Tình hình hoạt động kinh doanh của Chi nhánh trong những năm gần đây

Một phần của tài liệu Phát triển sản phẩm cho vay mua nhà ở tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam – chi nhánh thành đô (Trang 33 - 39)

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM CHO VAY MUA NHÀ Ở TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM –

2.1 Giới thiệu chung về Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam –

2.1.3 Tình hình hoạt động kinh doanh của Chi nhánh trong những năm gần đây

Bảng 2.1: Cơ cấu nguồn huy động vốn của Chi nhánh Thành Đô

Đơn vị: tỷ đồng

Chỉ tiêu Năm

2012

Năm 2013 Năm 2014

Giá trị

Tăng/giảm so

với năm 2012 Giá trị Tăng/giảm so với năm 2013 Tổng nguồn vốn huy

động

5.878 6.889 17.2% 7.505 8.9%

1. Theo khách hàng - Dân cư

Tỷ trọng 2.051

34.9% 2.362

34.3% 15.1% 2.779

37% 17.6%

- Tổ chức kinh tế Tỷ trọng

3.733 63.5%

3.924 56.9%

5.1% 4.097 54.5%

4.4%

- Tổ chức tài chính

Tỷ trọng 94

1.6% 603

8.8% 541% 629

8.5% 4.3%

2. Theo sản phẩm -Tiền gửi

Tỷ trọng 5.460

92.9% 6.283

91.2% 27,2% 6.873

91.6% 6.1%

- Giấy tờ có giá Tỷ trọng

418 7.1%

606 8.8%

44.9% 632

8.4%

4.2%

3. Theo kì hạn - Không kì hạn

Tỷ trọng 254

4.3% 310

4.5% 22% 278

3.7% -10.3%

- Ngắn hạn Tỷ trọng

4.392 74.7%

4.734 68.7%

7.8% 5.735 76.4%

21.1%

- Trung và dài hạn

Tỷ trọng 1.232

21% 1.845

26.8% 49,8% 1.492

19.9% -19%

( Nguồn: Báo cáo KQKD năm 2012, 2013, 2014, phòng Kế hoạch tổng hợp BIDV chi nhánh Thành Đô)

Qua bảng số liệu trên ta thấy, hoạt động huy động vốn của chi nhánh trong giai đoạn 2012 – 2014 không ngừng tăng trưởng qua các năm. Cụ thể, tổng số vốn huy động được vào năm 2012 là 5.878 tỷ đồng, năm 2013 là 6.889 tỷ đồng (tăng 17.02%

so với năm 2012) và năm 2014 là 7.505 tỷ đồng (tăng 8.9% so với năm 2013).

Cơ cấu của nguồn vốn cũng tương đối ổn định qua các năm, thể hiện là:

- Tỷ lệ vốn huy động từ các Tổ chức kinh tế và cá nhân đều tăng mạnh đặc biệt là tiền gửi của tổ chức kinh tế luôn chiếm một tỉ trọng lớn trong cơ cấu nguồn vốn huy động, năm 2012 chiếm tới 63.5%, năm 2014 là 54.5%.

27

Luận văn thạc sĩ Kinh tế

- Đối tượng tiền gửi là các Tổ chức Tài chính cũng tăng mạnh qua các năm, từ năm 2012 chỉ có 94 tỷ đồng đến năm 2013 là 603 tỷ và vẫn giữ con số tương đương trong năm 2014, chứng tỏ Chi nhánh đã ngày càng có uy tín và có nhiều chính sách để thu hút nguồn vốn tiền gửi từ mọi đối tượng của nền kinh tế.

Trong những năm qua, nguồn vốn ngắn hạn vẫn giữ vai trò chủ yếu do tính linh hoạt của nó, đặc biệt vào năm 2014 vừa qua, nguồn vốn ngắn hạn đạt 5.735 nghìn tỷ đồng chiếm 76.4% tổng nguồn vốn. Điều này xuất phát từ việc Chi nhánh đã triển khai ứng dụng công nghệ thanh toán SIBS, cung cấp các dịch vụ thanh toán cho khách hàng một cách nhanh nhất và chất lượng nhất. Ngay cả những tháng đầu năm 2014, khi tình hình lãi suất biến động rất phức tạp, Chi nhánh đã thực hiện nhanh chóng các chính sách về lãi suất của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam trong việc tăng lãi suất để thu hút tiền gửi ngắn hạn từ dân cư, cùng với đấy là hàng loạt các chương trình khuyến mãi để níu giữ các khách hàng cũ cũng như kêu gọi các khách hàng tiềm năng.

