Những hạn chế và nguyên nhân

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả nhập khẩu mặt hàng trang thiết bị phòng sạch từ thị trường asean của công ty tnhh semeco việt nam (Trang 82 - 87)

CHƯƠNG 3. THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ NHẬP KHẨU TRANG THIẾT BỊ PHÒNG SẠCH TỪ THỊ TRƯỜNG ASEAN CỦA CÔNG TY TNHH SEMECO

3.6. Đánh giá hiệu quả nhập khẩu trang thiết bị phòng sạch từ thị trường ASEAN của Công ty TNHH SEMECO Việt Nam

3.6.2. Những hạn chế và nguyên nhân

Mặc dù đạt được nhiều kết quả khả quan nêu trên, song, trong quá trình nhập khẩu từ thị trường ASEAN, công ty vẫn còn gặp phải một số hạn chế nhất định còn tồn tại.

Thứ nhất, về lợi nhuận: Lợi nhuận kinh doanh nhập khẩu trang thiết bị phòng sạch từ ASEAN của công ty tăng trưởng không ổn định, tốc độ tăng trưởng không đồng đều. Năm 2020, lợi nhuận nhập khẩu từ Thái Lan và Malaysia đạt 3 tỷ đồng, đến năm 2021 giảm còn 2,6 tỷ và tăng mạnh lên gần 4 tỷ vào năm 2022.Tính ổn định của lợi nhuận được xem như đại diện cho chất lượng của lợi nhuận. Việc lợi nhuận tăng giảm không ổn định gây khó khăn cho việc dự đoán “sức khỏe” tài chính, triển vọng kinh doanh và lợi nhuận tương lai của công ty.

Thứ hai, về chi phí nhập khẩu: Chi phí nhập khẩu tăng cao trong giai đoạn vừa qua là thực trạng chung mà các công ty thương mại phải đối mặt. Tỷ suất lợi nhuận theo chi phí nhập khẩu của công ty còn cao. Mặc dù tỷ suất này đang có xu hướng tăng trở lại, tuy nhiên, sự giảm mạnh lợi nhuận trên chi phí vào năm 2021 cho thấy chi phí bỏ vào hoạt động nhập khẩu của công ty chưa mang lại hiệu quả như mong đợi.

Việc không cân đối được chi phí cho hoạt động nhập khẩu gây nhiều rủi ro cho công ty, buộc công ty cần có những biện pháp kéo giảm chi phí.

Thứ ba, về hiệu quả sử dụng vốn lưu động nhập khẩu: So với mặt bằng chung các doanh nghiệp trong ngành, công ty TNHH SEMECO Việt Nam đang cho thấy sự không hiệu quả trong việc sử dụng nguồn vốn. Trung bình năm 2020, số vòng quay của vốn lưu động nhập khẩu là sấp sỉ 4 vòng/năm, tương đương một vòng quay mất khoảng 89 ngày. Sang đến năm 2021 thì số vòng quay này giảm đáng kể, trung bình 2,6 vòng 1 năm và tăng trở lại vào năm 2022 là sấp sỉ 3 vòng/năm. Đối với một công ty kinh doanh nhập khẩu như SEMECO Việt Nam, con số này là quá thấp cho thấy sự yếu kém trong việc sử dụng vốn hiệu quả. Tỷ lệ lợi nhuận thấp, khả năng thu hồi vốn chậm, hàng tồn kho lớn và hoạt động bán hàng trì trệ. Dòng tiền của doanh nghiệp tạo ra doanh thu chậm từ đó kéo theo lợi nhuận thấp. Lúc này những người đứng đầu doanh nghiệp cần nhanh chóng đưa ra các quyết định mới để cải thiện tình hình kinh doanh theo chiều hướng tích cực hơn.

Thứ tư, về hiệu quả sử dụng lao động: Mặc dù hiệu quả sử dụng lao động của công ty đạt được kết quả rất khả quan với mức sinh lời của một lao động ở mức chấp nhận được, tuy nhiên chất lượng lao động chưa cao và lao động kì cựu ít dẫn tới công

ty phải bỏ nhiều chi phí cho hoạt động đào tạo. Nhân viên. Điều này đặt ra yêu cầu công ty phải có những giải pháp kịp thời để thay đổi các công tác tuyển dụng nhằm lọc chất lượng nhân viên từ giai đoạn đầu vào, tạo môi trường làm việc lành mạnh, thân thiện giúp nhân viên nâng cao hiệu quả làm việc.

Nguyên nhân cho những tồn tại trên xuất phát từ các yếu tố bên trong doanh nghiệp và các nhân tố bên ngoài.

Nguyên nhân chủ quan

Thứ hai, hoạt động nghiên cứu thị trường và mở rộng thị trường nhập khẩu chưa đạt hiệu quả cao. ASEAN là một khối thị trường nhập khẩu đầy tiềm năng. Đối với mặt hàng trang thiết bị phòng sạch của công ty TNHH SEMECO Việt Nam, ASEAN là một thị trường màu mỡ với rất nhiều các công ty sản xuất và xuất khẩu mặt hàng này. Do đó, giá nhập khẩu dành cho các đối tác thường rất cạnh tranh. Đối với những thị trường nhập khẩu hiện có, việc nghiên cứu và mở rộng tệp đối tác chưa đạt hiệu quả cao do trình độ ngoại ngữ của nhân viên làm hạn chế khả năng tìm kiếm và chưa được tiếp xúc với công cụ tìm kiếm phù hợp. Ngoài ra, công ty chưa chú trọng mở rộng nhập khẩu từ các thị trường khác trong khối như Indonesia, Singapore,...

