Chương 2. THỰC TRẠNG PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP PHỤC VỤ HOẠT ĐỘNG CHO VAY TẠI NGÂN HÀNG HỢP TÁC XÃ VIỆT NAM
2.1. Tổng quan về Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam
2.1 Tổng quan về Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam
Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam tiền thân là Quỹ tín dụng nhân dân Trung ương (QTDTW) được thành lập ngày 05/08/1995 và được chuyển đổi thành Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam theo giấy phép số 166/GP-NHNN ngày 04/06/2013 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
Tên đầy đủ bằng tiếng Việt: Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam Tên viết tắt bằng tiếng Việt: Ngân hàng Hợp tác
Tên đầy đủ bằng tiếng Anh: Co-operative bank of VietNam Tên viết tắt bằng tiềng Anh: Co-opBank
Vốn điều lệ: 3000 tỷ đồng; Thời hạn hoạt động: 99 năm
Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam là thành viên của Hiệp hội QTDND Việt Nam, Hiệp hội Liên đoàn Hợp tác xã tín dụng Châu Á, có quan hệ hợp tác với nhiều tổ chức trong nước và tổ chức quốc tế, được cấp chứng chỉ ISO 9001:2008.
Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam có địa bàn hoạt động trong và ngoài nước, Trụ sở chính tại Tầng 4 – Toà nhà N04 – Hoàng Đạo Thúy – P. Trung Hoà – Q.
Cầu Giấy – Hà Nội với 32 Chi nhánh, 70 Phòng giao dịch và hơn 1200 Quỹ tín dụng nhân dân thành viên ở các xã, phường, có 02 đơn vị sự nghiệp là Trung tâm Công nghệ Thông tin, Trung tâm Đào tạo và bồi dưỡng nghiệp vụ.
Các mốc lịch sử
- Ngày 08/06/1995: Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có Quyết định số 162/QĐ-NH5 về việc cho phép thành lập Quỹ tín dụng nhân dân Trung ương và
Luận văn thạc sĩ Quản lý Kinh tế
Quyết định số 200/QĐ-NH5 về việc cấp giấy phép hoạt động cho Quỹ tín dụng nhân dân Trung ương với số vốn điều lệ là 200 tỷ đồng, thời gian hoạt động 99 năm.
- Ngày 05/08/1995: Quỹ tín dụng nhân dân Trung ương đã tiến hành tổ chức lễ khai trương chính thức đi vào hoạt động tại 40 Hàng Vôi - Quận Hoàn Kiếm - Hà nội với 19 cán bộ được tổ chức thành 6 Phòng, Ban.
- Năm 1996: thành lập Chi bộ, Công đoàn cơ sở Hội sở và Đoàn thanh niên hoạt động trực thuộc Đảng bộ Ngân hàng Trung ương, Công đoàn Ngân hàng Việt Nam và Đoàn thanh niên Ngân hàng Trung ương
- Năm 1997: thành lập Chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh; Điểm giao dịch tại Hai Bà Trưng - Hà nội và thành lập thêm một số Phòng, Ban.
- Năm 2001 - 2002: Triển khai thực hiện Quyết định số 207/QĐ – NHNN ngày 20/3/2001 về “Phê duyệt Đề án tổng thể mở rộng mạng lưới hoạt động của Quỹ tín dụng Trung ương”, từ năm 2001 Quỹ tín dụng Trung ương đã tiến hành nhận bàn giao, sáp nhập 21 Quỹ tín dụng Khu vực thành Chi nhánh QTDTW và thành lập thêm một số Chi nhánh mới.
- Ngày 28/05/2012: Thành lập Trung tâm Đào tạo và bồi dưỡng nghiệp vụ.
- Ngày 17/12/2012: QTDTW tổ chức Đại hội chuyển đổi thành Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam.
- Ngày 05/02/2013: Thống đốc Ngân hàng Nhà nước đã ban hành văn bản số 884/NHNN-TTGSNH chấp thuận chuyển đổi QTDTW thành Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam.
