Những tồn tại và nguyên nhân

Một phần của tài liệu Tăng Cường Công Tác Kiểm Tra, Thanh Tra Người Nộp Thuế Trong Quản Lý Thuế Tại Cục Thuế Tỉnh Hưng Yên.pdf (Trang 75 - 83)

Chương 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THANH TRA, KIỂM TRA NGƯỜI NỘP THUẾ TẠI CỤC THUẾ TỈNH HƯNG YÊN

2.2 Thực trạng công tác thanh tra, kiểm tra người nộp thuế tại Cục thuế tỉnh Hưng Yên thời gian qua

2.3.2 Những tồn tại và nguyên nhân

2.3.2.1 Những tồn tại

Bên cạnh những kết quả đạt được, công tác thanh tra, kiểm tra NNT tại cục thuế Hưng Yên còn một số tồn tại sau:

Thứ nhất, số lượng các đơn vị thanh tra, kiểm tra so với các doanh nghiệp nộp quyết toán thuế thuộc đối tượng quản lý của Cục thuế đạt thấp, số lượng doanh nghiệp được thanh tra, kiểm tra còn chiếm tỷ lệ thấp so với tổng số lượng doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn tỉnh ( tỷ lệ NNT được thanh tra, kiểm trac chiếm 25% doanh nghiệp trên tổng các doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn tỉnh Hưng Yên).

Chuyên đề thực tập Tốt nghiệp

Thứ hai, việc kiểm tra hồ sơ khai thuế tại cơ quan thuế vẫn thực hiện theo phương pháp thủ công truyền thống, chưa có phần mềm phân tích để phân loại hồ sơ thuế, do đó việc nhận xét hồ sơ thuế còn mang tính thủ công, chưa kiểm tra được 100% tờ khai thuế theo quy định mà chỉ kiểm tra được các đơn vị điển hình nhưng cũng đạt được 99% kế hoạch đề ra .

Đối với công tác kiểm tra hồ sơ hoàn thuế: Đã thực hiện được các cuộc kiểm tra đối với các trường hợp hoàn thuế trước, kiểm tra sau nhưng vẫn chiếm tỷ lệ thấp cụ thể trong năm 2012 số hồ sơ hoàn thuế trước kiểm tra sau là 776 hồ sơ với số thuế đề nghị hoàn là 115 tỷ, số hồ sơ được kiểm tra sau hoàn thuế là 46 hồ sơ (chiếm tỷ lệ 6%) đã phát hiện được sai sót thu về cho ngân sách Nhà Nước là 2,134 tỷ ( chiếm 1,90% số thuế đã hoàn)..

Đối với kiểm tra hồ sơ trước hoàn thuế: Tỷ lệ thanh tra, kiểm tra hồ sơ thuộc đối tượng kiểm tra trước hoàn thuế sau cao, tuy nhiên tỷ lệ phát hiện sai sót trước hoàn so với số thuế đề nghị hoàn còn thấp cụ thể trong năm 2012 số hồ sơ kiểm tra trước khi hoàn thuế là 256 hồ sơ với sô số thuế đề nghị hoàn là 319 tỷ, số hồ sơ được kiểm tra trước hoàn thuế là 235 hồ sơ (chiếm tỷ lệ 92%) đã phát hiện được sai sót làm giảm khấu trừ là 4,269 tỷ (chiếm 1,34% số thuế đề nghị hoàn) ( Nguồn số liệu: Phòng kiểm tra số 1,2 - Cục thuế tỉnh Hưng Yên). Trên thực tế Cục thuế tỉnh Hưng Yên chưa phân loại được đối tượng nào thường xảy ra sai phạm, các trường hợp và nội dung sai phạm… để tập trung kiểm tra kỹ lưỡng vào những hồ sơ có rủi ro cao và hoàn thuế nhanh chóng cho những hồ sơ không có rủi ro.

