quản lý Kinh tế

động có hiệu quả không...) cũng như xem xét khả năng hoàn trả nợ những năm trước, đánh giá năng lực trả nợ qua tình hình tài chính đã phân tích, tính toán dòng tiền có thể có của DN và các khoản nợ hiện tại và sắp đến hạn để kết luận về khả năng trả nợ của DN. Đối với thẩm định tín dụng trung và dài hạn, cần đặc biệt chú ý các khoản mục dài hạn như TSDH, Nợ dài hạn,... và xu hướng biến động các tỷ số dài hạn như tỷ số nợ, tỷ số TSDH trên tổng tài sản...

Bước 3: Chấm điểm xếp hạng tín dụng các chỉ tiêu tài chính

Hệ thống xếp hạng tín dụng là công cụ quan trọng để tăng cường tính khách quan, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động tín dụng tại các ngân hàng thương mại. Các cán bộ thẩm định sẽ áp dụng mô hình tính điểm tín dụng để lượng hóa mức độ rủi ro của mỗi DN thông qua đánh giá thang điểm.

Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam đã xây dựng và triển khai ứng dụng xếp hạng tín dụng khách hàng từ năm 2003 theo hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước và đã được điều chỉnh nhiều lần để phù hợp với những thay đổi về điều kiện kinh tế xã hội.

Mô hình chấm điểm tín dụng khách hàng DN của Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam hiện nay gồm hai phần là chấm điểm định lượng theo các chỉ tiêu tài chính và chấm điểm định tính trên cơ sở đánh giá của CBTD về các mặt phi tài chính của DN. Thông tin phục vụ chấm điểm định lượng được lấy từ BCTC năm gần nhất.

Bảng 2.6: Bảng tỷ trọng điểm xếp hạng tín dụng

Đơn vị: % DN thông thường & tiềm năng Thông tin tài chính

không được kiểm toán Thông tin tài chính được kiểm toán

- Phần chỉ tiêu Tài chính 30 35

- Phần chỉ tiêu phi Tài chính 65 65

DN thông thường

- Phần chỉ tiêu Tài chính 25 30

- Phần chỉ tiêu phi Tài chính 70 70

(Nguồn: Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam)

Luận văn thạc sĩ Quản lý Kinh tế

Trường hợp báo cáo tài chính không được kiểm toán thì tổng điểm xếp hạng của khách hàng mất 5% x Điểm tài chính.

Trình tự thực hiện chấm điểm xếp hạng tín dụng DN dựa trên các chỉ tiêu tài chính tại Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam gồm các bước: Khách hàng DN được phân thành 03 loại:

l. Khách hàng là DN thông thường là khách hàng đã có báo cáo tài chính đủ hai (02) năm kể từ khi có doanh thu hoạt động sản xuất kinh doanh và hiện đang có quan hệ tín dụng với Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam theo sơ đồ 2.2).

Luận văn thạc sĩ Quản lý Kinh tế

Sơ đồ 2.2 Mô hình trình tự chấm điểm khách hàng thông thường

KHÁCH HÀNG

NGÀNH KINH TẾ

QUY MÔ

Bộ chỉ tiêu cho DN có điểm quy mô từ 6 đến 32 điểm

Bộ chỉ tiêu cho DN có điểm quy mô siêu nhỏ (điểm quy mô nhỏ

hơn)

Chấm điểm các chỉ tiêu tài chính: Tổng {(giá trị chỉ tiêu) x trọng số)} = Tổng điểm tài chính

Tổng hợp điểm và xếp hạng doanh nghiệp: (Điểm tài chính) x (trọng số tài chính) + (điểm phi tài chính) x (trọng số phi tài chính) = Tổng điểm của Khách hàng Chấm điểm các chỉ tiêu phi tài chính: Tổng {(giá trị chỉ

tiêu) x trọng số)} = Tổng điểm phi tài chính

Luận văn thạc sĩ Quản lý Kinh tế

2. Khách hàng là DN mới thành lập: là đối tượng khách hàng chưa có Báo cáo tài chính đủ 2 năm kể từ khi có doanh thu từ hoạt động sản xuất kinh doanh hoặc các đơn vị hành chính sự nghiệp có thu, không có báo cáo tài chính (theo sơ đồ 2.3)

Sơ đồ 2.3. Mô hình trình tự chấm điểm khách hàng mới thành lập

3. Đối với khách hàng là DN tiềm năng: khách hàng chưa có quan hệ hoặc đã có quan hệ với Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam nhưng có thời gian gián đoạn quan hệ tín dụng trên một năm tính thời điểm đánh giá: áp dụng theo mô hình khách hàng DN thông thường.