- Ngày 22/03/2013: Đại hội thành viên đầu tiên Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam được tổ chức. Đại hội đã thông qua Đề án chuyển đổi mô hình QTDTW thành Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam.
- Ngày 04/06/2013: Ngân hàng Hợp tác được thành lập theo giấy phép số 166/GP-NHNN của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
2.1.2. Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam
Luận văn thạc sĩ Quản lý Kinh tế
Luận văn thạc sĩ Quản lý Kinh tế
Chức năng nhiệm vụ các Phòng, ban cơ bản trong ngân hàng - Phòng Tín Dụng Doanh nghiệp và cá nhân:
Tổ chức lập kế hoạch tăng trưởng tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp và cá nhân cho toàn hệ thống, đảm bảo tăng trưởng bền vững, không vi phạm các tỷ lệ giới hạn của NHNN; Xây dựng văn bản, quy chế, công văn hướng dẫn nghiệp vụ tín dụng với khách hàng doanh nghiệp và cá nhân; Tiếp nhận hồ sơ xét duyệt các khoản vay vượt quá thẩm quyền cấp tín dụng của Chi nhánh và trình lên tổng giám đốc; Thực hiện các báo cáo tín dụng theo quy định của NHNN.
- Phòng Tín dụng thành viên:
Làm đầu mối quản lý, điều hòa các QTDND thành viên; Xây dựng văn bản, quy chế, công văn hướng dẫn nghiệp vụ tín dụng với khách hàng là các QTDND thành viên; Thực hiện các báo cáo tình hình cho vay các QTDND theo quy định của NHNN.
- Phòng Kế hoạch nguồn vốn:
Thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến việc quản lý vốn, đảm bảo tính an toàn trong việc sử dụng vốn, làm đầu mối truyền báo cáo thống kê sang NHNN. Chức năng chính về mảng vốn là quản lý thanh khoản trong toàn hệ thống về việc cân bằng vốn, điều chuyển vốn nội bộ; quản lý và kinh doanh vốn trên thị trường 2;
quản lý và kinh doanh ngoại tệ trên thị trường ngoại hối; tìm kiếm nguồn vốn và giao dịch đối với các định chế tài chính trong và ngoài nước.
- Phòng Quản lý rủi ro tín dụng:
Định kỳ thực hiện phân loại nợ, quản lý và giám sát, đánh giá khả năng thu hồi nợ cũng như phương án xử lý nợ xấu (mua bán nợ cho công ty quản lý tài sản); thực hiện các báo cáo tình hình phân loại nợ theo quy định của NHNN, báo cáo tuân thủ,
Luận văn thạc sĩ Quản lý Kinh tế
thống kê danh mục tín dụng, phòng ngừa các rủi ro liên quan đến tỷ giá, lãi suất, tín dụng.
- Phòng Kế toán tài chính:
Thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến số liệu tổng hợp, hạch toán kế toán, chịu tránh nhiệm theo dõi và tổng hợp tình hình hoạt động của ngân hàng, cân đối doanh thu chi phí, lập báo cáo tài chính, các công việc hạch toán ngoại bảng mà hệ thống không tự thực hiện được.
Bên cạnh các phòng ban, bộ phận cơ bản, trong ngân hàng còn có các khối khác thực hiện các chức năng, nhiệm vụ khác nhau đảm bảo cho hoạt động ngân hàng được vận hành một cách linh hoạt, bài bản như Thẻ, Thanh toán, Kiểm tra nội bộ, Kiểm toán nội bộ, Trung tâm Công nghệ thông tin, Trung tâm đào tạo, Văn phòng, Thư ký pháp chế, Quản lý tài sản và xây dựng cơ bản, Công đoàn, Quan hệ quốc tế và Quản lý dự án, Truyền thông và tiếp thị.
