ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM XÂY LẮP

Một phần của tài liệu Thực Trạng Kế Toán Chi Phí Sản Xuất Và Tính Giá Thành Sản Phẩm Tại Công Ty Cp Đầu Tư Phát Triển Và Xây Dựng Hà An.pdf (Trang 39 - 43)

CHƯƠNG 1 LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ TỔ CHỨC KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TRONG DOANH NGHIỆP XÂY LẮP

1.6. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM XÂY LẮP

1.6.1. Đối tượng tính giá thành sản phẩm xây lắp

Đối tượng tính giá thành là các loại sản phẩm, công việc, lao vụ mà doanh nghiệp đã sản xuất hoàn thành cần phải tính tổng giá thành và giá thành đơn vị. Tuỳ theo đặc điểm về quy trình công nghệ sản xuất, đặc điểm tổ chức quản lý, khả năng, trình độ quản lý và tính chất của sản phẩm sản xuất để xác định đối tượng tính giá thành phù hợp. Trường hợp doanh nghiệp sản xuất sản

Luận văn thạc sĩ Quản lý Kinh tế

phẩm hàng loạt thì đối tượng tính giá thành được xác định theo loại sản phẩm, còn nếu sản xuất sản phẩm đơn chiếc thì đối tượng tính giá thành là từng sản phẩm. Đối với quy trình công nghệ sản xuất giản đơn thì sản phẩm hoàn thành cuối cùng là đối tượng tính giá thành còn quy trình công nghệ sản xuất phức tạp thì đối tượng tính giá thành có thể được xác định là nửa thành phẩm ở từng giai đoạn và sản phẩm hoàn thành ở giai đoạn cuối cùng, cũng có thể là từng bộ phận, từng chi tiết sản phẩm và sản phẩm hoàn thành. Trong doanh nghiệp xây lắp, đối tượng tính giá thành thường là công trình, hạng mục công trình hay khối lượng công tác xây lắp có dự toán riêng đã hoàn thành.

1.6.2. Phương pháp tính giá thành sản phẩm xây lắp

Phương pháp tính giá thành là phương pháp kỹ thuật sử dụng số liệu CPSX đã tập hợp để làm cơ sở tính toán giá thành sản phẩm. Tuỳ theo tính chất của sản phẩm và quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm mà mỗi loại hình doanh nghiệp có thể lựa chọn phương pháp tính giá thành sản phẩm khác nhau. Đối với các doanh nghiệp xây lắp việc tính giá thành sản phẩm có thể sử dụng theo một trong 2 phương pháp sau:

1.6.2.1. Phương pháp tính giá thành thông dụng

Trong các doanh nghiệp xây lắp sản phẩm thường có các đặc điểm sau:

- Sản phẩm sản xuất đơn chiếc, sản xuất theo đơn đặt hàng;

- Sản phẩm có giá trị và kích thước lớn;

- Sản phẩm được khách hàng đặt mua trước khi sản xuất.

Trong các doanh nghiệp này, đối tượng tập hợp chi phí sản xuất thường là các công trình, hạng mục công trình hay khối lượng công tác xây lắp hoàn thành; đối tượng tính giá thành cũng thường phù hợp với đối tượng tập hợp CPSX, do đó phương pháp tính giá thành được lựa chọn là tính giá thành theo phương pháp thông dụng. Đặc điểm cơ bản của phương pháp này là các chi phí phát sinh được tính dồn và luỹ kế theo từng công trình, hạng mục công

Luận văn thạc sĩ Quản lý Kinh tế

trình hay khối lượng công tác xây lắp trên cơ sở các “ Phiếu tính giá thành”.

Khi công trình, hạng mục công trình hoàn thành thì tổng chi phí tập hợp được chính là giá thành của công trình, hạng mục công trình đó, khi chưa hoàn thành thì chi phí tập hợp được chính là chi phí dở dang của doanh nghiệp theo từng công trình, hạng mục công trình.

Nội dung cơ bản của phương pháp này được thực hiện như sau:

- Đối với chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sử dụng máy thi công tập hợp được trực tiếp theo từng công trình, hạng mục công trình thì được xác định theo thực tế phát sinh.

- Đối với các chi phí chung liên quan đến nhiều công trình, hạng mục công trình thì khi phát sinh được tập hợp để cuối kỳ phân bổ cho từng công trình, hạng mục công trình theo tiêu chuẩn phân bổ thích hợp.

- Kế toán lập bảng tính giá thành định mức theo từng công trình, hạng mục công trình theo mẫu sau:

Bảng tính giá thành sản phẩm xây lắp theo phương pháp thông dụng Quý... Năm...

Công trình/hạng mục công trình...

Khoản mục CPSXDD

đầu kỳ

CPSX phát sinh trong

kỳ

CPSXDD cuối kỳ

Giá thành sản phẩm

Chi phí NVLTT Chi phí NCTT Chi phí SDMTC Chi phí SXC

Cộng

Luận văn thạc sĩ Quản lý Kinh tế

1.6.2.2. Phương pháp tính giá thành định mức

Phương pháp này được áp dụng trong các doanh nghiệp có quy trình công nghệ sản xuất ổn định và có hệ thống định mức kinh tế kỹ thuật, định mức chi phí và dự toán chi phí tiên tiến. Theo phương pháp này, quá trình tập hợp chi phí sản xuất theo trình tự sau:

- Tính giá thành định mức của sản phẩm: giá thành định mức của sản phẩm được tính dựa vào định mức tiêu hao NVL, lao động, sử dụng máy móc thiết bị và định mức chi phí sản xuất chung. Tùy theo trường hợp cụ thể mà định mức có thể xác định cho chi tiết từng bộ phận ở từng giai đoạn công nghệ hoặc cho thành phẩm ở giai đoạn cuối cùng.

- Tập hợp chi phí sản xuất thực tế phát sinh: quá trình này, kế toán cần hạch toán riêng biệt các khoản chi phí phù hợp với định mức và các khoản chi phí thoát ly định mức.

- Xác định số chênh lệch do thay đổi định mức: định mức thường được xây dựng vào một thời điểm, khi tính giá thành theo phương pháp này cần phải xem xét sự thay đổi của của định mức và xác định số chênh lệch do thay đổi định mức.

- Tính giá thành thực tế của sản phẩm trên cơ sở giá thành định mức, các khoản thoát ly định mức và chênh lệch do thay đổi định mức theo công thức sau:

Giá thành thực tế của

sản phẩm

=

Giá thành định mức của sản phẩm

±

Chênh lệch thoát ly định mức

±

Chênh lệch do thay đổi định mức

Luận văn thạc sĩ Quản lý Kinh tế

Một phần của tài liệu Thực Trạng Kế Toán Chi Phí Sản Xuất Và Tính Giá Thành Sản Phẩm Tại Công Ty Cp Đầu Tư Phát Triển Và Xây Dựng Hà An.pdf (Trang 39 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)