Đối với công tác thanh tra, kiểm tra NNT: việc lập kế hoạch thanh tra, kiểm tra còn thiếu các thông tin, dữ liệu và chương trình phần mềm phân tích, đánh giá mức độ rủi ro về thuế nên việc lựa chọn doanh nghiệp đưa vào kế hoạch thanh tra, kiểm tra còn mang tính thủ công, theo nhận xét chủ quan của

Chuyên đề thực tập Tốt nghiệp

cán bộ, bộ phận thanh tra, kiểm tra trong Cơ quan thuế nói chung và Cục thuế tỉnh Hưng Yên nói riêng.

Thứ ba, việc chấp hành quy trình thanh tra, kiểm tra chưa nghiêm túc:

một số đoàn thanh tra, kiểm tra còn kéo dài thời gian thanh tra, kiểm tra; chưa có biên bản xác nhận số liệu từng phần công việc; nhiều đoàn thanh tra, kiểm tra chưa ghi nhật ký thanh tra, kiểm tra; việc đảm bảo thời gian trong các cuộc thanh tra vẫn còn tình trạng chậm kết luận thanh tra, kiểm tra.

Thứ tư, việc xử lý kết quả thanh tra, kiểm tra còn chưa hiệu quả, chưa thực hiện nghiêm việc đôn đốc thu hồi sau thanh tra, kiểm tra thuế.

Hiệu quả của công tác thanh tra, kiểm tra thuế phụ thuộc rất lớn vào việc xử lý kết quả thanh tra, kiểm tra nhằm đảm bảo thu đúng, thu đủ số thuế vào NSNN. Để để chất lượng công tác thanh tra, kiểm tra NNT đạt cao hơn cần có sự kết hợp thống nhất giữa các bộ phận thanh tra, kiểm tra với cưỡng chế, thu nợ thuế, tuy nhiên, quá trình tổ chức công việc giữa các bộ phận quản lý thuế sau thanh tra, kiểm tra còn rời rạc, chưa có sự kết hợp chặt chẽ. Cụ thể:

chưa có sự phối hợp chặt chẽ giữa các bộ phận chức năng như: kê khai, kế toán thuế và thu nợ; thiếu chế tài nghiêm minh để xử lý nên số thực nộp vào ngân sách nhà nước sau thanh tra, kiểm tra đạt tỷ lệ thấp so với số thuế truy thu theo biên bản. Số tiền truy thu thuế, số tiền phạt thu vào NSNN theo các quyết định xử lý sau thanh tra, kiểm tra năm 2014 tại Cục thuế tỉnh Hưng Yên đạt thấp cụ thể trong năm 2014 số thuế truy thu 18.450 triệu đồng, số thuế thực nộp vào NSNN 15.475 triệu đồng chiếm 83,88% tỷ lệ truy thu sau thanh tra, kiểm tra ( Nguồn số liệu: Phòng Kê khai và kế toán thuế - Cục thuế tỉnh Hưng Yên).

Thứ năm, Trình độ cán bộ thanh tra, kiểm tra hiện nay còn yếu cả về kỹ năng và nghiệp vụ thanh kiểm tra nên chưa đáp ứng được với yêu cầu công việc. Khả năng sử dụng các công cụ tin học cũng như sử dụng hệ thống phần

Chuyên đề thực tập Tốt nghiệp

mềm kế toán doanh nghiệp của một số cán bộ thanh kiểm tra còn chưa được thành thạo; vì vậy khi thanh tra, kiểm tra tai trụ sở NNT, cán bộ thanh tra, kiểm tra gặp nhiều khó khăn trong việc kết xuất và truy lần dữ liệu do đa phần các doanh nghiệp hiện nay đều sử dụng kế toán máy cũng như quản lý dữ liệu về sổ sách, chứng từ trên hệ thống máy tính. Thực tế tại Cục thuế tỉnh Hưng Yên, số nhân lực cán bộ thanh tra, kiểm tra thuế đáp ứng đủ yêu cầu năng lực chuyên môn cho công tác này mới chỉ đạt 40-50% ( Phòng Tổ chức Cán bộ và Phòng Tin học - Cục thuế tỉnh Hưng Yên).

