CHƯƠNG 3: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU MẶT HÀNG MAY MẶC SANG THỊ TRƯỜNG MỸ CỦA CÔNG TY CP MAY XUẤT KHẨU ĐẠI ĐỒNG
3.1. Tổng quan về Công ty CP May Xuất khẩu Đại Đồng
3.1.2. Kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty CP May Xuất khẩu Đại Đồng
a. Khái quát sản xuất kinh doanh của công ty
Sau hơn 14 năm hoạt động, Công ty CP May Xuất khẩu Đại Đồng luôn hoàn thành tốt các chỉ tiêu đã đề ra, vượt kế hoạch và doanh thu không ngừng tăng mang lại nhiều công ăn việc làm tạo điều kiện phát triển đời sống vật chất cũng như tinh
42
thần cho nhân viên. Tình hình hoạt động kinh doanh của công ty từ năm 2020-2022 như sau:
Bảng 3.4. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh tổng hợp của Công ty CP may xuất khẩu Đại Đồng giai đoạn 2020 – 2022
Đơn vị: VND
43
CHỈ TIÊU Mã
số 2020 2021 2022
Chênh lệch tương đối (%)
2020- 2021
202 1- 202 2 1. Doanh thu bán
hàng và cung cấp dịch vụ
01 118,796,16 4,382
124,226,62 6,536
132,653,971,
581 5 7
2. Các khoản giảm trừ doanh thu
02 0 0 0 - -
3. Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ (10=01- 02)
10 118,796,16 4,382
124,226,62 6,536
132,653,971,
581 5 7
4. Giá vốn hàng
hoá 11 106,049,33
0,945
115,517,21 8,864
122,321,592,
215 9 6
5. Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ (20=10-11)
20 12,746,833, 437
8,709,407,6
72 10,332,379,3
66
-32 19
6. Doanh thu hoạt động tài chính
21 155,112,31 0
741,381,50
7 801,478,287 378 8
7. Chi phí tài
chính 22 301,185,33 6
152,948,91
1 169,923,881 -49 11
44
(Nguồn: Kết quả kinh doanh của Công ty CP May Xuất khẩu Đại Đồng 2020-2022) - Trong đó: Chi
lãi tiền vay
8. Chi quản lý kinh doanh, bán hàng
24 10,914,985, 232
8,501,809,7 71
8,713,789,42
5 -22 2
9. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh (30=20+21-22- 24)
30 1,685,775,1 79
796,030,49
7 2,250,144,34
7
-53 183
10. Thu nhập
khác 31 2,779 300,960,38
6 257,184,902 10,829
,709 -15 11.Chi phí khác 32 40,156,867 586,125,99
0 525,810,525 1,360 -10 12. Lợi nhuận
khác (40=31-32) 40 (40,154,088 )
(285,165,60
4) (268,625,623
)
610 -6
13. Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế (50=30+40)
50 1,645,621,0 91
510,864,89
3 1,981,518,72
4
-69 288
14. Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp
51 335,155,59 2
200,000,00
0 396,303,745 -40 98
15. Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp (60=50- 51)
60 1,310,465,4 99
310,864,89 3
1,585,214,97 9
-76 410
45
Về doanh thu:
- Nhìn vào bảng báo cáo kết quả kinh doanh, ta thấy, trong cả ba năm 2020-2021- 2022 thì doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ đều chiếm tỷ trọng chủ yếu trong tổng doanh thu. Điều này cho thấy công ty rất chú trọng vào hoạt động chính gia công, sản xuất, cung cấp và phân phối các sản phẩm tới khách hàng.
- Có thể nhận thấy doanh thu bán hàng tăng liên tục trong 3 năm. Chênh lệch doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ năm 2021 tăng 5% (từ 118,8 tỷ đồng lên 124,2 tỷ đồng) so với 2020. Đến năm 2022 doanh thu tăng 7% so với năm 2021 (từ 124,2 tỷ đồng lên 132,6 tỷ đồng). Bên cạnh đó doanh thu từ hoạt động tài chính lại tăng mạnh, năm 2021 tăng gấp gần 4 lần so với năm 2020 và năm 2022 tăng 8% so với năm 2021.