2.1.3. Tình hình hoạt động của Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam 2.1.3.1. Hoạt động huy động vốn
Trong cơ cấu nguồn vốn thì nguồn vốn huy động có vai trò then chốt thúc đẩy mọi trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Vì vậy, hoạt động huy động vốn luôn được Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam chú trọng và đánh giá là một trong những hoạt động chủ yếu. Trong thời gian qua, Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam đã chủ động điều hành vốn linh hoạt, bám sát diễn biến lãi suất thị trường, có cơ chế lãi suất linh hoạt nhằm khuyến khích các chi nhánh có khả năng huy động vốn cũng như các chi nhánh có thế mạnh trong phát triển hoạt động tín dụng.
Nhìn chung, trong giai đoạn 2013-2017, nguồn vốn huy động của toàn hệ thống Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam có xu hướng tăng qua các năm: 2014 tăng 30,60%, năm 2015 tăng 10,56%, năm 2016 tăng 21,46%, năm 2017 tăng 21,13%.
Nguồn huy động vốn tăng trưởng ổn định đã tạo điều kiện cho Ngân hàng Hợp tác
Luận văn thạc sĩ Quản lý Kinh tế
xã Việt Nam mở rộng đầu tư tín dụng để đáp ứng được nhu cầu vay vốn của khách hàng.
Luận văn thạc sĩ Quản lý Kinh tế
Bảng 2.1: Tình hình huy động vốn của Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam qua các năm 2013-2017
(ĐVT: Tỷ đồng, %)
Chỉ tiêu 2013 2014 2015 2016 2017 2014/
2013 2015/
2014 2016/
2015 2017/
2016 Tổng nguồn vốn huy
động 10.879 14.208 15.709 19.080 23.111 30,60% 10,56% 21.46% 21.13%
Phân theo đối tượng huy động
Tiền gửi của QTDND 5.355 8.968 10.193 12.116 13.049 67,47% 13,66% 18,87% 7,70%
Tiền gửi dân cư & TCKT 4.824 4.740 4.046 3.944 3.966 -1,74% -14,64% -2,52% 0,56%
Tiền gửi của TCTD khác 700 500 1.470 3.020 6.096 -28,57% 194,00
% 105,44% 101,85%
Theo thời hạn
Tiền gửi KKH 1.159 1.543 1.950 2.695 2.216 33,13% 26,38% 38,21% -17,77%
Tiền gửi CKH 9.720 12.665 13.758 16.384 20.895 30,30% 8,63% 19,09% 27,53%
(Nguồn: Báo cáo thường niên Ngân hàng Hợp tác năm 2013 - 2017)
Luận văn thạc sĩ Quản lý Kinh tế
Theo đối tượng huy động vốn, nguồn vốn huy động của ngân hàng được thực hiện qua 3 kênh: Tiền gửi của các QTDND, huy động từ dân cư và TCKT, ngoài ra Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam còn nhận tiền gửi của các TCTD khác.
Biểu đồ 2.1: Tăng giảm vốn huy động theo đối tượng 2013- 2017
Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 0
2000 4000 6000 8000 10000 12000 14000
Tiền gửi của QTDND Tiền gửi dân cư & TCKT Tiền gửi của TCTD khác
(Nguồn: Báo cáo thường niên Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam năm 2013 - 2017) Với chức năng là ngân hàng của các QTDND, Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam có nguồn tiền gửi của QTDND chiếm tỷ trọng lớn trong nguồn vốn huy động (chiếm 56% nguồn vốn huy động năm 2017). Nguồn tiền gửi này tăng trưởng đều đặn qua các năm (năm 2014 tăng 67,47%, năm 2015 tăng 13,66%, năm 2016 tăng 18,87%, năm 2017 tăng 7,70%) đã giúp Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam thực hiện tốt hơn vai trò điều hòa vốn cho các QTDND thành viên.
