Chương 2. THỰC TRẠNG PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP PHỤC VỤ HOẠT ĐỘNG CHO VAY TẠI NGÂN HÀNG HỢP TÁC XÃ VIỆT NAM
3.1. Định hướng về nâng cao chất lượng tín dụng gắn với phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp
3.1.1. Định hướng chung cho các hoạt động thẩm định trong thời gian tới
Để tiếp tục mở rộng và phát triển theo mô hình chiến lược giai đoạn 2016 - 2020, Ban lãnh đạo Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam đã định hướng những hoạt động trong thời gian tới như sau:
- Tăng trưởng tín dụng đi đôi với kiểm soát và nâng cao chất lượng tín dụng;
- Định hướng phát triển ngân hàng bán lẻ, ưu tiên phát triển khách hàng cá nhân, khách hàng DN vừa và nhỏ (SME), duy trì khách hàng DN lớn tầm trung.
- Phát triển tín dụng định hướng của Ngân hàng Nhà nước ưu tiên: nông nghiệp nông thôn, xuất nhập khẩu, DN vừa và nhỏ, công nghiệp phụ trợ, công nghệ cao.
- Tìm kiếm khách hàng, dự án lớn có hiệu quả để mở rộng quan hệ hợp tác, chú trọng việc phát triển sản phẩm dịch vụ bán lẻ, nhanh chóng chiếm lĩnh thị trường, tăng thị phần bán lẻ trên địa bàn;
- Khai thác các công nghệ hiện đại để cung cấp các sản phẩm có chất lượng cao cũng như tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động nghiệp vụ của ngân hàng,
Luận văn thạc sĩ Quản lý Kinh tế
qua đó tạo nên sự khác biệt và uy tín của Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam đối với khách hàng;
- Nâng cao hiệu quả hoạt động của các phòng giao dịch trực thuộc, tiếp tục phát triển mạng lưới các phòng giao dịch trên địa bàn, mở rộng quy mô hoạt động để tăng khả năng cạnh tranh.
3.1.2. Định hướng về nâng cao chất lượng tín dụng gắn với phân tích báo cáo tài chính khách hàng doanh nghiệp trong thẩm định cho vay tại Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam
Bám sát mục tiêu phát triển của toàn hệ thống trong thời gian tới, Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam luôn phấn đấu giữ tốc độ tăng trưởng cao, không ngừng nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm. Bên cạnh đó, chất lượng, hiệu quả và an toàn trong hoạt động, đặc biệt là hoạt động tín dụng DN cũng được đặt lên hàng đầu.
Điều này chỉ có thể đạt được khi việc thẩm định tín dụng của Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam mà nền tảng là hoạt động phân tích BCTC được tiến hành nghiêm túc và hợp lý.
Để hoàn thiện và phát triển công tác này trong thời gian tới, Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam đưa ra một số phương hướng, nhiệm vụ cụ thể như sau:
- Củng cố, hoàn thiện bộ máy nhân sự thẩm định tín dụng, đặc biệt với các chuyên viên phân tích tài chính. Các phòng chức năng trong công tác thẩm định của Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam sẽ phát triển mạnh cả về số lượng và chất lượng, thực hiện tốt chức năng được phân công, điều hành, kiểm tra, hướng dẫn công tác thẩm định tín dụng của Ngân hàng;
- Nâng cấp hệ thống công nghệ thông tin giúp cho công tác thẩm định tín dụng ngày càng thuận lợi, chính xác và tin cậy hơn;
- Đầu tư trang thiết bị, công nghệ hiện đại để hỗ trợ tích cực và có hiệu quả đối với hoạt động thẩm định tín dụng;
- Công tác phân tích BCTC của các DN cần được đặt dưới sự chỉ đạo chặt chẽ của Ban giám đốc, có cơ chế, quy trình, công nghệ thực hiện toàn diện và đồng bộ với các quy trình thẩm định tín dụng khác của ngân hàng;
- Công tác phân tích BCTC phục vụ thẩm định tín dụng phải trở thành một
Luận văn thạc sĩ Quản lý Kinh tế
thế mạnh trong cạnh tranh và kinh doanh của ngân hàng, coi đó là một yếu tố thu hút khách hàng;
- Tăng cường kiểm tra, giám sát chặt chẽ với việc triển khai cấp tín dụng, tiến hành tái phân tích các BCTC của DN xin vay vốn định kỳ nhằm phát hiện kịp thời những khó khăn, vướng mắc để có biện pháp giải quyết kịp thời, hạn chế rủi ro.
3.1.3. Định hướng hoàn thiện nội dung phân tích báo cáo tài chính khách hàng doanh nghiệp trong thẩm định cho vay tại Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam.
Hoạt động phân tích BCTC phục vụ hoạt động cho vay được coi là có chất lượng khi hỗ trợ đắc lực cho việc ra quyết định có cho vay hay không, cho vay bao nhiêu, mức thu nợ, thời hạn cho vay hợp lý để tăng lợi nhuận cho ngân hàng, giảm thiểu rủi ro mất vốn, không phát sinh nợ khó đòi, nợ quá hạn đồng thời hỗ trợ cho các DN hoạt động có hiệu quả hơn trong quá trình hoạt động kinh doanh của mình.
Nâng cao chất lượng phân tích BCTC DN xin cấp tín dụng là sự đáp ứng một cách tốt nhất các yêu cầu của ngân hàng trong hoạt động tín dụng: nâng cao chất lượng cho vay, hỗ trợ cho việc ra quyết định cho vay với phương châm sinh lợi và an toàn của ngân hàng. Do đó, ban lãnh đạo Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam đã xác định những phương hướng để hoàn thiện nội dung, quy trình phân tích BCTC DN xin cấp tín dụng thời gian tới như sau:
- Tiếp tục hoàn thiện từng khâu trong quy trình thẩm định, phân tích BCTC;
- Áp dụng những phương pháp, kỹ thuật phân tích BCTC mới để nâng cao hiệu quả phân tích, đáp ứng kịp thời với sự thay đổi và phát triển của nền kinh tế;
- Thực hiện xây dựng, hoàn thiện hệ thống các chỉ tiêu tham khảo, chỉ tiêu trung bình ngành làm cơ sở đánh giá, xếp hạng tín dụng cho các DN dựa trên phân tích BCTC;
- Sử dụng đa dạng và tối đa các thông tin trên BCTC do DN cung cấp để phân tích, từ đó có cái nhìn khách quan, chính xác và tổng quát về tình hình tài chính của DN xin vay;
Luận văn thạc sĩ Quản lý Kinh tế
- Nội dung thẩm định BCTC phải được tiến hành trên cơ sở xem xét những đặc trưng riêng biệt của từng loại hình DN, từng lĩnh vực hoạt động kinh doanh khác nhau để đảm bảo chất lượng tốt nhất.