CHƯƠNG 1 LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ TỔ CHỨC KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TRONG DOANH NGHIỆP XÂY LẮP
1.5. ĐÁNH GIÁ SẢN PHẨM DỞ DANG CUỐI KỲ
Đánh giá sản phẩm dở dang là việc tính toán xác định chi phí sản xuất của các sản phẩm dở dang. Việc đánh giá sản phẩm dở dang có ý nghĩa quan trọng trong công tác kế toán chi phí và giá thành sản phẩm xây lắp, đánh giá sản phẩm dở dang chính xác sẽ làm cho công tác tính giá thành chính xác và ngược lại. Tùy thuộc vào đặc điểm của doanh nghiệp để có thể lựa chọn phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang phù hợp.
1.5.1. Đánh giá sản phẩm dở theo chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
Theo phương pháp này, chi phí sản phẩm dở dang chỉ tính phần chi phí NVL chính trực tiếp còn các chi phí khác tính hết cho sản phẩm hoàn thành và được xác định như sau:
- Đối với các doanh nghiệp quá trình sản xuất chỉ gồm một giai đoạn công nghệ sản xuất hoặc quy trình sản xuất phải trải qua nhiều giai đoạn chế biến liên tục thì giá trị sản phẩm dở dang ở giai đoạn đầu được xác định theo công thức:
Dđk + Cnlp
Dck = (1.1) Sh + Sd
Trong đó:
Dđk; Dck: chi phí sản xuất dở dang đầu kỳ và dở dang cuối kỳ Cnlp: chi phí NVL chính trực tiếp phát sinh trong kỳ
Sh: số lượng sản phẩm hoàn thành trong kỳ Sd: số lượng sản phẩm dở cuối kỳ
- Những doanh nghiệp có quy trình công nghệ phức tạp kiểu chế biến liên tục, sản phẩm làm ra phải trải qua nhiều giai đoạn chế biến thì giá trị sản phẩm dở dang ở các giai đoạn sau được xác định dựa vào giá thành nửa thành
Luận văn thạc sĩ Quản lý Kinh tế
phẩm giai đoạn trước chuyển sang và chi phí nguyên vật liệu chính trực tiếp của giá đoạn đó.
Phương pháp này tính toán đơn giản nhưng độ chính xác không cao do không tính cho sản phẩm dở ở các giai đoạn trước; áp dụng thích hợp với những doanh nghiệp sản xuất sử dụng NVL chính trực tiếp chiếm tỷ trọng lớn trong chi phí sản xuất, khối lượng sản phẩm dở ít và ổn định giữa các kỳ.
1.5.2. Đánh giá sản phẩm dở theo khối lượng sản phẩm hoàn thành tương đương
Theo phương pháp này, tất cả chi phí sản xuất phát sinh đều được tính cho sản phẩm dở. Việc tính toán,phân bổ chi phí sản xuất cho sản phẩm dở
được thực hiện theo hai bước:
Bước 1: căn cứ vào khối lượng sản phẩm dở dang cuối kỳ và mức độ hoàn thành của nó để quy đổi ra khối lượng sản phẩm hoàn thành tương đương.
Bước 2: căn cứ khối lượng sản phẩm hoàn thành và khối lượng sản phẩm đã quy đổi ở bước 1 để phân bổ từng khoản chi phí sản xuất theo nguyên tắc sau:
- Đối với các chi phí bỏ vào một lần từ đầu quy trình công nghệ sản xuất thì phần chi phí sản xuất tính cho sản phảm dở dang được thực hiện theo công thức (1.1)
- Đối với các chi phí bỏ vào dần vào quá trình sản xuất thì phần chi phí sản xuất tính cho sản phảm dở dang được thực hiện theo công thức:
Dđk + Cp
Dck = (1.2) Sh + Sq
Trong đó:
Dđk; Dck: Chi phí sản xuất dở dang đầu kỳ và dở dang cuối kỳ Cp: Chi phí phát sinh trong kỳ
Luận văn thạc sĩ Quản lý Kinh tế
Sh: Số lượng sản phẩm hoàn thành trong kỳ Sd: số lượng sản phẩm dở cuối kỳ đã quy đổi
Đối với doanh nghiệp có quy trình công nghệ phức tạp kiểu liên tục thì từ giai đoạn thứ hai trở đi các chi phí nửa thành phẩm bước trước chuyển sang được tính là chi phí bỏ vào một lần từ đầu quy trình công nghệ của giai đoạn này.
Phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang theo khối lượng sản phẩm hoàn thành tương đương đảm bảo độ chính xác cao hơn song khối lượng tính toán cần nhiều hơn và phức tạp.
1.5.3. Đánh giá sản phẩm dở theo chi phí định mức
Theo phương pháp này, dựa vào khối lượng sản phẩm dở dang đã kiểm kê xác định ở từng công đoạn sản xuất và định mức từng khoản mục chi phí ở
từng công đoạn sản xuất tương ứng cho từng đơn vị sản phẩm để tính chi phí định mức của khối lượng sản phẩm dở dang ở từng công đoạn, sau đó tổng hợp lại cho từng loại sản phẩm.
- Đối với các chi phí bỏ vào một lần từ đầu quy trình công nghệ sản xuất thì chi phí định mức cho 1 đơn vị sản phẩm dở dang bằng định mức chi phí sản xuất 1 đơn vị sản phẩm hoàn thành.
- Đối với các chi phí bỏ dần theo mức độ chế biến thì phần chi phí sản xuất tính cho sản phẩm dở dang phải căn cứ vào tỷ lệ chế biến hoàn thành của sản phẩm dở dang đó.
Phương pháp này áp dụng phù hợp với doanh nghiệp thực hiện hệ thống kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm theo định mức.
Đối với các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xây lắp, việc đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ phụ thuộc vào phương thức thanh toán giữa các bên giao thầu (bên A) với bên nhận thầu (bên B), đồng thời phụ thuộc vào đối tượng tính giá thành mà doanh nghiệp xây lắp lựa chọn.
Luận văn thạc sĩ Quản lý Kinh tế
Xác định giá trị sản phẩm xây lắp dở dang cuối kỳ như sau:
Trường hợp quy định thanh toán công trình, hạng mục công trình hoàn thành toàn bộ, đối tượng tính giá thành là công trình, hạng mục công trình hoàn thành thì chi phí sản xuất tính cho sản phẩm dở dang cuối kỳ là tổng hợp chi phí xây lắp phát sinh lũy kế từ khi khởi công
Trường hợp công trình, hạng mục công trình được bàn giao thành toán theo từng giai đoạn thì những giai đoạn xây lắp dở dang chưa bàn giao thành toán được tính là sản phẩm dở dang. Chi phí sản xuất xây lắp phát sinh trong kỳ sẽ được tính toán phân bổ một phần cho SPDD cuối kỳ theo tỷ lệ dự toán công trình, hạng mục công trình theo công thức sau:
CPSXDD cuối kỳ =
CPDD
đầu kỳ + CPPS
trong kỳ
x
Giá dự toán của KLXLDD
cuối kỳ Giá dự toán
KLXL hoàn thành
+
Giá dự toán KLXLDD cuối
kỳ