Thực trạng công tác xây dựng kế hoạch thanh tra, kiểm tra NNT

Một phần của tài liệu Tăng Cường Công Tác Kiểm Tra, Thanh Tra Người Nộp Thuế Trong Quản Lý Thuế Tại Cục Thuế Tỉnh Hưng Yên.pdf (Trang 48 - 52)

Chương 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THANH TRA, KIỂM TRA NGƯỜI NỘP THUẾ TẠI CỤC THUẾ TỈNH HƯNG YÊN

2.2 Thực trạng công tác thanh tra, kiểm tra người nộp thuế tại Cục thuế tỉnh Hưng Yên thời gian qua

2.2.1 Thực trạng công tác xây dựng kế hoạch thanh tra, kiểm tra NNT

Lập kế hoạch thanh tra, kiểm tra là một khâu quan trọng trong công tác thanh tra,kiểm tra của ngành thuế. Công việc này được thực hiện thường xuyên nhằm đạt được các mục tiêu: Phân bổ và sử dụng hiệu quả nguồn lực thanh tra, kiểm tra; nâng cao chất lượng, hiệu quả của công tác thanh tra, kiểm tra; khuyến khích sự tuân thủ tự nguyện của đối tượng nộp thuế.

Để nâng cao hiệu quả của công tác thanh tra, kiểm tra thuế nói chung, thanh tra, kiểm tra NNT nói riêng thì cơ quan tiến hành thanh kiểm tra phải xây dựng được chương trình thanh kiểm tra hiệu quả. Chương trình thanh kiểm tra là nền tảng cho mức độ tuân thủ bền vững và đóng góp vào việc xây dựng các biện pháp khác tác động đến hành vi của người nộp thuế.

Tuy nhiên, ngành thuế không thể và sẽ không thể có đủ nguồn lực để thực hiện việc thanh tra, kiểm tra thuế đối với các hoạt động của tất cả NNT, hoặc kiểm tra toàn diện các hoá đơn. Thay vào đó các cán bộ thanh tra, kiểm tra thuế sẽ phải tập trung vào các NNT có khả năng lớn về khai man thuế (rủi ro cao). Do vậy, NNT/tờ khai thuế phải được lựa chọn kỹ lưỡng và sử dụng dữ liệu để phân tích, so sánh.

Như vậy, việc xây dựng kế hoạch thanh tra, kiểm tra là yêu cầu cần thiết của ngành thuế và một kế hoạch thanh tra, kiểm tra mang tính quốc gia phải do Tổng cục thuế phối hợp với các Cục thuế xây dựng và thực hiện theo để đạt được kết quả chung tốt nhất về cả số thu tăng thêm và có tính khả thi từ nguồn lực thanh tra, kiểm tra hiện có. Khi NNT thấy được rằng một chương trình, kế hoạch thanh tra, kiểm tra hiệu quả đang hoạt động thì ý thức tự giác

Chuyên đề thực tập Tốt nghiệp

tuân thủ sẽ tốt hơn (kể cả các NNT chưa bị thanh tra, kiểm tra), đồng nghĩa với việc cơ quan thuế thu đúng, thu đủ số thuế phát sinh.

Kế hoạch thanh tra, kiểm tra thuế được xây dựng trên cơ sở phân tích, đánh giá rủi ro NNT và việc lập kế hoạch thanh tra, kiểm tra chỉ có thể được thực hiện một cách có hiệu quả khi ngành thuế xây dựng được hệ thống thông tin về NNT đầy đủ, chính xác và kịp thời với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin hiện đại. Nhờ đó, các rủi ro có thể được phát hiện đầy đủ, chính xác và xử lý kịp thời. Đây là khâu đầu tiên trong quá trình đánh giá rủi ro, là thông tin chính để phân tích và xác định rủi ro, giúp ngành thuế hiểu biết toàn diện về ngành cũng như về NNT.