2.1.3.2 Hoạt động bảo lãnh

Bảo lãnh là một trong những sản phẩm được ngân hàng cung cấp từ năm 1995 và không ngừng mở rộng trong những năm gần đây với các hình thức đa dạng như bảo lãnh dự thầu, bảo lãnh chất lượng sản phẩm, bảo lãnh thực hiện hợp đồng, bảo lãnh hoàn trả tiền ứng trước, bảo lãnh phát hành trái phiếu v.v…Đến nay, cùng với việc đa dạng hóa các loại hình bảo lãnh, Chi nhánh đã mở rộng thị trường, duy trì nền khách hàng cũ, tìm kiếm các khách hàng mới, số lượng khách hàng cùng doanh số bảo lãnh đã tăng lên và đem lại nguồn thu nhập từ phí bảo lãnh đáng kể cho Chi nhánh trong thời gian qua.

2.1.3.3 Hoạt động tài trợ thương mại - Hoạt động thanh toán quốc tế

Sau gần 10 năm Chi nhánh thực hiện nghiệp vụ thanh toán quốc tế và đã bước đầu đáp ứng được nhu cầu của khách hàng và tìm kiếm được nhiều đối tác mới đáng tin cậy... Hoạt động thanh toán quốc tế tại Chi nhánh cũng có sự tăng trưởng nhanh chóng đã góp phần làm tăng uy tín của ngân hàng và góp phần thúc

28

Luận văn thạc sĩ Kinh tế

đẩy sự phát triển của các hoạt động khác, cung cấp gói dịch vụ khép kín cho khách hàng. Chi nhánh cũng đã tư vấn cho khách hàng trong việc lựa chọn các phương thức thanh toán quốc tế thuận tiện, nhanh chóng, chính xác cũng như cảnh báo các rủi ro trong hoạt động ngoại thương, thanh toán quốc tế. Từ đó, góp phần làm tăng uy tín của ngân hàng và tạo sự tin tưởng, tín nhiệm của khách hàng.

- Hoạt động thanh toán trong nước:

Đây là sản phẩm truyền thống và thường xuyên của bất cứ một ngân hàng nào. Hiện nay, Chi nhánh sử dụng 3 kênh thanh toán: Thanh toán bù trừ qua tài khoản tiền gửi tại Ngân hàng Nhà nước, thanh toán bù trừ điện tử qua tài khoản tiền gửi tại Ngân hàng Nhà nước, thanh toán điện tử qua tài khoản tiền gửi tại BIDV Việt Nam.

2.1.3.4 Hoạt động kinh doanh ngoại tệ

Thu dịch vụ ròng từ hoạt động kinh doanh ngoại tệ luôn chiếm tỷ trọng cao trên tổng thu dịch vụ ròng tại Chi nhánh (thường chiếm 1/3 tổng thu dịch vụ ròng).

Do đó, trong những năm qua Chi nhánh luôn chú trọng nâng cao đội ngũ cán bộ, tích cực cập nhật diễn biến của thị trường ngoại hối trong và ngoài nước, đảm bảo thông tin một cách nhanh chóng chính xác, giúp Chi nhánh chủ động trong việc tư vấn cho khách hàng. Năm 2011, tình hình tỷ giá ngoại tệ có nhiều biến động, tăng giảm đột ngột kéo theo sự gia tăng rủi ro cho cả khách hàng xuất khẩu lẫn nhập khẩu. Tuy nhiên, với những sản phẩm kinh doanh ngoại tệ đa dạng mà BIDV đang cung cấp, Chi nhánh đã luôn đáp ứng một cách tốt nhất nhu cầu ngoại tệ của khách hàng..

2.1.3.5 Hoạt động tín dụng của Chi nhánh a. Về tổng dư nợ

Hoạt động cho vay của BIDV Chi nhánh Thành Đô luôn luôn được điều hành chủ động, linh hoạt và kịp thời. Bên cạnh đó, hoạt động cho vay là một trong những nghiệp vụ có thế mạnh của chi nhánh. Hiện nay, Chi nhánh Thành Đô có tổng dư nợ cho vay cao thứ hai trên địa bàn Quận Long Biên sau chi nhánh BIDV Bắc Hà Nội.