Trên cơ sở ngành nghề và quy mô, CBTD sử dụng các bảng chấm điểm tương ứng với ngành nghề kinh doanh chính theo nguyên tắc: Không nhập BCTC năm gần nhất của khách hàng tại các quý đánh giá (trừ quý đánh giá là quý 4) sẽ bị giảm trừ 2 hạng từ kết quả xếp hạng tín dụng tại lần chấm điểm đó; không nhập

KHÁCH HÀNG

Chấm điểm tình hình kinh doanh Tổng (điểm chỉ tiêu) x (trọng số) Tổng điểm tình hình kinh doanh

Tổng hợp điểm và xếp hạng doanh nghiệp: Mức điểm suy giảm = Tổng điểm tình hình KD x hệ số rủi ro 2 x Hệ số rủi

ro 2

Xác định hệ số rủi ro (gồm hai hệ số)

Luận văn thạc sĩ Quản lý Kinh tế

BCTC của hai năm gần nhất tại các quý đánh giá (trừ quý đánh giá là quý 4) thì kết quả xếp hạng tín dụng của khách hàng tại lần chấm điểm đó sẽ bị hạng thấp nhất;

không lựa chọn nhập chỉ tiêu nào trong phần phi tài chính thì chỉ tiêu đó sẽ bị điểm tối thiểu.

Kết hợp điểm các chỉ tiêu tài chính với điểm các chỉ tiêu phi tài chính sẽ cho ra tổng điểm cuối cùng để xếp hạng các doanh nghiệp theo 16 mức độ rủi ro tăng dần từ AAA (rủi ro thấp nhất) đến D (rủi ro cao nhất). Kết quả xếp hạng tín dụng là cơ sở để ngân hàng ra quyết định cấp tín dụng hay không, xác định giới hạn tín dụng, mức lãi suất cho vay...

Bảng 2.7: Điểm số quyết định hạng của doanh nghiệp thông thường Tổng số điểm Xếp hạng Phân loại rủi ro Phân loại nợ

Từ 94 đến 100 AAA Rủi ro rất thấp Nhóm 1

Từ 88 đến dưới 94 AA+ Rủi ro rất thấp Nhóm 1 Từ 83 đến dưới 88 AA Rủi ro tương đối

thấp Nhóm 1

Từ 78 đến dưới 83 A+ Rủi ro tương đối

thấp Nhóm 1

Từ 73 đến dưới 78 A Rủi ro tương đối

thấp Nhóm 1

Từ 70 đến dưới 73 BBB Rủi ro thấp Nhóm 2

Từ 67 đến dưới 70 BB+ Rủi ro thấp Nhóm 2

Từ 64 đến dưới 67 BB Rủi ro thấp Nhóm 2

Từ 62 đến dưới 64 B+ Rủi ro thấp Nhóm 2

Từ 60 đến dưới 62 B Rủi ro trung bình Nhóm 3 Từ 58 đến dưới 60 CCC Rủi ro trung bình Nhóm 3 Từ 54 đến dưới 58 CC+ Rủi ro trung bình Nhóm 3 Từ 51 đến dưới 54 CC Rủi ro trung bình Nhóm 3 Từ 48 đến dưới 51 C+ Rủi ro trung bình Nhóm 4

Từ 45 đến dưới 48 C Rủi ro cao Nhóm 4

Dưới 45 D Rủi ro rất cao Nhóm 5

(Nguồn: Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam)

Luận văn thạc sĩ Quản lý Kinh tế

Trên cơ sở kết quả phân tích theo những nội dung trên, CBTD sẽ lập Báo cáo phân tích dưới dạng tài liệu văn bản, trong đó nêu cụ thể những kết quả của quá trình phân tích tình hình tài chính DN, đánh giá về DN xin vay vốn, cũng như các ý kiến đề xuất đối với các đề nghị vay của khách hàng làm cơ sở thực hiện các khâu thẩm định tín dụng tiếp theo: như thẩm định các yếu tố phi tài chính, thẩm định phương án sản xuất kinh doanh...

Một phần của tài liệu Ths hoàn thiện phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp phục vụ hoạt động cho vay tại ngân hàng hợp tác xã việt nam (Trang 65 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)