Bên cạnh đó, huy động từ dân cư cũng luôn được chú trọng, quan tâm. Ngân hàng huy động vốn với nhiều hình thức nhưng tập trung chủ yếu ở hình thức huy động trả lãi cuối kỳ; lãi suất huy động luôn ở mức cao hơn so với các ngân hàng trên địa bàn. Tuy nhiên, do mới chuyển đổi sang Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam–
tên tuổi còn nhiều mới mẻ và gặp sự cạnh tranh gay gắt của các Ngân hàng thương mại trên cùng địa bàn, trong những năm gần đây, nguồn tiền gửi của dân cư và TCKT có xu hướng giảm, trong đó giảm nhanh hơn cả là năm 2014-2015, giảm 694
Luận văn thạc sĩ Quản lý Kinh tế
tỷ đồng, tương đương 14,64%. Năm 2017 cho thấy sự phục hồi của nguồn huy động tiền gửi dân cư, số dư tiền gửi khá ổn định so với 2016, chỉ tăng 52 tỷ đồng, đạt 3.966 tỷ đồng. Sở dĩ nguồn tiền gửi tiết kiệm vào ngân hàng có dấu hiệu chững lại, là do lãi suất tiền gửi tiết kiệm giảm mạnh; Trong khi đó, thị trường bất động sản đang ấm dần lên đối với phân khúc nhà ở nên nhiều khách hàng đã rút tiền tiết kiệm mua nhà. Cũng do lãi suất giảm mạnh nên nhiều cá nhân chưa đủ điều kiện tài chính đã vay thêm tín dụng ngân hàng để mua. Đó cũng là điều kiện tốt để ngân hàng tăng trưởng dư nợ.
Chiếm tỷ trọng nhỏ trong cơ cấu nguồn vốn huy động của Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam là nguồn tiền gửi của các TCTD khác. Nguồn tiền này giảm nhẹ vào năm 2015, từ mốc 700 tỷ còn 500 tỷ, giảm 200 tỷ, tương đương 28,57%. Sau đó, có xu hướng tăng qua các năm, chiếm tỷ trọng ngày càng lớn trong nguồn vốn huy động, từ mức 3,52% tăng lên 9,36% và 15,83% giai đoạn 2014-2016 và đến năm 2017 đã chiếm đến 26,38% tổng nguồn vốn huy động. Năm 2017, mức tiền gửi của TCTD khác lên đến 6.096 (tỷ đồng), tăng 3.076 (tỷ đồng), tăng trưởng 101,85% so với 2016.
Luận văn thạc sĩ Quản lý Kinh tế
Biểu đồ 2.2: Tăng giảm vốn huy động theo thời gian 2013- 2017
2013 2014 2015 2016 2017
0 5000 10000 15000 20000 25000
Tiền gửi CKH Tiền gửi KKH
(Nguồn: Báo cáo thường niên Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam năm 2013 - 2017) Theo thời hạn thì các loại tiền gửi có kỳ hạn đều tăng qua các năm từ năm 2013 đến 2017, cụ thể: Năm 2014 tăng 30,3%, năm 2015 tăng 8,63%, năm 2016 tăng 19,09%, năm 2017 tăng 27,53%. Hình thành nguồn vốn huy động chủ yếu là tiền gửi có kỳ hạn (chiếm tỷ trọng 99,06%).
Tóm lại, trong giai đoạn 2013-2017, công tác huy động vốn được chú trọng và nguồn vốn huy động gia tăng liên tục qua các năm. Đây là dấu hiệu tốt trong hoạt động tạo nguồn một cách vững mạnh để mở rộng quy mô của Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam.
