CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ XUẤT KHẨU VÀ THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU MẶT HÀNG MAY MẶC CỦA DOANH NGHIỆP VIỆT NAM
2.2. Cơ sở lý luận về thúc đẩy xuất khẩu
2.2.5. Các nhân tố ảnh hưởng đến thúc đẩy xuất khẩu mặt hàng may mặc của doanh nghiệp
a. Nhân tố thuộc môi trường vĩ mô bên ngoài doanh nghiệp
❖ Môi trường chính trị - pháp luật
Môi trường chính trị là một trong những nhân tố phản ánh khả năng phát triển của một quốc gia và đồng thời là nhân tố khuyến khích hoặc hạn chế hoạt động kinh doanh quốc tế. Một môi trường ổn định sẽ tạo nên một tâm lý tốt cho các nhà đầu tư quyết định thâm nhập vào thị trường mục tiêu.
Luật pháp cũng là một nhân tố ảnh hưởng trực tiếp tới xuất khẩu. Các sản phẩm may mặc là một trong những mặt hàng được bảo hộ chặt chẽ, thông qua hàng rào thuế quan và phi thuế quan trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, tác động đến
31
quá trình sản xuất và thương mại hàng may mặc toàn cầu. Vì vậy, mỗi doanh nghiệp cần phải hiểu rõ, cập nhật hệ thống luật pháp quốc gia và luật quốc tế, đảm bảo xuất khẩu đúng quy định và tuân thủ nghiêm ngặt luật pháp.
Mức thuế nhập khẩu với hàng may mặc thường cao hơn so với các mặt hàng công nghiệp khác. Ví dụ, thuế xuất khẩu hàng Việt Nam sang thị trường Mỹ chỉ có 3-4% đối với sản phẩm chế biến, chế tạo nhưng lại lên đến 17,5% đối với sản phẩm may mặc theo Hiệp định thương mại song phương Việt Nam-Hoa Kỳ (BTA).
Các loại rào cản kỹ thuật đối với hàng may mặc nhằm hạn chế nguồn hàng XK của các nước khác vào thị trường nước họ. Chẳng hạn luật EU đối với hàng may mặc về REACH: Quy chuẩn và đăng ký, thông báo, đánh giá và cấp phép hóa chất (Đây là luật về quản lý hóa chất nghiêm ngặt và phức tạp nhất trên thế giới).
❖ Môi trường kinh tế
Các yếu tố kinh tế gồm: tốc độ tăng trưởng kinh tế, thu nhập bình quân đầu người tỷ lệ lạm phát, tỷ giá hối đoái…
Tỷ giá đồng nội tệ tăng, lượng ngoại tệ thu về từ hoạt động xuất khẩu giảm xuống nhanh chóng. Nếu tỷ giá tăng liên tục trong thời gian dài thì doanh thu và lợi nhuận xuất khẩu của các doanh nghiệp sẽ giảm dần. Kim ngạch xuất khẩu sẽ đối mặt với tình trạng sụt giảm nghiêm trọng. Nếu tỷ giá đồng nội tệ giảm thì lượng ngoại tệ thu về lớn, kim ngạch xuất khẩu tăng lên.
❖ Môi trường văn hóa- xã hội
Các yếu tố văn hóa xã hội bao gồm: giá trị và thái độ, phong tục tập quán, tôn giáo, ngôn ngữ, thẩm mỹ, nhân khẩu học.... Văn hóa ảnh hưởng đến hành vi và thái độ của khách hàng, nó là những yếu tố tổ hợp thành thị trường. Xu hướng, thị hiếu thẩm mỹ, phong cách thời trang , tâm lý của của người tiêu dùng đối với các sản phẩm may mặc luôn có một sự biến đổi liên lục. Để thành công trên thị trường xuất khẩu, doanh nghiệp cần nắm bắt được xu hướng thời trang của thế giới, thường xuyên thay đổi mẫu mã, kiểu dáng, màu sắc, chất liệu để đưa ra những sản phẩm phù hợp, độc đáo, gây ấn tượng với khách hàng.
❖ Môi trường tự nhiên
Môi trường tự nhiên ảnh hưởng rất nhiều đến hoạt động sản xuất, đặc biệt là sản xuất hàng may mặc. Điều này đòi hỏi các nhà kinh doanh phải có những am hiểu
32
nhất định về thời tiết, khí hậu tại từng thị trường, từng khu vực để xuất khẩu sản phẩm phù hợp. Điều này còn có liên quan trực tiếp đến thời hạn giao hàng xuất khẩu mặt hàng may mặc cần phải được giao đúng thời hạn.
