Những hạn chế và nguyên nhân

Một phần của tài liệu Ths hoàn thiện phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp phục vụ hoạt động cho vay tại ngân hàng hợp tác xã việt nam (Trang 87 - 92)

Chương 2. THỰC TRẠNG PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP PHỤC VỤ HOẠT ĐỘNG CHO VAY TẠI NGÂN HÀNG HỢP TÁC XÃ VIỆT NAM

2.5. Đánh giá thực trạng hoạt động phân tích báo cáo tài chính khách hàng

2.5.2. Những hạn chế và nguyên nhân

- Một số hồ sơ xin vay vốn, trong đó có các BCTC do Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam thẩm định chưa đảm bảo tính hiệu quả về mặt thời gian, đặc biệt là đối với các DN lớn, hay không phải là khách hàng truyền thống của Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam. Thực trạng này có thể được lý giải là do Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam gặp khó khăn trong việc thu thập, xác nhận thông tin đầu vào để thẩm định, hay cần phải bổ sung thêm một số bước để đảm bảo cho kết quả thẩm định được chính xác... Tuy nhiên, việc chậm trễ cũng đã gây ra không ít khó khăn cho các DN vì gia tăng chi phí, thậm chí làm lỡ mất cơ hội đầu tư và cũng gây ra những tốn kém trong chính hoạt động của Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam.

- Công tác thẩm định và phân tích tình hình tài chính của các DN hoạt động trong những lĩnh vực chuyên ngành như y tế, khai khoáng.... tại Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam còn nhiều hạn chế. Vì vậy, cơ cấu các DN, các dự án cho vay chưa đa dạng, chỉ tập trung vào một vài lĩnh vực như chế biến nông sản, thủy sản, vật liệu xây dựng.... Điều này cũng có nghĩa là độ phân tán rủi ro trong hoạt động cho vay của Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam vẫn còn hạn chế.

- Quy trình phân tích BCTC của DN được thực hiện trong giai đoạn trước, trong và sau khi cho vay, song hầu hết chỉ chú trọng tới giai đoạn thẩm định ban đầu. Công tác tái thẩm định tình hình tài chính của DN, tình hình sử dụng vốn,... sau khi Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam tiến hành giải ngân vốn còn chưa được quan tâm và thực hiện thường xuyên suốt quá trình cho vay.

Luận văn thạc sĩ Quản lý Kinh tế

- Nguồn thông tin mà cán bộ thẩm định sử dụng để thẩm định và phân tích tài chính DN còn nhiều hạn chế, độ tin cậy chưa cao. Đặc biệt là các BCTC do DN cung cấp có phần lớn là chưa qua kiểm toán, nên rất khó để CBTD xác định lại độ chính xác và cập nhật của các thông tin này. Nguồn thông tin không được các cơ quan độc lập chứng nhận, do đó dễ gây ra tình trạng gian lận từ phía khách hàng để việc vay vốn của mình được thuận lợi hơn, dễ gây ra sai lệch trong quá trình đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh và tình hình tài chính của DN và gây nhầm lẫn trong quyết định cho vay của Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam.

- Trong phân tích BCTC phục vụ cho quá trình thẩm định để cấp tín dụng ngân hàng đã đi sâu phân tích về bảng cân đối kế toán và báo cáo kết quả kinh doanh của DN, trong khi đó báo cáo lưu chuyển tiền tệ chưa được khai thác nhiều, một phần cũng là do thực trạng của nhiều DN hiện nay ở nước ta chưa chú trọng đến công tác lập báo cáo lưu chuyển tiền tệ và khi cung cấp cho ngân hàng nhiều DN không có báo cáo lưu chuyển tiền tệ.

2.5.2.2. Nguyên nhân của những tồn tại trên

- Về thực hiện quy trình phân tích BCTC trong thẩm định cho vay: Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam đã xây dựng cho toàn hệ thống một bộ quy trình thẩm định tín dụng và hướng dẫn các bước phân tích BCTC của DN. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện, một số nội dung phân tích vẫn chưa được đảm bảo, dẫn đến kết quả thẩm định có tính chính xác chưa cao, cụ thể:

+ Về việc xác minh thông tin trên BCTC do DN cung cấp: Đối với các BCTC DN chưa được kiểm toán độc lập, nhiều trường hợp CBTD tại Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam vẫn chưa tìm cách xác thực lại thông tin như xuống khảo sát DN, kiểm tra sổ sách, chứng từ gốc.

+ Về tài liệu sử dụng cho phân tích: đa phần trong các trường hợp xin vay vốn, CBTD chỉ phân tích BCĐKT và BCKQKD, chưa chú trọng đến BCLCTT.

Trong khi BCLCTT phản ánh khả năng tạo tiền mặt thực tế của DN, là nguồn bù đắp nợ vay ngân hàng.

+ Về nội dung, chỉ tiêu phân tích: Những chỉ tiêu liên quan đến dòng tiền và BCLCTT của DN gần như chưa được sử dụng vào phân tích. Một số chỉ tiêu về cơ

Luận văn thạc sĩ Quản lý Kinh tế

cấu tài sản cũng không được sử dụng. Điều đó dẫn đến việc đánh giá khả năng tạo tiền và duy trì nguồn tiền ổn định cũng như năng lực sản xuất kinh doanh của DN còn bị hạn chế.