2.1.3.2. Hoạt động tín dụng
Trong thời gian qua, Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam đã triển khai đồng bộ và có hiệu quả các giải pháp huy động vốn, chủ động cân đối nguồn vốn và sử dụng vốn để đảm bảo thanh khoản, ưu tiên nguồn vốn cho vay các QTDND để hỗ trợ khả năng chi trả và mở rộng tín dụng, đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn đối với doanh nghiệp và cá nhân. Tăng cường công tác kiểm tra kiểm soát chất lượng tín dụng để nâng cao hiệu quả kinh doanh và đảm bảo an toàn hệ thống. Sau đây là tình hình sử
Luận văn thạc sĩ Quản lý Kinh tế
dụng vốn trong hoạt động tín dụng của Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam trong những năm qua:
Luận văn thạc sĩ Quản lý Kinh tế
Bảng 2.2: Tổng hợp tình hình dư nợ cho vay các năm 2013-2017
Đơn vị: (tỷ đồng,%)
Chỉ tiêu 2013 2014 2015 2016 2017 2014/
2013
2015/
2014
2016/
2015
2017/20 16
Tổng dư nợ 13.865 14.477 16.085 18.195 20.600 4,41% 11,11% 13,12% 13,22%
Theo đối tượng khách hàng
Dư nợ cho vay QTDND 5.803 4.532 4.579 4.866 5.821 -21,90% 1,04% 6,27% 19,63%
Dư nợ cho vay cá nhân, DN 7614 9.488 11.506 13.329 14.779 24,61% 21,27% 15,84% 10,88%
Dư nợ cho vay TCTD khác 448 457 0 0 0 2,01% -100%
Theo nhóm nợ
Dư nợ nhóm 1 13.506 14.153 15.784 17.902 20.284 4,79% 11,52% 13,42% 13,31%
Dư nợ nhóm 2 32 38 43 51 65 18,75% 13,16% 18,60% 27,45%
Dư nợ nhóm 3 42 31 28 25 32 -26,19% -9,68% -10,71% 28,00%
Dư nợ nhóm 4 86 68 15 12 11 -20,93% -77,94% -20,00% -8,33%
Dư nợ nhóm 5 199 187 215 205 208 -6,03% 14,97% -4,65% 1,46%
Dư nợ nhóm 2-> 5 359 324 301 293 316 -9,75% -7,10% -2,66% 7,85%
Tỷ trọng dư nợ nhóm 2->5 2,59% 2,24% 1,87% 1,61% 1,53%
Dư nợ nhóm 3-> 5 (nợ xấu) 327 286 258 242 251 -12,54% -9,79% -6,20% 3,72%
Tỷ trọng dư nợ nhóm 3->5 2,36% 1,98% 1,60% 1,33% 1,22%
(Nguồn: Báo cáo thường niên Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam năm 2013-2017)
Luận văn thạc sĩ Quản lý Kinh tế
Qua bảng trên, ta thấy, quy mô tín dụng của ngân hàng có xu hướng tăng trưởng nhẹ năm 2014 là 4,41%, đạt số tuyệt đối 14.477 tỷ đồng rồi từ 2015- 2017 đạt tốc độ tăng khá đồng đều, trên 2 con số: năm 2015 tăng 11,11%, năm 2016 tăng 13,12%, năm 2017 tăng 13,22%.
