Đặc điểm của thị trường ASEAN

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả nhập khẩu mặt hàng trang thiết bị phòng sạch từ thị trường asean của công ty tnhh semeco việt nam (Trang 54 - 57)

CHƯƠNG 3. THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ NHẬP KHẨU TRANG THIẾT BỊ PHÒNG SẠCH TỪ THỊ TRƯỜNG ASEAN CỦA CÔNG TY TNHH SEMECO

3.4. Khái quát về thị trường và hoạt động nhập khẩu trang thiết bị phòng sạch từ thị trường ASEAN của công ty TNHH SEMECO Việt Nam

3.4.1. Đặc điểm của thị trường ASEAN

Trong 7 tháng năm 2021, tổng kim ngạch thương mại hai chiều giữa Việt Nam và ASEAN ước tính đạt 40,8 tỷ USD, tăng 38,5% so với cùng kỳ năm 2020; trong đó, xuất khẩu đạt giá trị 16,1 tỷ USD, tăng 25,9%, nhập khẩu đạt 24,7 tỷ USD, tăng 48,2%. Nhập siêu từ thị trường ASEAN ước tính đạt 8,6 tỷ USD, tăng 123% so với cùng kỳ năm 2020. Kim ngạch xuất khẩu một số mặt hàng từ thị trường ASEAN ước tính tăng như: điện tử, máy tính và linh kiện tăng 66,8%, đạt 1,6 tỷ USD; sắt thép tăng 24,5%, đạt 1,5 tỷ USD. Một số mặt hàng nhập khẩu có kim ngạch tăng: điện tử, máy tính và linh kiện tăng 21,4%, đạt 2,9 tỷ USD; ô tô nguyên chiếc các loại tăng 102,3%, đạt 1,3 tỷ USD.

Các thị trường xuất, nhập khẩu chủ lực của Việt Nam và ASEAN là Thái Lan,

Malaysia, Indonesia, Campuchia, Singapore. Trong 7 tháng năm 2021, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu với Thái Lan đạt 11,3 tỷ USD, chiếm 27,7% tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu của cả khu vực; với Ma-lay-si-a đạt 7,4 tỷ USD, chiếm 18,1%; với Indonesia đạt 6,5 tỷ USD, chiếm 15,9%; với Campuchia đạt 5,9 tỷ USD, chiếm 14,5%; với Singapore đạt 4,9 tỷ USD, chiếm 12%. Tuy nhiên, điểm hạn chế trong thương mại hàng hóa với các nước ASEAN là Việt Nam vẫn chủ yếu nhập siêu. Trong 10 năm gần đây, nhập siêu liên tục ở mức 6-7 tỷ USD, chiếm trên 30% kim ngạch xuất khẩu.

Những năm gần đây, xuất khẩu của Việt Nam sang ASEAN có sự chuyển đổi mạnh mẽ từ các mặt hàng nông sản, thủy sản và khoáng sản sang các mặt hàng công nghiệp chế biến và công nghệ cao như sắt thép; điện tử, máy tính và linh kiện; máy móc thiết bị, dụng cụ phụ tùng; điện thoại và linh kiện. Dệt may cũng là nhóm hàng xuất khẩu tiềm năng của Việt Nam sang ASEAN. Năm 2020, các mặt hàng có giá trị xuất khẩu lớn sang ASEAN là: sắt thép 2,3 tỷ USD; điện tử, máy tính và linh kiện 1,9 tỷ USD; máy móc thiết bị, dụng cụ phụ tùng 1,9 tỷ USD; điện thoại và linh kiện 1,5 tỷ USD; gạo 1,4 tỷ USD; dệt may 1,4 tỷ USD. Các mặt hàng nhập khẩu chủ yếu là: điện tử, máy tính và linh kiện 4,6 tỷ USD; máy móc thiết bị, dụng cụ phụ tùng 2,7 tỷ USD;

xăng dầu 1,9 tỷ USD; ô tô nguyên chiếc 1,5 tỷ USD; chất dẻo 1,4 tỷ USD; điện gia dụng và linh kiện 1,2 tỷ USD.

Việc gia nhập ASEAN đã tác động tích cực đến tăng trưởng mạnh mẽ của xuất, nhập khẩu Việt Nam. Với việc tham gia Khu vực Mậu dịch tự do ASEAN (AFTA), đàm phán ký kết Hiệp định Ưu đãi thuế quan của ASEAN (CPT), Việt Nam đã có nhiều ưu thế để tăng trưởng thương mại, kinh tế, đồng thời tạo động lực phát triển sản xuất – kinh doanh. ASEAN là một thị trường lớn với dân số gần 700 triệu dân, tầng lớp trung lưu ngày càng tăng.

Hình 3.2. Thị phần Top 5 các nhà cung cấp trang thiết bị phòng sạch tại ASEAN - số liệu năm 2022.

(Nguồn: Forst & Sullivan)

Đối với mặt hàng trang thiết bị phòng sạch, hiện tại, có rất nhiều nhà cung cấp trang thiết bị phòng sạch từ thị trường ASEAN, tuy nhiên các công ty chiến thị phần lớn chủ yếu từ Malaysia, Thái Lan, Singapore, Indonesia. Khu vực Châu Á - Thái Bình Dương với sự đóng góp chủ đạo của các nước ASEAN hiện đang là thị trường sản xuất cũng như tiêu thụ trang thiết bị phòng sạch có tốc độc tăng trưởng nhanh nhất.

Hình 3.3. Tổng quan thị trường trang thiết bị phòng sạch (2020 - dự kiến 2026).

(Nguồn:Mordor Inteligence).

Theo Mordor Inteligence, thị trường công nghệ phòng sạch đạt giá trị 6,454 tỷ USD vào năm 2020 và dự kiến sẽ đạt giá trị 8,87 tỷ USD vào năm 2026, với tốc độ tỷ lệ tăng trưởng hàng năm kép CAGR là 5,45% trong giai đoạn dự báo (2021-2026).

Thị trường trang thiết bị phòng sạch đang ở mức bị phân mảnh vừa phải, không bị chiếm lĩnh bởi một số nhà cung cấp nhất định tuy nhiên cũng không quá nhiều đối thủ cạnh tranh. Do đó, các doanh nghiệp sản xuất và phân phối trang thiết bị phòng sạch trên thế giới nói chung và ASEAN nói riêng cạnh tranh lành mạnh, công cụ cạnh tranh chính là qua hoạt động R&D, chất lượng sản phẩm và sự tối ưu về chi phí.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả nhập khẩu mặt hàng trang thiết bị phòng sạch từ thị trường asean của công ty tnhh semeco việt nam (Trang 54 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)