- Điều này được lý giải bởi sự ảnh hưởng của Đại dịch Covid từ đầu năm 2020, các khách hàng lớn của các nước xuất khẩu hàng dệt may ở châu Á giảm đến 70% do nhu cầu của người tiêu dùng giảm mạnh và do các biện pháp phong tỏa mà các Chính phủ áp dụng, do gián đoạn trong nhập khẩu nguyên liệu thô phục vụ sản xuất hàng dệt may. Vì vậy, doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 2020-2022 vẫn tăng nhưng không mạnh mẽ như giai đoạn trước đó.
Về giá vốn bán hàng:
- Có thể thấy rằng, giá vốn bán hàng ảnh hưởng trực tiếp bởi hoạt động cung cấp các dịch vụ cho các công ty. Trong 3 năm đều tăng liên tiếp từ 106,1 tỷ đồng (vào năm 2020) lên 115,5 tỷ đồng (vào năm 2021) tiếp tục tăng lên đến 122,3 tỷ đồng (vào năm 2022). Bởi sự ảnh hưởng của đợt dịch Covid 19 kéo theo chuỗi cung ứng về hàng may mặc theo đó giảm sút rất nhiều nên giá vốn bán hàng chỉ tăng nhẹ.
Về lợi nhuận:
- Lợi nhuận từ việc bán hàng hóa và cung cấp dịch vụ đạt cao nhất là 12 tỷ đồng vào năm 2020; giảm xuống còn khoảng 8,7 tỷ đồng (năm 2021) và đến năm 2022 thì tiếp tục tăng lên 10,3 tỷ đồng. Theo đó lợi nhuận sau thuế của công ty trong 3 năm 2020, 2021, 2022 lần lượt là 1,3 tỷ đồng, 310 triệu đồng và 1,5 tỷ đồng.
- Có thể nhìn thấy doanh thu và lợi nhuận sụt giảm đáng kể vào năm 2021. Nguyên nhân chủ yếu của sự sụt giảm này là do tác động của dịch Covid – 19 đã khiến
46
cho các hoạt động mua bán trao đổi hàng hóa của các nước trên thế giới gặp khó khăn, bị ảnh hưởng nhiều. Nhiều nhà máy phải tạm ngưng hoạt động nên lượng hàng hóa cần lưu chuyển ít đi, dẫn tới việc vận chuyển và giao nhận hàng hóa trong chuỗi cung ứng cũng bị giảm, ảnh hưởng lớn đến hoạt động của các doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu. Khoảng 3-4 tháng đầu năm 2021 xã Đông Sơn bị xâm chiếm bởi đại dịch Covid 19 khiến hoạt động sản xuất kinh doanh gặp nhiều khó khăn. Sau một thời gian khi người dân trên địa bàn xã được tiêm vaccine từ 2-3 mũi thì lượng người mắc covid giảm dần. Mặc dù sức khỏe nhiều người trong hậu covid nhưng hoạt động sản xuất kinh doanh đã được diễn ra bình thường b.Kết quả kinh doanh quốc tế của Công ty
Trong những tháng năm hình thành và phát triển, công ty đã không ngừng nỗ lực, xây dựng uy tín, thương hiệu, nâng cao dịch dịch vụ và đạt được những thành tựu đáng kể. Để nâng cao chất lượng sản phẩm, công ty đã luôn luôn cố gắng, hợp tác với những đối tác lớn mạnh để có thể xuất khẩu hàng dệt may ra quốc tế, thúc đẩy phát triển dịch vụ giao nhận vận tải cho đất nước.
(Nguồn: Tác giả tự tổng hợp từ Bảng 3.5) Biểu đồ 3.1. Kim ngạch xuất khẩu của Công ty CP May Xuất khẩu Đại Đồng từ năm 2020-2022
Qua biểu đồ thể hiện kim ngạch xuất nhập khẩu của công ty 3 năm vừa qua, có thể thấy tình hình kinh doanh xuất khẩu hàng năm khá ổn định. Có thể thấy doanh
47
thu và kim ngạch xuất khẩu của công ty có xu hướng tăng dần. Từ năm 2020-2022, kim ngạch xuất khẩu có xu hướng tăng khá nhanh, với tốc độ tăng dần.
Từ bảng thống kê số liệu xuất khẩu của Công ty May Xuất khẩu Đại Đồng, có thể thấy tình hình xuất khẩu của công ty tăng đều qua các năm, cụ thể như sau: năm 2021 kinh ngạch XK tăng 57,44% (tương đương 64,8 tỷ VNĐ) là năm tăng trưởng ngoan mục trong kim ngạch xuất khẩu của Đại. Có thể thấy, mặc dù năm 2020,2021 với diễn biến phức tạp của Dịch Covid-19 nhưng Đại Đồng vẫn có sự tăng trưởng mạnh mẽ trong kim ngạch xuất nhập khẩu.