Đặc biệt, do việc nghiên cứu xây dựng phương pháp thanh tra, kiểm tra theo rủi ro dựa trên cơ sở phân tích thông tin về NNT còn chậm, chưa xây dựng hệ thống chỉ tiêu kinh tế của một số ngành áp dụng trong công tác thanh tra, kiểm tra, số lượng cán bộ thanh tra, kiểm tra thuế có hạn… nên từ việc đánh giá, phân tích rủi ro chưa được thực hiện kịp thời, ảnh hưởng tới hiệu quả của cuộc thanh tra, kiểm tra.

Thứ sáu, hoạt động thanh tra, kiểm tra đã bước đầu thực hiện trên cơ sở phân tích rủi ro nhưng hệ thống cơ sở dữ liệu về NNT còn nghèo nàn. Nguyên nhân là do trong một thời gian dài, ngành thuế không chú trọng đến việc thu thập và lưu trữ thông tin về NNT dẫn đến thiếu thông tin hoặc thông tin thiếu chính xác; lưu trữ rời rạc và không có tính hệ thống. Ngoài ra, sự phối hợp giữa các bộ phận chức năng trong cơ quan thuế để thu thập, chia sẻ và khai thác thông tin còn chưa phù hợp, thiếu chặt chẽ. Cụ thể:

Hiện nay, theo quy trình kê khai và kế toán thuế thì doanh nghiệp nộp tờ khai ở bộ phận 1 cửa và Phòng kê khai và kế toán thuế lưu tờ khai. Việc kiểm tra tờ khai của Phòng Kiểm tra thuế gặp nhiều khó khăn vì muốn kiểm tra phải làm thủ tục nhận bàn giao tờ khai; việc phân tích hồ sơ khai thuế năm nếu không sử dụng báo cáo tài chính thì khó có thể phân tích được toàn diện trong khi đó báo cáo tài chính được lưu ở Phòng kê khai và kế toán thuế.

Ngược lại, các trường hợp liên quan đến hồ sơ hoàn thuế trước, kiểm tra sau

Chuyên đề thực tập Tốt nghiệp

thì Phòng kê khai và kế toán thuế lại phải chờ/mượn bảng kê của NNT do Phòng Kiểm tra thuế theo dõi mới hoàn thành các thủ tục hoàn thuế cho NNT, làm mất nhiều thời gian cho cả cơ quan thuế và NNT.

Thứ bảy, cơ quan thuế còn thiếu các chương trình ứng dụng phục vụ cho công tác thanh tra, kiểm tra NNT.

Bước đầu ngành thuế đã ứng dụng chương trình tin học phục vụ cho công tác thanh tra, kiểm tra thuế, tuy nhiên còn thiếu các chương trình ứng dụng phục vụ cho công tác thanh tra, kiểm tra như:

- Chương trình thu thập thông tin vi phạm về thuế của NNT từ nguồn cung cấp trong nội bộ ngành thuế và từ bên thứ ba như: Thanh tra tỉnh, Thanh tra tài chính, các cơ quan truyền thông phát thanh truyền hình, báo chí; thông tin từ đơn tố cáo về việc trốn thuế, gian lận về thuế.

- Chương trình tích hợp đánh giá, phân tích, xác định rủi ro về thuế để lập kế hoạch thanh tra, kiểm tra và xác định nội dung từng cuộc thanh tra, kiểm tra.

- Chương trình ứng dụng tập hợp các thông tin doanh nghiệp buôn bán hoá đơn, doanh nghiệp bỏ trốn mang theo hoá đơn, doanh nghiệp sử dụng hoá đơn không hợp pháp.

