Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả nhập khẩu

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả nhập khẩu mặt hàng trang thiết bị phòng sạch từ thị trường asean của công ty tnhh semeco việt nam (Trang 34 - 39)

CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NHẬP KHẨU VÀ HIỆU QUẢ NHẬP KHẨU TRONG THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ

2.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả nhập khẩu

Có bốn nhân tố thuộc về doanh nghiệp có ảnh hưởng đến hiệu quả nhập khẩu

của chính doanh nghiệp đó.

Thứ nhất là nhân tố bộ máy quản lý hay tổ chức hành chính. Nhân tố này là sự tác động trực tiếp của các cấp lãnh đạo xuống cán bộ công nhân viên nhằm mục đích buộc phải thực hiện một hoạt động. Để quản lý tập trung thống nhất phải sử dụng phương pháp hành chính. Việc thiết lập cơ cấu tổ chức của bộ máy doanh nghiệp cũng như cách thức điều hành của các cấp lãnh đạo là nhân tố quyết định tính hiệu quả trong kinh doanh. Nếu một doanh nghiệp có cơ cấu tổ chức hợp lý, cách điều hành sáng suốt sẽ góp phần thúc đẩy hiệu quả hoạt động kinh doanh, ngược lại nếu cơ cấu tổ chức chuệch choạc, cách điều hành kém cỏi sẽ dẫn đến hiệu quả thấp trong hoạt động kinh doanh.

Thứ hai là nhân tố con người. Con người luôn được đặt ở vị trí trung tâm của mọi hoạt động. Hoạt động xuất nhập khẩu hàng hoá đặc biệt phải nhấn mạnh đến yếu tố con người bởi vì nó là chủ thể sáng tạo và trực tiếp điều hành các hoạt động ảnh hưởng của nhân tố này thể hiện qua hai chỉ tiêu chủ yếu nhất. Đó là tinh thần làm việc và năng lực công tác. Tinh thần làm việc được biểu hiện bởi bầu không khí trong doanh nghiệp, tình đoàn kết và ý chí phấn đấu cho mục tiêu chung. Năng lực của nhân viên lại biểu hiện qua kỹ năng điều hành, công tác nghiệp vụ cụ thể và qua kết quả của hoạt động. Để nâng cao vai trò của nhân tố con người, các doanh nghiệp một mặt phải chú trọng đào tạo cán bộ, công nhân viên, bồi dưỡng và nâng cao nghiệp vụ của họ, mặt khác, phải quan tâm thích đáng đến lợi ích cá nhân, bao gồm cả lợi ích vật chất lẫn lợi ích tinh thần.

Thứ ba là nhân tố quy mô mạng lưới kinh doanh của doanh nghiệp. Kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp ngoại thương phụ thuộc rất lớn vào hệ thống mạng lưới kinh doanh của nó. Một mạng lưới kinh doanh rộng lớn, với các điểm kinh doanh được bố trí hợp lý là điều kiện để doanh nghiệp thực hiện các hoạt động kinh doanh như tạo nguồn hàng, vận chuyển, làm đại lý xuất nhập khẩu ... một cách thuận tiện hơn và do đó góp phần nâng cao hơn hiệu quả nhập khẩu. Nếu mạng lưới kinh doanh là quá thiếu, hoặc bố trí ở các điểm không hợp lý sẽ gây cản trở cho hoạt động kinh doanh làm triệt tiêu tính năng động và khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trên

thương trường.

Cuối cùng là khả năng cơ sở vật chất kỹ thuật của doanh nghiệp. Cơ sở vật chất kỹ thuật của doanh nghiệp như vốn cố định bao gồm các máy móc, thiết bị chế biến, hệ thống kho hàng, hệ thống phương tiện vận tải, các điểm thu mua hàng, các đại lý, chi nhánh và trang thiết bị của nó cùng với vốn lưu động là cơ sở cho hoạt động kinh doanh. Các khả năng này quy định quy mô, tính chất của lĩnh vực hoạt động xuất nhập khẩu, và vì vậy cũng góp phần quyết định đến hiệu quả kinh doanh.

