Chương 2. THỰC TRẠNG PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP PHỤC VỤ HOẠT ĐỘNG CHO VAY TẠI NGÂN HÀNG HỢP TÁC XÃ VIỆT NAM
3.2. Một số giải pháp hoàn thiện công tác phân tích báo cáo tài chính khách hàng doanh nghiệp trong thẩm định cho vay tại Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam
Hoạt động thẩm định tín dụng nói chung và công tác phân tích BCTC DN xin vay nói riêng có ảnh hưởng quyết định và trực tiếp đến các khoản cho vay, từ đó ảnh hưởng đến lợi nhuận và sự an toàn trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng.
Do đó, nâng cao chất lượng phân tích BCTC DN là nhiệm vụ cấp bách và thường xuyên của mỗi ngân hàng. Để hoàn thiện công tác phân tích BCTC phục vụ phê duyệt cho vay, Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam cần tích cực, chủ động thực hiện những giải pháp sau:
3.2.1. Hoàn thiện dữ liệu và phương pháp phân tích báo cáo tài chính khách hàng doanh nghiệp trong thẩm định cho vay tại Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam
- Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam cần rà soát lại và thường xuyên cập nhật để hoàn thiện hệ thống văn bản nội bộ hướng dẫn thu thập dữ liệu và sử dụng phương pháp phân tích báo cáo tài chính DN để cung cấp, phổ biến đến toàn bộ các CBTD, cán bộ thẩm định. Những văn bản nội bộ này không chỉ là định hướng thực hiện cho công tác phân tích BCTC trong thực tế mà còn là tài liệu đào tạo, tập huấn cho nhân viên mới, hoặc đào tạo định kỳ.
- Ngân hàng cần đa dạng hóa các phương pháp và chỉ tiêu phân tích áp dụng:
cần tổng kết các tỷ lệ tài chính trung bình cho từng ngành để tạo thuận lợi cho công tác thẩm định tài chính ở mỗi Chi nhánh Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam, việc dựa trên tỷ lệ trung bình ngành để đánh giá, xếp hạng tín dụng cho DN sẽ chính xác hơn.
Bên cạnh đó, Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam cần tích luỹ các chỉ tiêu tài chính thực tế của các khách hàng và sưu tầm những chỉ tiêu của các ngân hàng bạn để điều chỉnh bảng xếp hạng tín dụng khách hàng theo những thay đổi của nền kinh tế.
Luận văn thạc sĩ Quản lý Kinh tế
Tập hợp các thông tin về chất lượng phát triển của nền kinh tế, của các ngành kinh doanh, cũng như tình hình và hiệu quả hoạt động của các ngành trong cả nước và xây dựng thành hệ thống thông tin thực tiễn từng ngành và đưa lên mạng nội bộ.
- Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam là một trong số những ngân hàng đi tiên phong trong việc phát hành Cẩm nang Tín Dụng và xây dựng Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ. Tuy nhiên cùng với sự biến động thường xuyên của nền kinh tế và thị trường, ngân hàng cần thường xuyên cập nhật và đổi mới những quy định, thông tin trong các tài liệu này để CBTD và chuyên viên thẩm định tài chính có thể lấy đó làm căn cứ cho hoạt động thẩm định của mình.
3.2.2. Hoàn thiện quy trình phân tích báo cáo tài chính khách hàng doanh nghiệp trong thẩm định cho vay tại Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam
Để đảm bảo chất lượng phân tích BCTC DN phục vụ hoạt động cho vay tại Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam được đồng đều và chính xác, Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam cần hoàn thiện quy trình phân tích BCTC và có hướng dẫn cụ thể về công tác này. Dựa trên điều kiện thực tế của Ngân hàng cũng như các đặc điểm của khách hàng, cộng thêm kinh nghiệm tham khảo mà Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam có thể tiến hành điều chỉnh quy trình cho phù hợp sao cho đơn giản mà hiệu quả nhất.
Khi đã có những văn bản nội bộ hướng dẫn về quy trình thẩm định tín dụng và phân tích BCTC khách hàng, Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam cần phổ biến tới các CBTD, tiến hành đào tạo, tập huấn nếu cần thiết. Đồng thời, Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam cần tiến hành đánh giá lại và cập nhật thường xuyên các quy định, hướng dẫn trong văn bản này để đảm bảo đáp ứng được những yêu cầu phát triển mới.
Tập trung hơn nữa vào giai đoạn phân tích tài chính DN trong và sau khi cho vay: đưa ra quy trình hợp lý, rõ ràng để hỗ trợ CBTD trong việc phân tích.
3.2.3. Hoàn thiện nội dung phân tích báo cáo tài chính khách hàng doanh nghiệp trong thẩm định cho vay tại Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam
- Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam cần tiến hành kiểm tra thường xuyên và rà soát lại cách tính toán các chỉ tiêu được sử dụng để phân tích BCTC nhằm tìm ra
Luận văn thạc sĩ Quản lý Kinh tế
những thiếu sót, bất hợp lý để bổ sung, thay đổi cho phù hợp. Công việc này phải được tiến hành bởi những cán bộ trực tiếp tham gia phân tích và thẩm định, bởi họ có kinh nghiệm thực tiễn, hiểu được bản chất công việc và đặc điểm khách hàng.