29

Luận văn thạc sĩ Kinh tế

Bảng 2.2. Kết quả hoạt động cho vay của BIDV- Chi nhánh Thành Đô

Đơn vị: Tỷ đồng

Chỉ tiêu

31/12/2012 31/12/2013 31/12/2014 Số tiền Số tiền +/-% so với

năm 2012

Số tiền

+/-% so với năm 2013

Tổng dư nợ 4.253 4.750 11% 5.085 7%

Doanh số cho vay 3.116 3.288 5% 3.561 8%

Doanh số thu nợ 2.619 2.953 12.7% 3.126 6%

(Nguồn số liệu: Phòng Kế hoạch tổng hợp – NH TMCP ĐT&PT Thành Đô) Dư nợ cho vay tại Chi nhánh có mức tăng trưởng đều qua các năm và qua 3 năm 2012, 2013, 2014 tốc độ tăng trưởng trung bình của dư nợ vay là 9%. Tại thời điểm 31/12/2012, tổng dư nợ tại Chi nhánh chỉ là 4.253 tỷ đồng, đã tăng lên 5.085 tỷ đồng vào 31/12/2014 (tức là tăng khoảng 20%). Dù bị ảnh hưởng trực tiếp từ cuộc khủng hoảng kinh tế thời gian qua nhưng các khách hàng tại chi nhánh vẫn tích cực trong việc trả nợ ngân hàng, dẫn tới doanh số thu nợ cũng như doanh số giải ngân của chi nhánh qua các năm ngày một tăng.

b. Về cơ cấu dư nợ

Từ khi thành lập, BIDV có định hướng BIDV chi nhánh Thành Đô là chi nhánh bán buôn của hệ thống. Tuy nhiên, theo xu hướng phát triển của các ngân hàng hiện nay thì trong giai đoạn 2012-2014, danh mục cho vay theo nhóm khách hàng tại chi nhánh Thành Đô đã thay đổi theo hướng giảm dần tỷ trọng cho vay bán buôn, tăng dần tỷ trọng cho vay đối bán lẻ. Năm 2013, tỷ trọng cho vay các doanh nghiệp nhà nước của Chi nhánh là 46% và đã giảm xuống chỉ còn 35%

trong năm 2014, tỷ trọng dư nợ bán lẻ (cá nhân, hộ gia đình) trong năm 2012 chiếm tỷ trọng không đáng kể (khoảng 14% tổng dư nợ). Tuy nhiên đến thời điểm hiện tại chi nhánh cũng đã chú trọng đa dạng hóa khách hàng, đẩy mạnh hoạt động tiếp thị và cho vay đối với khách hàng là cá nhân, hộ gia đình với hình thức vay chủ yếu là vay tiêu dùng: mua nhà, mua ôtô, hỗ trợ du học… Kết quả là dư nợ bán

30

Luận văn thạc sĩ Kinh tế

lẻ năm 2014 đã tăng gấp gần 2 lần so với năm 2012, đạt 1.036 tỷ đồng, chiếm khoảng 20% tổng dư nợ.

Biểu đồ 2.1: Cơ cấu dư nợ theo thành phần kinh tế tại BIDV Chi nhánh Thành Đô qua các năm

c. Về tỷ lệ nợ xấu trong hoạt động tín dụng

Bảng 2.3: Tình hình nợ quá hạn của Chi nhánh Thành Đô

Đơn vị: tỷ đồng

Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014

Tổng dư nợ 4.253 4.750 5.085

Nợ quá hạn 123 156 184

Tỷ lệ nợ quá hạn/ Tổng dư nợ 2.9% 3.3% 3.6%

(Nguồn:Báo cáo kết quả kinh doanh, phòng kế hoạch tổng hợp, BIDV CN Thành Đô) Tiêu chí của Chi nhánh cũng như toàn ngân hàng là tăng trưởng tín dụng đi đôi với kiểm soát tỷ lệ nợ xấu. Tỷ lệ nợ xấu của Chi nhánh tuy có tăng qua các năm chủ yếu do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế, một số khách hàng tại chi nhánh chưa phục hồi sản xuất nhưng vẫn đang nằm trong tỷ lệ nợ xấu được cho phép của chi nhánh (thấp dưới 4%).

2.1.3.6 Tình hình tài chính và kết quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh từ năm 2012-2014

Là một chi nhánh cấp 1 của hệ thống Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam, Chi nhánh Thành Đô luôn luôn nhận thức được những cơ hội và thách thức trong hoạt động kinh doanh và hội nhập kinh tế quốc tế. Chi nhánh Thành Đô tọa lạc trên địa bàn Quận Long Biên, nơi đây có tốc độ phát triển kinh tế tương đối

31

Luận văn thạc sĩ Kinh tế

cao song cũng chịu sự cạnh tranh gay gắt của các tổ chức tín dụng trên địa bàn như:

Ngân hàng TMCP Công thương có 3 chi nhánh, 1 phòng giao dịch, 5 điểm giao dịch và 1 quỹ tiết kiệm, NH TMCP Ngoại thương có 1 chi nhánh, NH Nông nghiệp và Phát triển nông thôn VN có 4 chi nhánh và 2 điểm giao dịch và mạng lưới hoạt động của một số ngân hàng TMCP khác như: ACB, Techcombank, MB…