Thứ ba, hoạt động nghiên cứu thị trường tiêu thụ trong nước gặp nhiều bất cập. Nghiên cứu thị trường không hiệu quả dẫn tới sự yếu kém trong công tác quản lý hàng tồn kho của công ty. Quản lý hàng tồn kho là cách daonh nghiệp theo dõi và kiểm soát hàng hoá của trong các khâu đặt hàng, sản xuất, lưu trữ và sử dụng. Quá trình này điều chỉnh toàn bộ dòng chảy của hàng hóa từ khi mua đến khi bán. Nhằm đảm bảo rằng luôn có đúng số lượng của mặt hàng phù hợp ở đúng vị trí và vào đúng thời điểm nào đó. Do đó, nghiên cứu thị trường nội địa kém dẫn tới việc dư thừa nguồn cung trong nước, lượng hàng nhập về lớn hơn so với nhu cầu thực tế của thị trường, gây áp lực chi phí lưu kho và bảo quản hàng hóa cho doanh nghiệp, làm tăng tài sản ngắn hạn ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp.

Thứ tư, việc sử dụng các sàn thương mại điện tử và ứng dụng chuyển đổi số trong công tác quản lý chưa được chú trọng.Các giải pháp chuyển đổi số đang dần trở

thành xu hướng do các doanh nghiệp nhận thấy sự thuận tiện trong việc sử dụng các giải pháp số trong hoạt động quản trị. Tuy nhiên, công ty TNHH SEMECO Việt Nam chưa cân nhắc sử dụng Software as a service (SaaS). Do đó, việc kết nối giữa các phòng ban vẫn còn khá thủ công, việc phân tích và xử lý dữ liệu mất nhiều thời gian, tiến trình công việc khó nắm bát làm hiệu quả lao động giảm. Ngoài ra, công ty chưa chú trọng sử dụng công cụ các sàn thương mại điện tử. Mãi đến năm 2022, công ty mới có những phương án tham gia vào các trang thương mại điện tử trong khi việc tìm đối tác và khách hàng qua internet ngày càng trở nên phổ biến và dễ dàng hơn; nhưng công ty vẫn chưa thực sự chú trọng phát triển nhiều ở hình thức giao dịch này, đi chậm hơn rất nhiều so với các đối thủ cạnh tranh khác.

Nguyên nhân khách quan

Thứ nhất, do ảnh hưởng của đại dịch Covid 19. Dịch bệnh Covid bùng phát từ cuối năm 2019 và trở lại với biến thể Delta vào năm 2021 khiến cho nền kinh tế toàn cầu bị ảnh hưởng nghiêm trọng, chuỗi cung ứng, chuỗi sản xuất toàn cầu bị đứt gãy, vận chuyển hàng hóa toàn cầu bị tắc nghẽn do chính sách đóng cửa, phong tỏa của các quốc gia. Việt Nam cũng không ngoại lệ. Dịch bệnh không chỉ tác động tiêu cực đến công ty mà còn khiến cho nhiều đại lý bán lẻ tiêu thụ sản phẩm của công ty và các doanh nghiệp sản xuất sử dụng sản phẩm trang thiết bị phòng sạch bị ảnh hưởng. Các nhà máy sản xuất - nguồn khách hàng chính của công ty TNHH SEMECO Việt Nam - liên tục đóng cửa hoặc hạn chế hoạt động do chính sách giãn cách khiến sức tiêu thụ bị ảnh hưởng, trực tiếp làm giảm doanh thu và lợi nhuận của công ty. Không những thế mà sự đứt gãy chuỗi cung ứng toàn cầu còn khiến cho hàng hóa phải lưu kho hoặc bị quá cảnh khá nhiều khiến chi phí lưu kho bãi tăng lên, làm chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn lưu động giảm sút. Chi phí nhập khẩu tăng cũng phần lớn là do chịu tác động tiêu cực từ dịch bệnh.

Thứ hai, sự biến động của tỷ giá các đồng ngoại tệ trên thế giới ảnh hướng đến hoạt động thanh toán, trong khi công ty không có nguồn dự lớn. Do đó, sự chênh lệch tỷ giá tại các thời điểm thanh toán khác nhau có ảnh hưởng trực tiếp tới doanh thu, làm giảm hiệu quả kinh doanh nhập khẩu của công ty.

Thứ ba, chính sách tiền tệ nhằm kìm hãm đà tăng của lạm phát.Năm 2022, lạm phát liên tục tăng ở khắp nơi trên thế giới. Để theo kịp xu hướng toàn câu, NHNN Việt Nam đã công bố 2 đợt tăng lãi suất trong cùng một năm. Đây là một trở ngại lớn của các doanh nghiệp nói chung và công ty thương mại nói riêng do gặp khó khăn trong việc hoàn trả nợ cũ, khó huy động vốn dẫn tới tình trạng chậm thanh toán hoặc không thể thanh toán các đơn hàng lớn.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả nhập khẩu mặt hàng trang thiết bị phòng sạch từ thị trường asean của công ty tnhh semeco việt nam (Trang 82 - 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)