CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM CHO VAY MUA NHÀ Ở TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM –
2.2 Thực trạng phát triển sản phẩm cho vay mua nhà ở tại Ngân hàng
2.2.2 Quy trình cho vay mua nhà ở tại BIDV Chi nhánh Thành Đô
Bước 1: Ngân hàng quảng cáo, tiếp thị
Trước tiên, ngân hàng phải quảng cáo, tiếp thị sản phẩm, dịch vụ của ngân hàng rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng nhằm giới thiệu các sản phẩm, dịch vụ này đến đông đảo khách hàng. Phương thức quảng cáo có thể được thực hiện đồng bộ trên các phương tiện thông tin đại chúng: tivi, đài, các báo, tạp chí, các bangrol, áp phích, tờ rơi hoặc nhân viên ngân hàng trực tiếp tiếp thị với khách hàng.
Bước 2: Khách hàng đề xuất nhu cầu vay vốn
Khách hàng đến ngân hàng sẽ tiếp xúc với cán bộ tín dụng trước tiên, cán bộ tín dụng sẽ tiến hành phỏng vấn sơ bộ khách hàng, cá nhân, hộ gia đình có mong muốn sử dụng sản phẩm cho vay mua nhà trả góp của ngân hàng. Nếu cán bộ tín dụng thấy các thông tin về khách hàng như thu nhập, tài sản đảm bảo, điều kiện khác không phù hợp với chính sách tín dụng, điều kiện của sản phẩm cho vay mua nhà… và có thể ra quyết định từ chối thì báo cáo với trưởng phòng tín dụng xem xét, quyết định trước khi thông báo với khách hàng.
Bước 3: Thẩm định các điều kiện tín dụng
Trên cơ sở hồ sơ khách hàng, hồ sơ khoản vay, cán bộ tín dụng nghiên cứu, thẩm định khoản vay theo những nội dung sau:
- Đối chiếu, xác minh các thông tin khách hàng, thông tin khoản vay, thông tin tài sản, khả năng vay trả… Trên có sở đó thực hiện chấm điểm xếp hạng đối với khách hàng mới và sửa đổi, bổ sung điểm xếp hạng đối với khách hàng cũ theo quy định của BIDV (nếu có).
- Đối chiếu, đánh giá các điều kiện trên với các quy định về điều kiện cho vay của chi nhánh Thành Đô
- Phân tích, đánh giá về phương án/dự án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, đầu 36
Luận văn thạc sĩ Kinh tế
tư và đời sống và khả năng vay trả của khách hàng để xác định hạn mức, thời gian, điều kiện… vay trả cho phù hợp.
- Bảo đảm tiền vay: Việc thẩm định về bảo đảm tiền vay thực hiện theo quy định của BIDV và các hướng dẫn
- Đánh giá toàn diện rủi ro đối với khách hàng (khách quan, chủ quan), rủi ro sản phẩm tín dụng… Trên cơ sở đó đề xuất các biện pháp, điều kiện phòng ngừa của khách hàng, của BIDV phù hợp, giảm tối đa rủi ro có thể xảy ra.
Bước 4: Phê duyệt cho vay
- Cán bộ tín dụng: Trình tờ thẩm định cùng toàn bộ hồ sơ vay vốn cho Trưởng phòng tín dụng (hoặc người được uỷ quyền)
- Trưởng phòng tín dụng (hoặc người được uỷ quyền): Kiểm tra, thẩm định lại toàn bộ hồ sơ và các tiêu chuẩn, điều kiện cho vay, tài sảm thế chấp,…theo quy định hiện hành. Trình Giám đốc ngân hàng duyệt.
- Giám đốc ngân hàng (hoặc người được uỷ quyền): Ra quyết định phê duyệt khoản vay (có thể yêu cầu phòng tín dụng khách hàng bổ sung hồ sơ, tài liệu trong trường hợp cần bổ sung điều kiện vay vốn,… hoặc thẩm định lại, bổ sung, chỉnh sửa nội dung tờ trình nếu cần). Hoặc nếu từ chối phải ghi rõ lý do vào tờ trình thẩm định, sau đó gửi lại phòng tín dụng cá nhân để soạn thảo văn bản trả lời khách hàng (do CBTD soạn thaỏ và Giám đốc ngân hàng kí).
Bước 5: Ký kết các Hợp đồng và thực hiện thủ tục liên quan
- Giám đốc ngân hàng (hoặc người được uỷ quyền) sẽ là người quyết định về HĐTD và hợp đồng bảo đảm tiền vay có phải đưa ra công chứng hay không.
- Khoản vay được phê duyệt, ngân hàng và khách hàng sẽ lập HĐTD và hợp đồng bảo đảm tiền vay ( nếu có).