- Về công tác tổ chức quy trình thẩm định:

+ Hiện tại, quy trình thẩm định tập trung định hướng luân chuyển hồ sơ từ khâu thẩm định cho đến vận hành theo hình thức IT hóa. Tuy nhiên do hệ thống còn đang trong quá trình đồng bộ hóa nên việc luân chuyển chưa thực sự hiệu quả. Việc trình ký hồ sơ còn cần phối hợp giữa trình online và trình hồ sơ bản cứng, dẫn đến việc luân chuyển hồ sơ cần thêm thời gian cho việc scan tài liệu, upload lên hệ thống thì mới có thể vận hành được.

+ CBTD, cán bộ thẩm định và chuyên viên phân tích BCTC chưa có sự phân chia rõ ràng. Mỗi cán bộ vẫn phải đảm nhiệm nhiều khâu công việc khác nhau của quy trình tín dụng, hay phụ trách nhiều đối tượng DN có đặc trưng hoạt động kinh doanh khác biệt. Hậu quả là các cán bộ bị quá tải và không có điều kiện tập trung chuyên sâu vào một số đối tượng DN chủ yếu (như DN vừa và nhỏ hay DN hoạt động trong một ngành kinh doanh cụ thể như xây dựng và vật liệu xây dựng, nông nghiệp...)

- Về đội ngũ cán bộ thẩm định của Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam: phần lớn CBTD còn khá trẻ, có ít nhiều kinh nghiệm trong hoạt động phân tích BCTC DN, trong khi khối lượng hồ sơ xin vay vốn cần phân tích tài chính và thẩm định tương đối lớn và rất đa dạng trên nhiều lĩnh vực. Vì vậy, đôi khi các quy trình thẩm định và phân tích BCTC chưa được thực hiện chặt chẽ và khó tránh khỏi những sai sót nhất định làm ảnh hưởng tới độ chính xác của công tác thẩm định tín dụng sau này.

- Về nguồn thông tin phục vụ phân tích BCTC DN:

+ Việc tổng hợp thông tin, đánh giá xếp loại DN thông qua các chỉ tiêu tài chính tại nước ta chưa có cơ quan nào chính thức thực hiện. Nếu có sẵn những thông tin đáng tin cậy như vậy thì việc thẩm định năng lực tài chính khách hàng thông qua BCTC sẽ được thực hiện thuận lợi, độ tin cậy cao hơn từ đó dẫn tới những quyết định tín dụng đúng đắn hơn.

Luận văn thạc sĩ Quản lý Kinh tế

+ Quan hệ giữa các Chi nhánh Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam cũng như giữa các ngân hàng thương mại chặt chẽ, chưa có sự phối hợp, hỗ trợ lẫn nhau trong thẩm định tín dụng nên cũng gây ra không ít khó khăn trong việc thu thập thông tin khách hàng. Ví dụ như với các BCTC chưa được kiểm toán, ngân hàng khó có thể thực hiện kiểm tra chéo, đối chiếu với thông tin của ngân hàng khác về DN hoặc đối tác của DN. Bên cạnh đó, vai trò cung cấp những thông tin về tình hình, xu hướng phát triển các ngành kinh tế từ phía Nhà nước, các cơ quan Bộ ngành có liên quan còn chưa cao, chưa kịp thời nên các ngân hàng thiếu căn cứ tham khảo để đánh giá tình hình tài chính của DN.

- Về phía DN xin vay vốn:

+ Có một số DN không muốn công khai tình hình tài chính của mình do đó cán bộ thẩm định rất khó tiếp cận để khai thác thông tin hay kiểm tra tính đúng đắn của các BCTC.

+ Tài liệu chủ yếu mà cán bộ thẩm định sử dụng để xem xét đánh giá đơn vị xin vay là các BCTC của đơn vị xin vay. Tuy nhiên, thực tế có một số DN thực hiện quyết toán muộn, có doanh nghiệp lại lập 2 loại BCTC khác nhau (một dùng cho nội bộ, một dùng cho các đối tượng bên ngoài). Hơn thế nữa, phần lớn các DN khách hàng của Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam vẫn chưa sử dụng các dịch vụ kiểm toán độc lập nên tính chân thực của các báo cáo tài chính không được kiểm nghiệm. Vì vậy cũng gây rất nhiều khó khăn cho công tác thẩm định tài chính của Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam.

Luận văn thạc sĩ Quản lý Kinh tế

Tiểu kết chương 2

Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam là một TCTD uy tín, thu hút được nhiều khách hàng và đạt hiệu quả hoạt động cao. Chương 2 của đề tài đã đi sâu phân tích công tác phân tích BCTC trong thẩm định cho vay với khách hàng DN tại Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam. Từ đó chỉ ra những kết quả đạt được, cùng những hạn chế và nguyên nhân của hạn chế đó trong công tác phân tích BCTC phục vụ thẩm định tín dụng của ngân hàng. Trên cơ sở đó, đề tài sẽ đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả và hoàn thiện công tác phân tích BCTC DN xin vay vốn tại ngân hàng.

Luận văn thạc sĩ Quản lý Kinh tế

Chương 3

GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP PHỤC VỤ MỤC ĐÍCH THẨM ĐỊNH CHO VAY TẠI NGÂN HÀNG

HỢP TÁC XÃ VIỆT NAM

Hoạt động thẩm định tín dụng nói chung và công tác phân tích BCTC DN xin vay vốn nói riêng có ảnh hưởng quyết định và trực tiếp đến các khoản cho vay, từ đó ảnh hưởng đến lợi nhuận và sự an toàn trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Do đó, nâng cao chất lượng phân tích BCTC DN là nhiệm vụ cấp bách và thường xuyên của mỗi ngân hàng.

Một phần của tài liệu Ths hoàn thiện phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp phục vụ hoạt động cho vay tại ngân hàng hợp tác xã việt nam (Trang 87 - 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)