2.3.2. Các nhân tố bên ngoài doanh nghiệp

Mỗi một chủ thể hoạt động trong xã hội đều chịu sự chi phối nhất định các môi trường bao quanh nó. Đó là tổng hợp các yếu tố có tác động trực tiếp hoặc gián tiếp qua lại lẫn nhau. Chính những nhân tố này quy định xu hướng và trạng thái hành động của chủ thể. Trong kinh doanh thương mại quốc tế, đặc biệt là trong lĩnh vực xuất nhập khẩu các doanh nghiệp xuất nhập khẩu phải chịu sự chi phối của các nhân tố bên trong lẫn bên ngoài nước. Các nhân tố này thường xuyên biến đổi, và vì vậy làm cho hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh xuất nhập khẩu ngày càng phức tạp hơn. Để nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh đòi hỏi các nhà kinh doanh phải nắm bắt và phân tích được ảnh hưởng của từng nhân tố cá biệt tác động tới hoạt động của doanh nghiệp trong từng thời kỳ cụ thể. Nhìn chung, các nhân tố bên ngoài doanh nghiệp có ảnh hưởng tới hiệu quả nhập khẩu gồm những nhân tố dưới đây.

Thứ nhất là trạng thái của nền kinh tế trong nước.

Về tình hình nhân lực, một nước có nguồn nhân lực dồi dào là điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp trong nước xúc tiến xuất nhập khẩu các mặt hàng có sử dụng sức lao động. Về mặt ngắn hạn, nguồn nhân lực được xem như là không biến đổi, vì vậy chúng ít tác động tới sự biến động của hoạt động xuất nhập khẩu. Nước ta nguồn nhân lực dồi dào, giá nhân công rẻ là điều kiện thuận lợi để nhập khẩu thiết bị, máy móc kỹ thuật, công nghệ tiên tiến...

Về nhân tố công nghệ, ngày nay, khoa học công nghệ tác động đến tất cả các lĩnh vực kinh tế xã hội và mang lại nhiều lợi ích, trong xuất nhập khẩu nó cũng mang

lại hiệu quả cao. Nhờ sự phát triển của hệ thống bưu chính viễn thông,các doanh nghiệp ngoại thương có thể đàm thoại trực tiếp với khách hàng qua telex, fax, điện tín... giảm bớt những chi phí đi lại, xúc tiến hoạt động nhập khẩu. Giúp các nhà kinh doanh nắm bắt các thông tin về diễn biến thị trường một cách chính xác, kịp thời. Bên cạnh đó, nhờ có nhập khẩu mà các doanh nghiệp Việt Nam được tiếp xúc với các thành tựu công nghệ tiên tiến trên thế giới, thay thế, đổi mới công nghệ trong doanh nghiệp sản xuất. Khoa học công nghệ còn tác động tới các lĩnh vực như vận tải hàng hoá, các kỹ nghệ nghiệp vụ trong ngân hàng...

Về cơ sở hạ tầng quốc gia,cơ sở hạ tầng tốt là một yếu tố không thể thiếu nhằm góp phần thúc đẩy hoạt động nhập khẩu. Cơ sở hạ tầng bao gồm: đường xá, bến bãi, hệ thống vận tải, hệ thống thông tin, hệ thống ngân hàng... có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động nhập khẩu. Nếu các hoạt động này là hiện đại sẽ thúc đẩy hiệu quả nhập khẩu, ngược lại nó sẽ kìm hãm tiến trình nhập khẩu.

Thứ hai, các chính sách và quy định của Nhà nước.

Thông qua việc đề ra các chính sách và quy định, Nhà nước thiết lập môi trường pháp lý nhằm điều chỉnh các hoạt động của các doanh nghiệp nên nó có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động nhập khẩu. Chúng ta có thể xem xét tác động của các chính sách đó dưới các khía cạnh sau.