- Chương trình nhập kết quả chi tiết từng hành vi vi phạm về thuế của NNT qua công tác thanh tra, kiểm tra để tổng hợp, nghiên cứu, đề xuất các biện pháp ngăn chặn các hành vi vi phạm về thuế chủ yếu.

- Chương trình kết nối giữa đoàn thanh tra, kiểm tra với trụ sở cơ quan thuế để các đoàn thanh tra, kiểm tra đang đi công tác lưu động nhập các thông tin, xin ý kiến xử lý trong quá trình thanh tra, kiểm tra, báo cáo tiến độ thanh tra, kiểm tra kịp thời.

Chuyên đề thực tập Tốt nghiệp

Một số chương trình ứng dụng đã có nhưng việc nhập dữ liệu chưa được thường xuyên, kịp thời; cơ sở dữ liệu phục vụ cho công tác thanh tra, kiểm tra còn nằm rải rác ở nhiều ứng dụng khác nhau.

2.3.2.2 Nguyên nhân của tồn tại

Những tồn tại nêu trên xuất phát các nguyên nhân chủ yếu sau:

- Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của tổ chức thanh tra, kiểm tra còn bị hạn chế:

Tại điểm h khoản 1 Điều 42 Luật thanh tra và tại Điểm e, khoản 1 Điều 84 Luật quản lý thuế quy định: “Người ra quyết định thanh tra có nhiệm vụ, quyền hạn kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện quyết định xử lý về thanh tra thuế”, nhưng bộ phận thanh tra, kiểm tra chưa được giao nhiệm vụ này để giúp người ra quyết định thanh tra, kiểm tra đôn đốc thực hiện quyết định xử lý về thanh tra, kiểm tra nên số tiền thuế, tiền phạt thu được hàng năm so với quyết định xử lý về thanh tra đạt thấp.

Mặt khác, chức năng quản lý nợ và cưỡng chế thuế là một biện pháp rất quan trọng để đảm bảo thu đủ tiền thuế vào NSNN. Mô hình Phòng quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế hiện nay hoạt động chưa đạt hiệu quả như mong muốn do cơ quan thuế chưa có chức năng điều tra, khởi tố về thuế, vì vậy việc thực hiện chức năng cưỡng chế là không hiệu quả.

- Chưa có quy chế giám sát đối với đoàn thanh tra, kiểm tra thuế; thiếu sự giám sát của lãnh đạo bộ phận thanh kiểm tra cán bộ thanh kiểm tra chưa thực hiện đúng chế độ công vụ ngành.

- Lực lượng và năng lực công tác của cán bộ thanh tra, kiểm tra thuế chưa đáp ứng được yêu cầu thực tiễn là do: chế độ đãi ngộ chưa thoả đáng làm ảnh hưởng không nhỏ tới trình độ chuyên môn và phẩm chất nghề nghiệp của cán bộ thanh tra, kiểm tra thuế; Chưa xây dựng được hệ thống giáo trình

Chuyên đề thực tập Tốt nghiệp

đào tạo chuyên sâu cán bộ thanh tra, kiểm tra thuế nên chưa tổ chức đào tạo thường xuyên, định kỳ cho cán bộ thanh tra, kiểm tra nhất là kỹ năng thanh tra, kiểm tra; Chưa có quy định về tiêu chuẩn nghiệp vụ các ngạch công chức thanh tra ngành thuế làm cơ sở cho việc tuyển dụng, sử dụng và quản lý đội ngũ công chức thanh tra ngành thuế.

- Cơ sở dữ liệu và thông tin về NNT làm căn cứ cho việc phân tích, đánh giá việc chấp hành nghĩa vụ thuế của NNT tại cơ quan thuế còn rất sơ sài.