Với 14 năm kinh nghiệm sản xuất và xuất khẩu sản phẩm may mặc, công ty đã thiết lập được mạng lưới khách hàng rộng lớn trên thế giới. Do Công ty Cổ phần May Xuất khẩu Đại Đồng là một công ty chuyên sản xuất và xuất khẩu hàng dệt may nên thị trường xuất khẩu là yếu tố quan trọng quyết định đến công ty, và công ty muốn hướng tới những thị trường rộng lớn và đầy tiềm năng, trong đó có 3 thị trường chủ yếu là Mỹ, Hàn Quốc và Trung Quốc.
Bảng 3.5. Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa theo thị trường của Công ty Cổ phần May Xuất khẩu Đại Đồng giai đoạn 2020 – 2022
(Nguồn: Phòng Xuất Nhập Khẩu Công ty CP May Xuất khẩu Đại Đồng) - Trong giai đoạn 2020-2022, công ty xuất khẩu hàng hóa sang 2 thị trường trọng điểm là Mỹ và Hàn Quốc. Kim ngạch thị trường xuất khẩu sang các thị trường trọng yếu tăng và giảm qua các năm. Tuy là tăng giảm qua các năm nhưng thị trường Năm
2020 2021 2022
Giá trị (USD)
Cơ cấu (%)
Giá trị (USD)
Cơ cấu (%)
Giá trị (USD)
Cơ cấu (%) Mỹ
2,243,456 47.89 2,084,190 28.33 3,243,456 29.86 Hàn Quốc
2,440,817 52.11 5,272,631 71.67 7,618,740 70.14 Trung
Quốc 0 0 0 0 0 0
Tổng 4,684,274 100 7,356,821 100 10,862,196 100
48
Hàn Quốc luôn giữ vững vị trí xuất khẩu cao nhất trong các năm. Cụ thể kim ngạch xuất khẩu sang Hàn Quốc đạt 5,3 triệu USD chiếm đến 71,67% tổng kim ngạch xuất khẩu vào năm 2021. Lí giải cho điều này là do sức cạnh tranh cao của hàng Việt Nam và phù hợp với mức chi tiêu của người Hàn Quốc. Thêm vào đó là sự hợp tác lâu năm của 2 bên cùng với các chính sách mở cửa hội nhập kinh tế của Hàn Quốc cũng góp phần thúc đẩy việc công ty xuất khẩu hàng hóa sang nước này.
- Thị trường xuất khẩu lớn thứ 2 sau Hàn Quốc là Mỹ. Có thể nói Mỹ là 1 thị trường rộng lớn và đa dạng. Vào năm 2020, kim ngạch xuất khẩu sang Mỹ đạt 2,2 triệu USD chiếm 47,89% kim ngạch xuất khẩu của công ty. Tuy nhiên sang đến năm 2021-2022 ghi nhận sự sụt giảm khi kim ngạch xuất khẩu sang Mỹ lần lượt là 2,1 triệu USD và 3,2 triệu USD. Tuy ghi nhận sự sụt giảm nhưng có thể nói Mỹ vẫn là 1 thị trường tiềm năng trong tương lai của công ty.
- Cuối cùng là thị trường Trung Quốc. Trung Quốc là một thị trường rộng lớn, đa dạng, có sức tiêu thụ lớn và có vị trí địa lý rất gần với Việt Nam. Trước năm 2020 khi dịch covid mới xuất hiện, Trung Quốc vẫn là 1 trong những đối tác xuất khẩu của công ty nhưng kim ngạch xuất khẩu sang thị trường này chiếm tỷ lệ rất thấp (<5%
trong cơ cấu) và liên tục biến động giảm dần. Tuy nhiên, đến năm 2020, cả giá trị xuất khẩu và tỷ lệ xuất khẩu ở mức bằng 0 do đối tác Trung Quốc tạm ngừng đặt hàng với công ty. Có thể thấy dịch Covid khiến cho các nước phải thực hiện chính sách đóng cửa khẩu và nhu cầu tiêu dùng của người dân giảm mạnh nên đã gây ra sự giảm sút này.