Về tỷ giá hối đoái, tỷ giá hối đoái là quan hệ so sánh tỷ lệ giữa giá trị của hai đồng tiền của hai nước với nhau. Tỷ giá hối đoái và chính sách tỷ giá hối đoái là nhân tố quan trọng thực hiện chiến lược hướng ngoại, đẩy mạnh xuất nhập khẩu. Một tỷ giá hối đoái chính thức được điều chỉnh theo quá trình lạm phát có liên quan gọi là tỷ giá hối đoái được điều chỉnh theo quá trình lạm phát có liên quan hay là tỷ giá hối đoái được điều chỉnh theo quá trình lạm phát có liên quan hay là tỷ giá hối đoái thực tế.

Trong quan hệ buôn bán ngoại thương, tỷ giá hối đoái có vai trò quan trọng, tác động lớn tới hiệu quả hoạt động xuất nhập khẩu. Tỷ giá hối đoái tăng hay giảm sẽ làm thay đổi giá trị hàng hoá nhập khẩu, ảnh hưởng tới khả năng sinh lời của doanh nghiệp nhập khẩu. Có thể đưa ra ví dụ trong xuất khẩu như: Nếu tỷ giá hối đoái thực tế giảm so với tỷ giá hối đoái chính thức, các nhà nhập khẩu khi đó sẽ phải chịu nhập khẩu

hàng hóa với mức giá cao hơn, chi phí vận chuyển cũng sẽ tăng dẫn tới giá cả trong nước tăng khiến doanh nghiệp mất cạnh tranh về giá. kéo theo sự sụt giảm trong khối lượng nhập khẩu.

Về thuế quan và hạn ngạch, khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp nhập khẩu chịu ảnh hưởng trực tiếp của thuế xuất nhập khẩu và quota. Thuế nhập khẩu có xu thế làm giảm nhập khẩu và do đó làm tăng nguồn thu ngoại tệ của đất nước.

Các chính sách khác của Nhà nước,những thay đổi cơ bản trong quản lý quá trình xuất nhập khẩu của Nhà nước cũng ảnh hưởng đến hoạt động xuất nhập khẩu.

Các chính sách luôn được hoàn thiện và đổi mới, việc cập nhật nhanh chóng và phổ biến công khai, rõ ràng cho các doanh nghiệp giúp dòng chảy nhập khẩu trơn tru và thuận lợi hơn.

Thứ ba là nhân tố tài nguyên thiên nhiên và địa lý.

Nguồn tài nguyên thiên nhiên là một trong những nhân tố quan trọng làm cơ sở cho quốc gia xây dựng cơ cấu ngành và vùng để nhập khẩu. Nó góp phần ảnh hưởng đến loại hàng, quy mô hàng nhập khẩu của quốc gia.

Vị trí địa lý có vai trò như là nhân tố tích cực hoặc tiêu cực đối với sự phát triển kinh tế cũng như xuất nhập khẩu của một quốc gia. Vị trí địa lý thuận lợi là điều kiện cho phép một quốc gia tranh thủ được phân công lao động quốc tế, hoặc thúc đẩy xuất nhập khẩu dịch vụ như du lịch, vận tải, ngân hàng...

Thứ tư là ảnh hưởng của tình hình kinh tế - xã hội thế giới.

Trong xu thế toàn cầu hoá thì phụ thuộc giữa các nước ngày càng tăng, vì vậy mà mỗi sự biến động của tình hình kinh tế - xã hội ở nước ngoài đều có những ảnh hưởng nhất định đến hoạt động kinh tế trong nước. Lĩnh vực hoạt động xuất nhập khẩu là lĩnh vực trực tiếp quan hệ với các chủ thể ở nước ngoài, chịu sự chi phối và tác động của các nhân tố ở nước ngoài nên nó lại càng rất nhạy cảm. Bất kỳ một sự thay đổi nào về chính sách xuất nhập khẩu, tình hình lạm phát, thất nghiệp hay tăng trưởng và suy thoái kinh tế... của các nước đều ảnh hưởng tới hoạt động xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu ở nước ta.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả nhập khẩu mặt hàng trang thiết bị phòng sạch từ thị trường asean của công ty tnhh semeco việt nam (Trang 34 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)