Biểu đồ 2.3: Dư nợ cho vay theo đối tượng khách hàng 2013 – 2017
Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 0
2000 4000 6000 8000 10000 12000 14000 16000
Dư nợ cho vay QTDND Dư nợ cho vay cá nhân, DN Dư nợ cho vay các TCTD khác
(Nguồn: Báo cáo thường niên Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam năm 2013-2017) Dư nợ cho vay các QTDND giảm nhẹ từ 5.803 tỷ còn 4.532 tỷ năm 2014, số tuyệt đối 1.271 tỷ đồng tương đương mức giảm 21,29%, sau đó cho thấy xu hướng chững lại, xấp xỉ năm 2015 và tăng mức khiêm tốn 6,27% năm 2016, đạt mức 4.579 tỷ đồng. Năm 2017 là năm khởi sắc của dư nợ cho vay trong hệ thống, tốc độ tăng trưởng nhanh 19,63%, đạt 2.821 tỷ đồng. Tốc độ tăng của dư nợ cho vay QTDND nhỏ hơn tốc độ tăng trưởng của tổng dư nợ, điều này khiến tỷ trọng dư nợ cho vay QTDND trong tổng dư nợ ngày càng giảm, từ 41,85% năm 2013 còn 28,26% năm 2017. Đặt trong bối cảnh tích lũy dân cư tăng và các QTDND sau hàng chục năm phát triển đã tạo được uy tín và có những nhân tố phát triển mới, thì việc các QTDND dần giảm phụ thuộc nguồn vốn vay của Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam là một xu hướng tất yếu. Tuy nhiên, Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam đã luôn đồng hành cùng các QTDND thành viên trong những lúc khó khăn, có nguy cơ mất an
Luận văn thạc sĩ Quản lý Kinh tế
toàn trong hoạt động, đây là điều mà chỉ có Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam làm được cho hệ thống QTDND. Theo đó, đối với các QTDND gặp khó khăn về nguồn vốn để chi trả tiền gửi, Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam cho vay hỗ trợ thanh khoản kịp thời đến các QTDND để chi trả cho người gửi tiền, giúp các QTDND vượt qua khó khăn tạm thời, nhờ đó nhiều quỹ được vực dậy và lớn mạnh. Bên cạnh đó, Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam đã phối hợp và hỗ trợ các QTDND trong công tác triển khai các sản phẩm cho vay đồng tài trợ, cho vay liên kết để hỗ trợ các QTDND mở rộng thị phần tín dụng, gia tăng giá trị thương hiệu trong lâu dài.
Dư nợ cho vay cá nhân và doanh nghiệp trong giai đoạn 2013-2017 thể hiện tín hiệu tăng trưởng tốt, tốc độ tăng trưởng 2 con số, dù có chậm lại. Năm 2014 và 2015, dư nợ cho vay cá nhân, doanh nghiệp tăng nhanh và khá đều đặn, đạt 9.488 tỷ đồng và 11.506 tỷ đồng, tương ứng tốc độ tăng trưởng 24,61% và 21,27%. Sang 2016-2017, đà tăng chậm hơn, 2016 đạt 13.329 tỷ đồng, tăng 15,84% và 2017 đạt mức 14.779 tỷ đồng với tốc độ tăng trưởngchỉ xấp xỉ 10%. Tỷ trọng dư nợ cho vay cá nhân, doanh nghiệp cho thấy xu hướng tăng, từ 54,92% năm 2013 đến trên 70%
trong giai đoạn 2014-2017 (cụ thể năm 2017 tỷ trọng lên tới 71,74%).
Theo loại nhóm nợ, qua các năm 2013-2017, nhờ sự nỗ lực và đồng lòng của tập thể cán bộ công nhân viên Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam, dư nợ các nhóm 3-
>5 có xu hướng giảm từ 327 tỷ đồng năm 2013 còn 251 tỷ đồng năm 2017, nhờ đó tỷ trọng dư nợ các nhóm 3->5 cũng giảm dần. Năm 2013, tỷ trọng nợ xấu là 2,36%, sang 2014 - 2016 chỉ còn lần lượt là 1,98%; 1,6%; 1,33% và 2017 thì tỷ lệ này được kiểm soát tại 1,22%.
2.1.3.3. Hoạt động dịch vụ
Dịch vụ thanh toán
Với vai trò đầu mối cung cấp các sản phẩm dịch vụ cho các QTDND, năm 2013-2014, Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam tiếp tục triển khai dịch vụ chuyển tiền cho các QTDND thông qua Dự án QTDND – Ngân hàng điện tử (CF – eBank) nhằm cung cấp dịch vụ ngân hàng giúp các QTDND vượt qua những hạn chế về
Luận văn thạc sĩ Quản lý Kinh tế