Tuy nhiên, được sự lãnh đạo, chỉ đạo của BIDV Việt Nam, được sự quan tâm của các cấp chính quyền trên địa bàn, đặc biệt là sự hợp tác hiệu quả của khách hàng và sự nỗ lực của tập thể cán bộ công nhân viên, Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Thành Đô đã đạt được những kết quả đáng khích lệ trong thời gian qua, đặc biệt trong hoạt động tín dụng. Khái quát tình hình tài chính và kết quả hoạt động kinh doanh từ tín dụng của Chi nhánh trong thời gian vừa qua, cụ thể như sau:

Bảng 2.4: Tình hình tài chính của BIDV Thành Đô giai đoạn 2012 – 2014 Chỉ tiêu Đơn vị tính Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014

Lợi nhuận trước thuế Tỷ đồng 137 118 102

Lợi nhuận sau thuế Tỷ đồng 110 95 82

Tổng tài sản Tỷ đồng 4.950 5.275 5.483

Tỷ lệ nợ xấu % 2.9 3.3 3.6

(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh các năm của Chi nhánh Thành Đô) Bảng 2.5: Kết quả hoạt động kinh doanh của BIDV Thành Đô giai đoạn 2012 – 2014

Chỉ tiêu

Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Tuyệt

đối (tỷđ)

Tỷ trọng

(%)

Tuyệt đối (tỷđ)

Tỷ trọng

(%)

Tuyệt đối (tỷđ)

Tỷ trọng

(%)

Tổng lợi nhuận sau thuế 110 100 95 100 82 100

LN từ tín dụng 72 65.4 62 65.2 51 62.2

- Tín dụng bán buôn 58 52.7 46 48.4 34 41.4

- Tín dụng bán lẻ 14 12.7 16 16.8 17 20.8

LN từ tài trợ thương mại 8 7.2 7 7.3 6 7.4

LN từ dịch vụ thẻ 21 19.1 18 18.9 18 21.9

LN từ dịch vụ khác 9 8.3 8 10.6 7 8.5

(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh các năm của Chi nhánh Thành Đô) Trong ba năm liền năm năm 2012, năm 2013 và năm 2014, Chi nhánh Thành

32

Luận văn thạc sĩ Kinh tế

Đô liên tục là một trong những chi nhánh có tổng tài sản lớn nhất hệ thống BIDV, lợi nhuận sau thuế năm 2012 đạt 110 tỷ đồng, nhưng các năm 2013 và 2014, lợi nhuận sau thuế có xu hướng giảm so với năm 2012, lần lượt còn 95 tỷ đồng và 82 tỷ đồng. Lý do có sự giảm sút như vậy là do nền kinh tế vẫn đang trong tình trạng suy thoái, nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn trong sản xuất kinh doanh đã ảnh hưởng đến hoạt động của các ngân hàng thương mại nói chung và của chi nhánh Thành Đô nói riêng. Đồng thời, năm 2013 và năm 2014 Chi nhánh còn phải trích lập dự phòng rủi ro lớn nên lợi nhuận sau thuế của Chi nhánh bị giảm sút nhiều.

Hoạt động tín dụng là hoạt động mang lại nhiều lợi nhuận nhất cho chi nhánh trong các năm qua với tỷ lệ trên 50% tổng lợi nhuận của chi nhánh. Lợi nhuận từ tín dụng bán buôn có xu hướng giảm xuống (từ 52,7% tổng lợi nhuận hoạt động tín dụng năm 2012 xuống còn 41,4% trong năm 2014), trong khi đó, lợi nhuận từ tín dụng bán lẻ lại có xu hướng tăng từ 12,7% tổng lợi nhuận tín dụng năm 2012 lên 20.8% trong năm 2014. Tỷ trọng lợi nhuận của các hoạt động khác có xu hướng ổn định qua các năm. Điều này phù hợp với xu hướng phát triển của chi nhánh là giảm dần tỷ trọng tín dụng bán buôn, tăng dần tỷ trọng tín dụng bán lẻ theo định hướng của BIDV Trung ương.

Nhìn chung, hoạt động kinh doanh của Chi nhánh Thành Đô là ổn định và phát triển qua các năm. Việc tăng trưởng đồng đều trên tất cả các mặt hoạt động tạo điều kiện cho Chi nhánh đa dạng hoá các loại hình sản phẩm, dịch vụ, hướng tới mô hình Ngân hàng hiện đại, từng bước hội nhập và phát triển bền vững.

Một phần của tài liệu Phát triển sản phẩm cho vay mua nhà ở tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam – chi nhánh thành đô (Trang 33 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)