Việc lựa chọn các đối tượng để lập kế hoạch thanh tra, kiểm tra không chỉ dựa vào mỗi dữ liệu, mà đó còn là kết quả của việc phân tích, đánh giá các dữ liệu của từng NNT. Vì vậy, yếu tố quan trọng trong việc lập kế hoạch thanh tra, kiểm tra là việc xây dựng được hệ thống các tiêu thức phân tích phân tích, đánh giá rủi ro với sự trợ giúp của máy tính, của các ứng dụng công nghệ thông tin (ứng dụng phân tích báo cáo tài chính, ứng dụng phân tích tình trạng tờ khai NNT…)

Kể từ khi Luật Quản lý thuế có hiệu lực thi hành, Công tác lập kế hoạch thanh tra, kiểm tra thuế từng bước được Cục thuế tỉnh Hưng Yên quan tâm thực hiện. Nếu như những năm đầu thực hiện mô hình quản lý thuế theo chức năng, công tác lập kế hoạch thanh tra, kiểm tra thuế được thực hiện khá sơ sài, thì những năm gần đây (năm 2012 – 2014) công tác lập kế hoạch thanh tra, kiểm tra thuế đã được Cục thuế tỉnh Hưng Yên thực hiện khá đầy đủ theo quy trình thanh tra, kiểm tra thuế.

- Căn cứ hướng dẫn của Tổng cục thuế về lập kế hoạch thanh tra, kiểm tra hàng năm và cơ sở dữ liệu về NNT đã tập hợp, Cục thuế tỉnh Hưng Yên đã tiến hành phân tích, đánh giá rủi ro về số thu và mức độ tuân thủ pháp luật

Chuyên đề thực tập Tốt nghiệp

thuế của NNT, kết hợp với các thông tin nắm được qua công tác quản lý thuế trên địa bàn và nguồn nhân lực cân đối cho công tác thanh tra, kiểm tra để lập kế hoạch thanh tra, kiểm tra hàng năm. Các tiêu thức thường được Cục thuể tỉnh sử khi lập kế hoạch thanh tra, kiểm tra thuế gồm:

+ Quy mô của doanh nghiệp: Tiêu thức này thường được sử dụng chỉ tiêu doanh thu và tổng số thuế phát sinh. Căn cứ mức doanh thu và mức thuế nộp cơ quan thuế phân loại thành các mức Lớn, Vừa, Nhỏ và rất Nhỏ.

+ Loại hình doanh nghiệp: Xem xét mức độ rủi ro cố hữu về thuế của các loại chủ sở hữu doanh nghiệp khác nhau phát sinh trong quá trình kinh doanh. Căn cứ vào loại hình doanh nghiệp, Cục thuế tiến hành phân loại các doanh nghiệp theo 04 loại và xếp loại rủi ro theo 04 mức: Cao, Vừa, Thấp và Rất thấp

+ Mức tuân thủ nộp thuế: Là việc đánh giá mức độ tuân thủ về chấp hành kê khai, nộp thuế của doanh nghiệp trên cơ sở so sánh tổng số thuế đã nộp với tổng số thuế phải nộp đối với 02 loại thuế (thuế GTGT và thuế TNDN).

+ Tình hình sản xuất kinh doanh: Sử dụng tỷ suất giữa lợi nhuận thuần từ hoạt động SXKD + Chi phí lãi vay so với doanh thu thuần từ hoạt động sản xuất kinh doanh trong khoảng thời gian từ 2 hoặc 3 năm. Việc đánh giá rủi ro đối với chỉ tiêu này được thực hiện theo nguyên tắc so sánh trong cùng một ngành nghề, tỷ suất càng thấp thì rủi ro càng cao và ngược lại.

+ Tình hình kê khai thuế: Sử dụng tiêu chí này thông qua so sánh tỷ lệ số thuế phát sinh so với tổng doanh thu, để đánh giá mức độ rủi ro về kê khai thuế của doanh nghiệp. Tỷ lệ kê khai về thuế mà thấp so các doanh nghiệp trong cùng ngành nghề thì rủi ro về kê khai thuế là cao và ngược lại.

+ Cơ cấu tổ chức sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp: Tiêu thức này nhằm đánh giá phân tích các rủi ro thông qua đánh giá khả năng trong khâu kiểm soát nội bộ của doanh nghiệp: Tổng công ty, công ty có nhiều đơn vị thành viên, chi nhánh phụ thuộc; có công ty mẹ hoặc chi nhánh ở nước ngoài… thì rủi ro kiểm soát nội bộ càng cao.