❖ Đối thủ cạnh tranh
Với các doanh nghiệp xuất khẩu hàng may mặc, đối thủ cạnh tranh không chỉ là những doanh nghiệp sản xuất cùng ngành hàng trong nước mà còn cả những doanh nghiệp nước ngoài. Cạnh tranh giúp doanh nghiệp có thể học hỏi được những kinh nghiệm từ đối thủ và rút ra được bài học cho mình, nghiên cứu sản xuất ra nhiều sản phẩm may mặc vượt trội hơn đối thủ. Đồng thời nó cũng có những hạn chế nếu như doanh nghiệp không có đủ năng lực cạnh tranh.
❖ Nguồn cung ứng nguyên vật liệu
Doanh nghiệp xuất khẩu phải tìm cách đảm bảo có được nguồn cung ứng đều đặn, chất lượng cao với giá cả cạnh tranh, tự chủ nguồn nguyên vật liệu, hạn chế phụ thuộc vào nguyên liệu nhập khẩu từ nước ngoài do phát triển được phụ trợ trong nước có nhiều lợi ích như chi phí vận chuyển giảm, việc lệ thuộc vào ngoại tệ giảm nhiều.
Làm chủ nguyên liệu trong nước là “chìa khóa” giúp phát triển xuất khẩu bền vững.
b. Nhân tố thuộc môi trường vi mô bên trong doanh nghiệp
❖ Đơn giá xuất khẩu
Khi xâm nhập hàng may mặc vào thị trường nước ngoài, thuế quan xuất khẩu làm cho giá có thể tăng lên. Do đó, để sản phẩm của mình có thể cạnh tranh được trên thị trường, giúp khách hàng quốc tế yêu thích sản phẩm nhập ngoại đó là nâng cao chất lượng sản phẩm. Khi đó, dù giá sản phẩm có cao hơn chút, những người tiêu dùng nước ngoài vẫn sẵn sàng bỏ tiền ra để đạt được chất lượng mình mong muốn.
Chẳng hạn người tiêu dùng Nhật Bản yêu cầu khắt khe về chất lượng, độ bền, độ tin cậy, sự tiện dụng của sản phẩm may mặc… và sẵn sàng trả giá cao hơn cho những chiếc áo sơ mi, bộ vest... có chất lượng tốt.
❖ Tiềm lực tài chính
Là một yếu tố tổng hợp phản ánh sức mạnh của doanh nghiệp thông quan nguồn vốn mà doanh nghiệp có thể huy động vào kinh doanh, khả năng quản lý có hiệu quả các nguồn vốn trong kinh doanh...Khi doanh nghiệp xuất khẩu may mặc có
33
một nguồn tài chính vững vàng thì sẽ có khả năng thúc đẩy xuất khẩu hàng may mặc với quy mô lớn, mở rộng thị trường, đa dạng hóa mặt hàng xuất khẩu...
❖ Tiềm năng con người
Để sản xuất một sản phẩm may mặc xuất khẩu cần phải qua rất nhiều công đoạn, từ thiết kế, cắt, may, thêu thùa, giặt, là, nhặt chỉ, gấp, đóng gói... nên cần sử dụng rất nhiều lao động. Đội ngũ công nhân may nhiều kinh nghiệm, sáng tạo, khéo léo sẽ vẽ lên những mẫu thiết kế hoàn hảo, làm ra sản phẩm chất lượng tốt nhất để xuất khẩu và kỹ năng, kiến thức chuyên môn của cán bộ quản lý, nhân viên trong doanh nghiệp về xuất-nhập khẩu, về môi trường kinh doanh của thị trường xuất khẩu, về áp dụng công nghệ... sẽ quyết định trực tiếp sự thành công trong việc thúc đẩy xuất khẩu hàng may mặc.
❖ Uy tín, danh tiếng của doanh nghiệp và sản phẩm trên thị trường xuất khẩu Thương hiệu thời trang là một trong những vấn đề mà người tiêu dùng quan tâm hàng đầu khi chọn mua một sản phẩm. Nó thể hiện vị trí của doanh nghiệp trong tâm trí khách hàng. Một doanh nghiệp muốn đứng vững được trên thị trường quốc tế cần phải khẳng định được thương hiệu của mình, qua đó tạo điều kiện thuận lợi cho việc mở rộng thị trường. Khách hàng chú trọng đến chất lượng sản phẩm thông qua thương hiệu, xuất xứ của sản phẩm.
❖ Cơ sở vật chất kỹ thuật, bí quyết công nghệ
Cơ sở vật chất, bí quyết công nghệ có ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất, chi phí, giá thành và chất lượng hàng may mặc xuất khẩu. Việc đầu tư công nghệ cao sẽ tiết kiệm chi phí, nâng cao năng lực sản xuất, từ đó gia tăng sản lượng xuất khẩu.
Doanh nghiệp nào có bí quyết công nghệ, máy móc hiện đại thì doanh nghiệp đó sẽ tạo nên những sản phẩm may mặc độc quyền, cao cấp và nhanh chóng chiếm lĩnh thị trường xuất khẩu. Đây là yếu tố vô cùng quan trọng tạo nên lợi thế cạnh tranh.