- Soạn thảo nội dung HĐTD:
- CBTD soạn thảo văn bản. TPTD thực hiện xác nhận lại nội dung HĐTD.
- Kí kết HĐTD, hợp đồng bảo đảm tiền vay:
- Làm thủ tục giao nhận giấy tờ, tài sản bảo đảm tiền vay.
- Kiểm tra giấy tờ sau khi kí kết HĐTD, hợp đồng bảo đảm tiền vay.
37
Luận văn thạc sĩ Kinh tế
- Công chứng và đăng kí giao dịch bảo đảm
Bước 6: Giải ngân
CBTD kiểm tra, giám sát các điều kiện giải ngân, mục đích, đối tượng, căn cứ để giải ngân, số tiền và hạn mức được giải ngân đã được thỏa thuận trong HĐTD có lưu ý đến các biến động bất thường, xấu về tình hình tài chính của khách hàng
Bước 7 . Theo dõi, kiểm tra, đánh giá khách hàng, khoản vay:
Cán bộ tín dụng có trách nhiệm (thường xuyên hoặc định kỳ) theo dõi, đánh giá khách hàng vay, khoản vay, theo các nội dung:
- Kiểm tra mục đích sử dụng vốn, kiểm tra tình hình thực hiện cam kết, thực trạng tài sản bảo đảm tiền vay; khả năng trả nợ của khách hàng…và kịp thời phát hiện các rủi ro tiềm ẩn. Việc kiểm tra phải được lập thành văn bản và chuyển một bản lưu tại phòng quản lý rủi ro.
- Thực hiện phân loại nợ và thông báo cho phòng quản lý rủi ro để tính toán, trích lập dự phòng rủi ro theo quy định của BIDV.
- Đánh giá lại tài sản bảo đảm tiền vay theo quy định của BIDV.
Trong quá trình đánh giá, nếu phát hiện các dấu hiệu rủi ro, cán bộ tín dụng phải đề xuất biện pháp phòng ngừa và báo cáo trưởng phòng tín dụng và cấp có thẩm quyền quyết định tín dụng chỉ đạo, xử lý kịp thời.
Bước 8: Thanh lý hợp đồng tín dụng và lưu hồ sơ
Có thể nói, quy trình cho vay tại BIDV chi nhánh Thành Đô được hướng dẫn rất chi tiết và phân công trách nhiệm rõ ràng cho từng thành viên. Các bước thực hiện trình tự, logic do cán bộ tín dụng thực hiện, bên cạnh đó còn có sự kiểm tra giám sát của phòng quản trị tín dụng và cấp có thẩm quyền phê duyệt, đối với những khoản vay mới và có quy mô lớn còn có sự tham gia thẩm định của phòng quản lý rủi ro, thậm chí có thể tái thẩm định theo yêu cầu nếu có biểu hiện không chắc chắn. Quy trình gắn kết sự tham gia của nhiều người nên hạn chế được sai sót, và tránh tình trạng quan hệ cá nhân ảnh hưởng đến kết quả thẩm định khoản vay. So với các quy trình cho vay tham khảo tại các ngân hàng khác như ACB, Techcombank, Agribank hay Vietcombank thì hầu hết đều giống nhau về nội dung
38
Luận văn thạc sĩ Kinh tế
công việc và sự phân công tránh nhiệm. Tuy nhiên, tại ngân hàng ACB, Techcombank thì việc phân tích thẩm định trong nội bộ phòng khách hàng cá nhân có sự chuyên môn hoá từng công đoạn, như có tổ sẽ được phân công tiếp xúc tư vấn khách hàng, có tổ sẽ làm công tác thẩm định, tổ sẽ làm công tác kiểm soát, thu hồi nợ,..Như vậy, sẽ hạn chế sai sót và quá trình xử lý hồ sơ sẽ nhanh chóng hơn. Trong khi tại chi nhánh BIDV Thành Đô thì việc tiếp nhận, xử lý và theo dõi hồ sơ khách hàng lại theo từng cán bộ tín dụng, khi thẩm định cán bộ tín dụng thường phải tự mình đi thu thập tài liệu nên quá trình xét duyệt cho vay còn chậm, có thể xảy ra nhiều sai sót đòi hỏi trình độ chuyên môn của cán bộ tín dụng phải cao. Bên cạnh đó, hiện nay số lượng cán bộ tín dụng tại phòng khách hàng cá nhân của chi nhánh còn hạn chế gồm 5 cán bộ chuyên môn, 2 phó phòng tín dụng, 1 trưởng phòng như vậy áp lực công việc là rất lớn.