Chuyên đề thực tập Tốt nghiệp

- Trong 03 năm (2012-2014), Cục thuế tỉnh Hưng Yên đã lập kế hoạch thanh tra, kiểm tra thuế tại 1.376 doanh nghiệp, doanh nghiệp Nhà nước, doanh nghiệp đầu tư nước ngoài, doanh nghiệp cổ phần, công ty TNHH (năm 2012: 440 doanh nghiệp, năm 2013: 457 doanh nghiệp, năm 2014: 479 doanh nghiệp). Công tác lập kế hoạch thanh tra, kiểm tra đã bước đầu dựa trên sự phân tích một số chỉ tiêu như trên. Kế hoạch thanh tra, kiểm tra đã nêu rõ các nội dung về tên, địa chỉ của đối tượng, thời gian tiến hành, nội dung hành thanh tra, kiểm tra. Kế hoạch thanh tra, kiểm tra được thông báo cho đối tượng thanh tra, kiểm tra từ đầu năm, đảm bảo đúng quy định của Luật Quản lý thuế từ việc lựa chọn đối tượng thanh tra, kiểm tra có trọng điểm tránh mất thời gian, tiết kiệm được chi phí của cơ quan thuế và người nộp thuế đem lại số truy thu lớn.

Trong giai đoạn 2010-2015, ngành thuế đã tập trung nguồn lực cho việc xây dựng, triển khai phương pháp thanh tra, kiểm tra thuế theo kỹ thuật quản lý rủi ro, tập trung vào trọng tâm, trọng điểm, rút ngắn thời gian thanh tra, kiểm tra, tăng số lượng đơn vị được thanh tra, kiểm tra và mở rộng phạm vi chấn chỉnh trong công tác quản lý thuế. Thực hiện quy chế phối hợp đã được ký kết giữa cơ quan thuế với cơ quan Công an từ đấy đã điều tra nhiều vụ tội phạm trốn thuế, chiếm đoạt tiền thuế, thu hồi cho NSNN và xử lý hình sự.

Tính đến tháng 6-2013, toàn ngành đã thanh tra, kiểm tra là 201 đơn vị, bằng hơn 95% so cùng kỳ ( tháng 6/2012 là 216 đơn vị). Tổng số thuế truy thu, tiền phạt là 24.714 triệu đồng. Năm 2014 Cục thuế tỉnh Hưng Yên tiếp tục thực hiện, theo tinh thần Nghị định số 18/2010/NĐ-CP của Chính phủ, toàn ngành đã tập trung thanh tra, kiểm tra về chi phí sản suất, giá thành sản phẩm, nhất là những mặt hàng thiết yếu như: lương thực, thực phẩm, thép, viễn thông... góp phần thực hiện mục tiêu kiềm chế lạm phát. Chú trọng thanh tra, kiểm tra chống chuyển giá đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước

Chuyên đề thực tập Tốt nghiệp

ngoài như: thanh tra, kiểm tra thuế tại các doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp ô-tô, sản xuất các mặt hàng xuất khẩu , kinh doanh các dịch vụ cho các tổ chức nước ngoài ( như đào tạo, chuyển giao công nghệ..), truy thu thuế 18.450 triệu đồng, điều chỉnh giảm lỗ hơn 12.269 triệu đồng. Qua kiểm tra đã phát hiện số thuế không đủ điều kiện hoàn thuế, loại trừ 4.269 triệu đồng, kiểm tra sau hoàn thuế tại 46 đơn vị thu hồi về cho ngân sách nhà nước 2.134 triệu đồng.

Qua những số liệu trên ta có thể thấy công tác thanh tra, kiểm tra của cơ quan thu thuế đã giảm bớt tình trạng gian lận thuế, nâng cao được hiệu quả của công tác thanh tra, kiểm tra. Phát hiện và xử lý các vi phạm góp phần tránh thất thoát nguồn thu ngân sách nhà nước cũng như nhằm chấn chỉnh thái độ chấp hành pháp luật thuế của người nộp thuế, đảm bảo thực thi pháp luật thuế một cách nghiêm túc hơn. Công tác thanh tra, kiểm tra không chỉ dừng lại ở việc kiểm tra các đối tượng nộp thuế mà còn được tổ chức ngay trong nội bộ cơ quan thu thuế với những nội dung kiểm tra chủ yếu như: thực hiện nghiệp vụ phát hành, quản lý sử dụng biên lai, hóa đơn; quy trình thanh tra, kiểm tra, quyết toán thuế tại cơ sở kinh doanh; công tác giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo về thuế…

Một phần của tài liệu Tăng Cường Công Tác Kiểm Tra, Thanh Tra Người Nộp Thuế Trong Quản Lý Thuế Tại Cục Thuế Tỉnh Hưng Yên.pdf (Trang 48 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)