Bên cạnh đó, cần bổ sung việc sử dụng các chỉ tiêu đánh giá cơ cấu tài sản để xem xét năng lực sản xuất kinh doanh của khách hàng.
- Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam cũng cần hoàn thiện việc phân loại DN, xếp hạng khách hàng dựa trên những tỷ số tính được từ BCTC, bằng cách xem xét việc phân trọng số cho các chỉ tiêu tài chính một cách phù hợp với đặc thù khách hàng. Đồng thời Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam cần xây dựng hệ thống chỉ tiêu trung bình ngành dựa trên đặc điểm thực tế của các DN khách hàng cho từng ngành kinh doanh để có cơ sở đánh giá các tỷ số của doanh nghiệp chính xác hơn.
- Tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra đối với việc thực hiện các quy định trong khâu thẩm định tín dụng nói chung và hoạt động phân tích BCTC khách hàng nói riêng. Bởi đây là khâu quan trọng, nền tảng để đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của DN, từ đó xác định được khả năng trả nợ của khách hàng và những rủi ro tiềm ẩn trong hoạt động của DN nhằm đảm bảo an toàn và sinh lời trong hoạt động cho vay tại ngân hàng.
- Ngân hàng cũng cần đẩy mạnh hoạt động và đầu tư trang thiết bị cho Trung tâm đào tạo cũng như thường xuyên tổ chức các khoá học ngắn hạn, các lớp tập huấn chuyên sâu về thẩm định tài chính trên cơ sở phân tích BCTC, tổ chức đi tập huấn, trao đổi kinh nghiệm công tác phân tích, thẩm định tài chính nhằm nâng cao năng lực thẩm định tín dụng nói chung và phân tích BCTC DN nói riêng trong toàn hệ thống.
- Các TCTD và ngân hàng trên thế giới đang sáng tạo và áp dụng nhiều phương pháp mới trong thẩm định năng lực tài chính dựa trên việc phân tích BCTC của khách hàng. Do đó, Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam nên tích cực nghiên cứu, tìm hiểu và chủ động lựa chọn phương pháp phân tích BCTC phù hợp, có hiệu quả và hợp lý nhất với điều kiện thực tế.
Luận văn thạc sĩ Quản lý Kinh tế
- Bên cạnh đó, Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam cần hoàn thiện thêm về nội dung thang điểm trong nội dung văn bản nội bộ hướng dẫn thực hiện xếp hạng tín dụng.
Qua các chỉ tiêu hệ thống xếp hạng sử dụng thì các dữ liệu trong BCLCTT không được sử dụng. Do vậy để đánh giá khả năng hoạt động liên tục của DN, cũng như khả năng thanh toán và nguồn lực tài trợ cho việc thanh toán từ vốn của DN hay vốn từ bên ngoài; số tiền thu được từ mỗi hoạt động trong DN có đủ để trang trải cho mục đích chi của chính hoạt động đó hay là sự hỗ trợ vốn giữa các hoạt động... Thực tế những dòng tiền thu được sẽ là nguồn để DN chi trả khoản vay cho ngân hàng. Ngân hàng nên bổ sung các chỉ tiêu phân tích của BCLCTT vào thang điểm đánh giá bằng cách giảm tỷ trọng điểm của nhóm chỉ tiêu tài chính, cụ thể hơn là nhóm chỉ tiêu thanh khoản (10%) để chuyển điểm sang cho chỉ tiêu của BCLCTT.
Hiện tại BCLCTT chưa được các DN coi trọng trong quá trình lập BCTC, tuy nhiên đây là một báo cáo quan trọng giúp những người lãnh đạo nắm bắt được khả năng thanh toán và dòng tiền ra vào của các hạng mục kinh doanh của DN mình. Đặc biệt khi phân tích BCLCTT trong thẩm định cho vay, CBTD cần chú ý trong báo cáo là các khoản thu chi lớn hay bất thường, xác định nguyên nhân và ảnh hưởng của chúng tới dòng tiền của DN cũng như quy mô và tính ổn định của các dòng tiền ra vào DN. Đồng thời, cán bộ thẩm định cũng cần xem xét dòng tiền thuần từ hoạt động là dương hay âm, nguyên nhân của tình trạng đó là tiêu cực hay tích cực. Ví dụ, nếu dòng tiền thuần từ hoạt động kinh doanh là âm, chứng tỏ khả năng sinh lời của DN, trước hết là khả năng tiêu thụ sản phẩm có vấn đề, nên không đủ bù đắp chi phí hoạt động. Tuy nhiên dòng tiền từ hoạt động đầu tư âm lại có thể là do DN đang trong giai đoạn tăng trưởng mạnh và đang mở rộng quy mô hoạt động nên cần đầu tư nhiều vào tài sản cố định.
Luận văn thạc sĩ Quản lý Kinh tế