Để có kết quả phân tích rủi ro chính xác về tình trạng tuân thủ của NNT phục vụ cho công tác thanh tra, kiểm tra cần phải xây dựng cơ sở dữ liệu NNT một cách đầy đủ, mặc dù cơ sở dữ liệu về NNT đã được chú trọng và quan tâm nhưng trên thực tế, nội dung và các chỉ tiêu về NNT trên danh bạ quản lý của cơ quan thuế còn hết sức sơ sài. Hiện nay, chức năng cập nhật danh bạ của NNT được giao cho các phòng quản lý trực tiếp cập nhật nhưng do hạn chế về trình độ máy tính và chưa ý thức hết vai trò quan trọng của cơ sở dữ liệu về NNT nên còn tình trạng cập nhật chưa đầy đủ và thường xuyên khi có sự thay đổi từ phía NNT.

- Cơ sở vật chất, phương tiện làm việc của cơ quan thuế còn chưa đáp ứng được yêu cầu công việc.

Hiện nay, cùng với sự phát triển của nền kinh tế, số lượng NNT tăng lên nhanh chóng, hoạt động kinh doanh ngày càng đa dạng, phức tạp đòi hỏi ngành thuế phải đẩy nhanh tiến độ hiện đại hoá, ứng dụng công nghệ thông tin để có thể phân tích, xử lý khối lượng thông tin lớn từ NNT. Tuy nhiên, việc triển khai các ứng dụng tin học vào phục vụ công tác thanh tra, kiểm tra còn chậm; các thiết bị phục vụ công tác thanh tra, kiểm tra còn chưa đầy đủ (máy tính xách tay, máy ghi âm...cho các đoàn thanh tra, kiểm tra) đã phần nào làm giảm hiệu quả của công tác thanh tra, kiểm tra thuế.

Chuyên đề thực tập Tốt nghiệp

Nguyên nhân của hạn chế việc ứng dụng tin học vào công tác thanh tra, kiểm tra:

Về khách quan:

+ Cơ sở dữ liệu phục vụ cho công tác thanh tra, kiểm tra còn để ở nhiều ứng dụng khác nhau nên muốn đánh giá, phân tích rủi ro về thuế để lập kế hoạch thanh kiểm tra cũng như xác định từng cuộc thanh tra, kiểm tra phải thu thập dữ liệu ở nhiều chương trình ứng dụng khác nhau;

+ Báo cáo tài chính doanh nghiệp hiện nay chưa có mã vạch như tờ khai thuế nên việc nhập dữ liệu và chương trình ứng dụng mang tính thủ công. Cơ quan thuế không đủ nguồn nhân lực để nhập số liệu trong khi số lượng báo cáo tài chính và chỉ tiêu cần nhập rất lớn;

+ Chưa có chương trình tích hợp số liệu, nối mạng trong toàn ngành nên việc khai thác ứng dụng, xử lý thông tin, phục vụ công tác chỉ đạo còn chậm; Do tính chất bảo mật nên việc khai thác và sử dụng thông tin còn hạn chế

Về chủ quan:

Lãnh đạo cơ quan thuế các cấp chưa kiểm tra, giám sát việc nhập dữ liệu vào hệ thống ứng dụng; Trưởng đoàn thanh tra, kiểm tra và cán bộ trong đoàn thanh tra, kiểm tra chưa được trang bị máy tính xác tay và chưa kịp thời nhập dữ liệu theo quy định tại quy trình thanh tra, kiểm tra; Một số cán bộ (nhất là cán bộ thanh tra, kiểm tra tuổi đã cao) còn chưa biết sử dụng máy tính trong việc soạn thảo các văn bản như: lập biên bản, ghi nhật ký cá nhân, chưa biết các chương trình ứng dụng để khai thác thông tin, dữ liệu.

Chuyên đề thực tập Tốt nghiệp

Chương 3

Một phần của tài liệu Tăng Cường Công Tác Kiểm Tra, Thanh Tra Người Nộp Thuế Trong Quản Lý Thuế Tại Cục Thuế Tỉnh Hưng Yên.pdf (Trang 75 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)